Lý do các ngân hàng thích chiến tranh

09/01/18, 13:30 Kinh tế

Chiến tranh là thương vụ đắt đỏ nhất trong lịch sử và cũng là kênh đầu tư dễ sinh lợi nhất. Chính vì thế ngân hàng và các định chế tài chính lớn có xu hướng ủng hộ cho các cuộc chiến.

Bức tranh “Cuộc chiến Waterloo” của William Sadler. Các ngân hàng ở London đã tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon 5 triệu bảng. (Ảnh: Public Domain)

Tất cả mọi người đều đồng ý với câu nói: “Chiến tranh không có lợi cho ai cả, thậm chí với kẻ thắng cuộc”. Vậy tại sao thế giới loài người lại xảy ra rất nhiều cuộc chiến đẫm máu, nhất là trong thế kỷ vừa qua?

Tại tòa án Nuremberg xử tội phạm phát xít Đức năm 1946, khi nói chuyện với nhà báo Gustave Gilbert, chỉ huy trưởng Không lực Đức Quốc xã, Hermann Göring đã nói:  “Người dân không muốn chiến tranh… Tại sao có dân nghèo ở nông trại lại muốn liều mình tham chiến để rồi điều may mắn nhất đến với họ sau đó là được trở về trang trại của mình lành lặn?”.

Sau đó ông đưa một câu trả lời thuyết phục: “Tuy nhiên, quan trọng hơn hết, những vị lãnh đạo quốc gia chính là người quyết định chính sách, và luôn rất dễ dàng để lôi kéo quần chúng, cho dù đó là nền dân chủ, hay độc tài phát xít, quyền lực thuộc về quốc hội hay nền độc tài cộng sản”.

Vì thế, khi lãnh đạo các quốc gia tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc làm ra vẻ các cuộc tấn công dự phòng là phương án tự vệ cần thiết, họ phải thấy rõ những lợi ích do chiến tranh mang lại cho mình, như quyền lực, danh tiếng, hoặc giải quyết vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà độc tài xã hội chủ nghĩa của Đức, các nhà độc tài cộng sản Xô viết, hoặc tổng thống Hoa Kỳ có lợi nhất – trên thực tế, nhiều khi họ cũng không được lợi gì cả.

Tuy vậy, lại có một bên luôn hưởng lợi cho dù bên nào thắng đi nữa. Đó là lực lượng tài trợ các cuộc chiến từ xa và thu về lợi nhuận từ xương máu của người vô tội.

Vấn đề cung cấp tài chính cho các cuộc chiến trong lịch sử

Từ trước đến nay, các nhà lãnh đạo quốc gia chỉ có thể mượn đủ tiền để chi phí cho chiến tranh – thương vụ lãng phí nhất trong lịch sử nhân loại – từ khu vực ngân hàng. Từ trước đến giờ, tìm nguồn cung cấp tài chính cho chiến tranh thông qua thu thuế là bất khả thi vì lạm dụng thuế má sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và gặp phải những phản ứng gay gắt từ nhân dân.

Trước khi xuất hiện ngân hàng và tín dụng hiện đại, các vị vua cần phải vay những đồng vàng từ các thợ kim hoàn và giới quý tộc để trang bị cho quân đội. Mặc dù các cuộc chiến thời trung cổ thường kéo dài và tàn bạo nhưng phạm vi nhỏ hơn thời cận đại rất nhiều vì thiếu thốn tài chính, công nghệ và quy mô dân số lúc bấy giờ khá nhỏ.

Điều này đã thay đổi cùng với việc thành lập Ngân hàng tư nhân Anh vào năm 1694, giúp cho chính phủ Anh huy động tài chính thông qua việc bán trái phiếu. Ngân hàng trung ương Anh ra đời chỉ trước khi xảy ra cuộc chiến tiếp theo với Tây Ban Nha năm 1701.

Sau khi các chủ sở hữu Ngân hàng Anh và hàng trăm tổ chức tài chính khác phát hiện rằng việc cho các doanh nghiệp sản xuất vay sẽ bị hạn chế vì những doanh nghiệp này ngày càng mang lại lợi ích cho con người và tích lũy tài sản. Nhưng chiến tranh phá hủy cả hai – con người và tài sản – dẫn đến người ta phải đi vay nên tiềm năng kinh tế của chiến tranh đối với các ngân hàng là vô hạn.

