Ly kỳ những vụ trấn yểm phong thủy khó giải ở Việt Nam

Việt Nam vẫn được biết đến là khu vực phong thủy hữu tình, núi non trùng điệp, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là “vùng đất tốt”. Bởi vậy, không ít những vụ trấn yểm nổi tiếng đã đi vào giai thoại vẫn chưa được lý giải.

Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao. (Ảnh: Zing)
Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao. (Ảnh: Zing)

Chuyện trấn yểm long mạch ở Sài Gòn trước 1975

Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa, với rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh.

Có giai thoại kể rằng, sau khi nhậm chức tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.

Nguyễn Văn Thiệu lập tức cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Một giai thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch.

Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước như cột cao của hồ Con Rùa, gọi là “tru tiên kiếm”, có tác dụng khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.

Chính lối kiến trúc nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công.

Cột đồng Mã Viện – âm mưu trấn yểm nước Việt?

Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.

Theo nhà khảo cứu độc lập Thiên Đức, cột đồng này chính là một phần của trận đồ phong thủy được lập để diệt tận mọi mầm mống phản kháng ở nước Việt.

Cụ thể, Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch. Yếu tố Dương trong bùa yểm này là chiếc cột đồng, còn yếu tố Âm là Kiến Thành – tòa thành hình cái kén được Mã Viện cho xây ở Phong Khê.

Hình dáng Kiến Thành kết hợp với cột đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa mạnh nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.

Mô tả về cột đồng Mã Viện. (Ảnh: Kienthuc)
Mô tả về cột đồng Mã Viện. (Ảnh: Kienthuc)

Việc làm này đã được nhiều sử gia Việt Nam và Trung Quốc quan tâm. Tuy nhiên, cột đồng Mã Viện có thật hay chỉ là lời truyền, nếu có thì nó được dựng ở nơi đâu thì vẫn chưa có kết luận thỏa đáng. Sách Thủy Kinh chú sớ của Lịch Đạo Nguyên viết: Mã Văn Uyên đã cho dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía Nam Trung Quốc ngày nay. Mốc đồng ấy tức là cột đồng.

Tương tự, sách Đại Việt sử lược, là quyển sử thuộc hàng xưa nhất ở Việt Nam, cũng chép rằng: Mã Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng. Theo đó, cột đồng Mã Viện là có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì xem ra khá mơ hồ.

Sử gia Ngô Sĩ Liên cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ Lâu, thuộc Châu Khâm. Tuy nhiên, từ điển Từ Hải (Trung Quốc) chỉ rõ nơi dựng cột, đó là núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, tức núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh.

Học giả Đào Duy Anh viết năm 1943 khẳng định cột đồng là có thật và được dựng ở núi Thành, xã Hùng Sơn (Nghệ An). Học giả Đào Duy Anh tin tưởng lời phán đoán của mình là đúng vì nó gần ăn khớp với sự ghi chép của sách Ngô Lục và Tùy Thư. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác đã đưa ra và cho rằng, đã là vật trấn yểm thì Mã Viện đủ khôn khéo để phao tin đánh lạc hướng người Việt.

Trận đồ bát quái của Cao Biền dưới lòng sông Tô Lịch

Vào tháng 9/2001, một đội thi công xây dựng do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong quá trình thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt bị đóng đinh vào bả vai, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.

Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà Nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9.

Trong quá trình thi công, ông đã thuật lại những hiện tượng như: Các công nhân xây dựng gặp các hiện tượng như động kinh, mơ gặp ma, thân nhân của họ gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp, các công việc thi công không tiến triển được như đê đắp lên thì đê vỡ, kè thép không vỡ nhưng nước xói từ dưới lên, đặt đá xuống thì đá chìm, nhiều mũi khoan bị gãy nhanh khi khoan thăm dò ở giữa sông, một số người khác có liên quan đến các di chỉ và những người được mời tới làm lễ giải bị ốm nặng hoặc chết trong vòng một vài tháng…

Một số nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, câu chuyện “thánh vật ở sông Tô Lịch” là chỉ những thông tin thổi phồng, sai lệch so với sự thật.

Đền Hùng bị đạo sỹ của quân Nguyên Mông trấn yểm

"Đá lạ" ở Đền Hùng. (Ảnh: Kienthuc)
“Đá lạ” ở Đền Hùng. (Ảnh: Kienthuc)

Tháng 4/2013, dư luận đã xôn xao trước thông tin về một “hòn đá lạ” được đặt tại Đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) như một dạng bùa yểm không tốt.

Nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã giải thích về “hòn đá trấn yểm” này như sau:

Khi tu sửa đền Hùng năm 2009, lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng, cán bộ và công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lý đã phải mời các pháp sư.

Cụ thể người trực tiếp tham gia làm việc này là ông Nguyễn Minh Thông (hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông). Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.

Thời đó, phía Nguyên Mông bị nhà Trần đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại đền Thượng. Trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng” (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).

Hòn đá ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại Đền Thượng từ năm 2009…

Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến nay, hòn đá chắc chắn đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong nước đã phản bác ý kiến của ông Khôi, cho rằng hòn đá không có ý nghĩa gì về tâm linh.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x