Gia tộc Rothschild

Mayer Amschel Rothschild, người sáng lập đế chế tài chính – ngân hàng của gia tộc Rothschild tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỷ 18. Gia tộc Rothschild đã thu lời đáng kể từ trước cuộc chiến Napoleon (Ảnh: Public Domain)

Tuy nhiên, khoảng 100 năm sau, cung cấp tài chính cho các cuộc chiến thông qua các ngân hàng tư nhân đã được gia tộc Rothschild thực hiện hoàn hảo. Mayer Amschel Rothschild – người sáng lập đế chế tài chính – ngân hàng của gia tộc Rothschild – đã thành lập ngân hàng đầu tiên ở Frankfurt, Đức vào những năm 1760, sau đó các con của ông mở rộng hoạt động sang các trung tâm tài chính khác là Paris (Pháp), London (Anh), Vienna (Áo), và Naples (Italy).

Thông qua mạng lưới ngân hàng, gia tộc này đã kiếm được nhiều món hời trong những cuộc chiến của Napoleon bằng cách dùng tiền của hoàng tử Đức William of Hesse-Kassel để đầu cơ. Mượn tiền của hoàng tử William để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Anh, tuy nhiên gia tộc Rothschild đã sử dụng số tiền này để buôn bán nhu yếu phẩm, đạn dược cần thiết cho chiến tranh – một thương vụ có lợi hơn nhiều so với mua trái phiếu. Sau đó, họ hoàn lại tiền cho hoàng tử cùng với số lãi bằng với số lãi họ có thể kiếm được nếu họ đầu tư vào trái phiếu Anh. Tất nhiên, sau khi hoàn lại tiền vay, họ kiếm được bộn lời.

Hơn nữa, gia tộc này còn kiếm lời bằng cách buôn lậu vàng xuyên qua lòng nước Pháp đến Tây Ban Nha nhằm tài trợ cho các cuộc viễn chinh của công tước Wellington chống lại Napoleon và cho chính phủ An h vay trực tiếp.

Một số nhà sử học tuyên bố rằng gia tộc Rothschild là tập đoàn ngân hàng lớn đầu tiên tài trợ cho cả hai bên tham chiến. Theo Robert McNair Wilson, tác giả của “Promise to Pay”, các ngân hàng ở London đã cho Napoleon 5 vay triệu bảng để hành quân lần thứ 2 đến chiến trường Waterloo. Mặc dù khả năng Napoléon chiến thắng rất thấp, nhưng về phương diện lịch sử thì nước thua cuộc sẽ phải trả hết các khoản nợ của các nhà tài trợ quốc tế, như đã xảy ra với Đức sau Thế chiến I và Thế chiến II. Do đó ta có thể thấy các nhà tài trợ luôn được lợi.

Đến ngày nay người ta vẫn còn tranh luận không biết gia tộc Rothschild đã mua được các trái phiếu giá rẻ của chính phủ Anh bởi họ biết trước công tước Wellington sẽ chiến thắng trận Waterloo năm 1815 hay không.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng, hưởng lợi từ chiến tranh, gia tộc Rothschild đã trở thành đế chế tài chính giàu có nhất trong thế kỷ 19, và ước tính vẫn nằm trong top các gia đình giàu có nhất hiện nay. Thế kỷ 21 chứng kiến nhiều cái tên mới nổi lên trong lĩnh vực tài chính, thế nhưng gia tộc Rothschild vẫn còn nhiều quyền lực, và trùng hợp là tờ the Economist – tờ baó tài chính thuộc sở hữu của gia tộc Rothschild – luôn có xu hướng ủng hộ chiến tranh bất kể ở Afghanistan, Iraq, Libya hay Syria.

Các ngân hàng Mỹ

Sau khi các ngân hàng Anh và châu Âu tài trợ hầu hết các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 19, bao gồm cả cuộc nội chiến Mỹ, đến thế kỉ thứ 20, lại đến lượt các ngân hàng Mỹ ủng hộ chiến tranh.

John Moody viết trong cuốn “The Masters of Capital” về Thế chiến I: “Anh và Pháp đã không chỉ mua vũ trang bằng tiền do Phố Wall cung cấp mà còn mua bán thông qua các ngân hàng này… Chắc chắn là đế chế JPMorgan đã được chọn làm nhiệm vụ quan trọng này”.

Bộ binh Mỹ hành quân về phía sông Rhine năm 1918. (Ảnh: Getty)

“Như vậy, chiến tranh đã giao cho Phố Wall một vai trò hoàn toàn mới. Từ trước đến nay, nó vẫn là trung tâm tài chính, nhưng giờ đây nó trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất mọi thời đại. Ngoài việc bán cổ phần và trái phiếu, tài trợ đường sắt và thực hiện các nhiệm vụ khác của một trung tâm ngân hàng lớn, Phố Wall bắt đầu buôn bán các loại đạn pháo, tàu ngầm, chăn màn, quần áo, giày dép, thịt hộp, lúa mì và hàng ngàn các vật phẩm khác cần thiết để tiến hành chiến tranh”.

Trong cuốn sách  “Woodrow Wilson và Thế chiến I”, sử gia Robert Ferrell thậm chí cho rằng nguyên nhân Tổng thống Woodrow Wilson tham gia vào Thế chiến thứ nhất là nhằm bảo vệ các ngân hàng Mỹ khỏi mất mát các khoản vay vì khách hàng của họ là Pháp và Anh đã thua cuộc.

Vấn đề ở đây là, nếu sử gia Ferrell nói đúng thì người Mỹ, những người đã bỏ phiếu cho Wilson vào năm 1916 để ủng hộ chính sách “không chiến tranh”, đã bị lôi kéo vào cuộc chiến họ không mong muốn nhưng tổng thống họ bầu ra cho là cần thiết để bảo hộ những giao dịch tài chính bất minh mà công chúng không được biết.

Dĩ nhiên, người ta đã sử dụng tiền thuế của người dân Hoa Kỳ, chứ không phải các tổng thống Hoa Kỳ, để chi trả cho Thế chiến thứ I và các cuộc chiến tranh khác, kèm theo đó là xương máu của biết bao nhiêu người. Sau chiến tranh, người dân Mỹ lại phải đối mặt với vấn đề thuế và lạm phát tăng lên để trả nợ số tiền mà chính phủ chi dùng quá mức cho chiến tranh.

Thế chiến I là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, giết chết nhiều người nhất trong thời gian ngắn nhất. Điều này diễn ra là vì sự tiến bộ công nghệ dùng cho chiến tranh và đồng thời chính sách đình chỉ lưu hành đồng vàng như một phương tiện thanh toán chính thức cho phép chính phủ vay mượn vô hạn số tiền từ nhân dân để tiêu phí nhân lực và vật lực của quốc gia.

Sau khi nước Đức thua cuộc trong Thế chiến I, lãnh đạo cuộc chiến vua William II, các nhà tài trợ của Đức và các nhà tài trợ quốc tế ủng hộ Đức chẳng bị sứt mẻ gì, nhưng người dân Đức phải gánh một khối nợ khổng lồđể bồi thường cho chiến tranh và lạm phát phi mã.

Tuyên truyền chính sách qua các phương tiện truyền thông

Tại Hoa Kỳ, rất giống với tờ the Economist và các tuyên truyền cho chiến tranh trên truyền thông chủ đạo ngày nay, lúc đó báo chí là phương tiện cho các chính trị gia và các chuyên gia tài chính lôi kéo cảm tình của số đông đối với Thế chiến I.

Tờ tạp chí The Economist đặt trên quầy báo ở London ngày 12/8/2015. (Ảnh: Getty)

“Tháng 3/1915, lợi ích của JP Morgan, các nhà sản xuất thép, đóng tàu và bột gia súc, và các công ty con của họ đã hoà chung với lợi ích 12 người có địa vị trong báo giới và dùng ảnh hưởng này để chọn ra những tờ báo có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ và một sốtờ báo khác để khống chế chính sách của các tờ nhật báo”, Nghị viên Oscar Callaway của bang Texas đã nói. “Họ nhận thấy rằng chỉ cần mua quyền kiểm soát 25 tờ báo lớn nhất… Thỏa thuận được đưa ra; chính sách của các tờ báo đã bị mua đứt”.

Các ngân hàng quốc tế do Phố Wall dẫn đầu chính là công cụ tài trợ cho Đức Quốc xã của Adolf Hitler trong những năm 1930 và thậm chí còn giao dịch với chế độ này trong thời chiến (việc này được ghi chép lại trong cuốn sách “Tháp Basel” của Adam LeBor và “Phố Wall và Cuộc nổi dậy của Hitler” của Antony Sutton).

Sutton viết: “Đỉnh của hệ thống là Ngân hàng thanh toán quốc tế [BIS] tại Basel, Thụy Sĩ. BIS tiếp tục công việc của mình trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Đó là môi trường mà các ngân hàng – những kẻ không gây chiến với nhau – thông qua đó để tiếp tục trao đổi ý tưởng, thông tin và kế hoạch cho thế giới sau chiến tranh”.

Theo Sutton, tài chính và chuyển giao công nghệ bất hợp pháp cũng xảy ra trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Cung cấp tài chính cho chiến tranh hiện đại

Thế giới hiện đại đã thay đổi như thế nào? Buồn thay, không có gì đáng kể. Người dân không muốn chiến tranh nhưng các ngân hàng quốc tế vẫn coi đây là một trong những thương vụ có lợi nhất để tài trợ, và vì thếhọ thường xuyên cổ động chiến tranh trên các phương tiện truyền thông dòng chính và đóng góp rất nhiều tiền của cho các chính trị gia ủng hộ chiến tranh.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Hillary Clinton vận động tranh cử trên nền tảng leo thang xung đột với Nga ở Syria và Ukraine, và bà đã nhận được hàng triệu USD do các ngân hàng quyên góp và trả cho các buổi diễn thuyết trước công chúng.

Ở Mỹ, các ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp tài trợ cho chính phủ Mỹ thông qua thị trường trái phiếu hoặc dự trữ liên bang của tư nhân.

Xe tăng tại Abrams AU.S. ở phía Nam thành phố Najaf, Irac, ngày 23/3/2003. (Ảnh: Getty)

Thông qua mạng lưới cơ sở, các ngân hàng lớn như JPMorgan và Bank of America dễ dàng ghi “có” vào tài khoản của chính phủ liên bang và nhận được trái phiếu Kho bạc với lãi suất cao hơn.

Sau đó họ giữ trái phiếu, bán ra công chúng hoặc bán cho Fed (Cục dự trữ liên bang Mỹ) và thế là, đến ngày nay, hệ thống các ngân hàng lớn đang sở hữu gần 2.500 tỷ USD nợ chính phủ liên bang của Mỹ.

Các ngân hàng vẫn được hưởng lợi khủng khi cho chính phủ liên bang vay nợ và từ những cuộc chiến như ở Iraq và Afghanistan do Tổng thống George W. Bush – người được Phố Wall quý mến – phát động. Theo Văn phòng Quốc hội, tổng chi phí chiến tranh ở Iraq và Afghanistan lên đến 2.400 tỷ USD, chỉ ít hơn số nợ trái phiếu trong sổ sách của Fed một chút.

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai (phải) nói chuyện với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain (trái) tại dinh tổng thống ở Kabul ngày 10/11/2010. (Ảnh: Getty)

Vì vậy, nếu các ngân hàng đầy quyền lực thấy rõ rằng chiến tranh là thương vụ siêu lợi nhuận, vậy tại sao họ không kích động gây ra chiến tranh thế giới thứ 3?

Lý do đầu tiên khá tích cực: Internet cho phép các cử tri nhiều quyền tiếp cận các thông tin đa dạng hơn để ra quyết định lựa chọn sáng suốt, chứ không đơn thuần tin tưởng tuyệt đối vào tuyên truyền chiến tranh trên các kênh thông tin truyền thống, và việc tiếp cận thông tin từ Internet đã dẫn đến các phong trào phản đối những cuộc chiến tranh sắp xảy ra.

Nguyên nhân thứ 2 ít tích cực hơn. Sau những năm 1970 rồi đến sự ra đời của toàn cầu hoá, chính phủ các nước phương Tây đã tìm ra một cách với nhiều thủ đoạn chính trị hơn để tăng thêm nợ nần, không hy sinh nhiều nhân mạng nhưng hầu như chắc chắn có thể lãng phí nhiều vốn theo thời gian. Bộ máy này được gọi là “cuộc chiến chống nghèo đói”, và các ngân hàng cũng sẵn sàng tài trợ cho nó.

Bạch Vân, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x