Lòng can đảm phi thường

15/08/12, 14:37 Chưa phân loại

TRUYỀN RỘNG SỰ THẬT: Những nỗ lực từ cơ sở để nâng cao nhận thức đã khiến người dân cả già lẫn trẻ tiếp sức nhau truyền đi một thông điệp khẩn.

Lòng can đảm phi thường

Đáp lại sự bất công ở Trung Quốc, những người dân bình thường đang làm những điều phi thường – ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Một kỹ sư phần mềm trẻ đến Công viên Trung tâm ở thành phố New York. Lúc đó trời lạnh, và có dấu hiệu của một cơn bão tuyết.

Robert lấy tờ rơi từ trong túi và đứng trước một hàng áp phích về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong hai giờ tiếp theo của buổi sáng thứ Bảy, anh sẽ phát tờ rơi cho khách qua đường.

Ở bên kia Trái Đất, bà Trần Linh (Chen Ling), một nhân viên kế toán hơn 40 tuổi, chuẩn bị ra khỏi nhà. Bà mang theo một túi tờ rơi, và sẽ đạp xe trong 90 phút để tới một ngôi làng gần đó ở miền Trung Trung Quốc.

Bà Trần sẽ dành bốn tiếng để đặt tờ rơi trước cửa mỗi ngôi nhà trong làng. Sau khi về nhà, bà sẽ ngủ một vài giờ trước khi đi làm vào buổi sáng hôm sau.

Cả hai chưa từng gặp nhau, nhưng việc làm của họ có chung một mục đích: chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Họ là một phần của một nỗ lực mang tính toàn cầu đang ngày càng lớn mạnh, là một chương trong câu chuyện về sự quên mình và lòng can đảm phi thường.

“Đằng sau những nỗ lực này là một niềm tin: biết rõ sự thật chính là sức mạnh để ngăn chặn tà ác.”

Một trong một triệu người

Ở Trung Quốc, bà Trần và những người khác giống như bà không phải là những người duy nhất ở tuyến đầu trong nỗ lực này, càng không phải là những người trẻ tuổi không thực tế. Họ là những người mẹ, con gái, sinh viên, giáo sư, doanh nhân và viên chức nhà nước. Có tới hàng triệu người như vậy.

Xoay quanh mục đích đó, họ đã tạo nên một hệ thống truyền thông bí mật có quy mô rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hàng chục nghìn ngôi nhà, tầng hầm, và nhiều địa điểm khác trên toàn Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công không chỉ làm những tờ thông tin, tờ rơi, và báo, mà còn có biểu ngữ, đĩa CD và DVD.

Các tài liệu được phân phát khắp mọi thành phố và ngôi làng ở Trung Quốc, thường là sau khi màn đêm buông xuống.

Các hoạt động ban đêm là vì lý do an toàn. Nếu bị bắt, cái giá của việc dán dù chỉ là một tờ rơi thông tin ở nơi công cộng có thể là bảy năm tù. Và tra tấn.

Dù bề ngoài như thế nào, đây không phải là những người dân bình thường, mà là những anh hùng: họ dám mạo hiểm cả lợi ích cá nhân, dùng thời gian rỗi và nguồn lực của mình để cứu những người mà họ có thể chưa bao giờ gặp.

Sức mạnh của sự thật

Mục tiêu của họ là đưa những tài liệu mà họ làm ra – trong đó tiết lộ về cuộc bức hại ở Trung Quốc và vạch trần tuyên truyền của ĐCSTQ – cho càng nhiều người càng tốt. Ở một đất nước mà chính quyền bạo lực và các phiên xử bỏ túi (án đã được định sẵn) cho phép công an và lính canh ở trại lao động tra tấn tù nhân mà không bị trừng phạt, việc phơi bày sự ngược đãi là một trong số ít những cách tự vệ của nạn nhân.

“Sự thật có tác dụng”, ông Levi Browde, thuộc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp nói. “Khi một cảnh sát phát hiện ra những người hàng xóm – và vợ của mình – biết mình đang tra tấn những người vô tội, anh ta có thể sẽ suy nghĩ lại trước khi tiếp tục thực hiện việc đó.”

Các học viên khác gọi điện trực tiếp cho những người tra tấn. Một mạng lưới những người trên khắp Trung Quốc và ở nước ngoài sẽ gọi đến những kẻ bức hại, nói với họ rằng thế giới đã biết những tội ác của họ và cố gắng thuyết phục họ dừng lại.

Các cuộc gọi thường bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi thông tin được đăng trực tuyến. Và kết quả nhận được đáng khích lệ hơn người ta nghĩ. Một số thủ phạm đã xin lỗi. Những người khác cầu xin sự tha thứ, hứa sẽ chấm dứt, nếu tên của họ có thể được gỡ bỏ khỏi bản phơi bày sự việc.

Đôi khi những người bình thường nhất cũng làm nên những điều vĩ đại.

Nỗ lực không có khoảng cách

Sự tham gia của những người như Robert trong nỗ lực chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dù cách xa cuộc bức hại nửa vòng Trái Đất, cũng đáng ghi nhận như nhau.

Bên ngoài Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đã sản xuất các phim tài liệu, thiết kế phần mềm chống kiểm duyệt Internet, khởi kiện những thủ phạm chính, và nhiều hoạt động khác.

Mục đích của họ là gì? Nó xuất phát từ một trọng tâm của việc tu luyện Pháp Luân Công, đó là khái niệm về lòng từ bi.

“Trong tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi học cách nghĩ đến người khác trước, và mở rộng lòng từ bi. Điều đó có nghĩa là sự đau khổ của người khác cũng là của chúng tôi, và vì vậy chúng tôi không thể đứng yên mà không làm gì,” Robert nói.

Mặc dù Robert không gọi điện thoại tới các trại lao động ở Trung Quốc, anh đang giúp đỡ để loại bỏ chúng.

“Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên gặp một học viên Trung Quốc, người đã được trả tự do từ một trại lao động sau khi chúng tôi viết thư giúp cho trường hợp của ông ấy,” Robert nhớ lại.

“Ông đã khóc khi miêu tả lại giây phút mà ông biết rằng rất nhiều người bên ngoài đang ủng hộ ông.” Theo tinh thần đó mà tờ báo này được sản xuất. Chúng tôi mời các bạn chia sẻ nó với những người mà bạn biết, và mang lại hy vọng cho những người Trung Quốc.

Dành cho ai?

Tờ rơi thông tin, các sự kiện, và các hoạt động khác của chúng tôi đều có mục đích để kết thúc một thảm kịch ở Trung Quốc.

Nhưng điều đó cũng là vì bạn, trong thế giới tự do này.

Như mô tả dưới đây, chúng ta đều là nạn nhân. Mỗi người chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp. Chúng ta đều có thể bị yêu cầu – dưới hình thức nào đó – để phản bội lại lương tâm, hoặc các nguyên tắc của chúng ta, để rồi sau này phải hối tiếc.

Mỗi người trong chúng ta đều có phản ứng với những sự kiện ở Trung Quốc – có thể là sự đồng cảm, hành động, hoặc sự thờ ơ.

Chỉ cần dành thời gian đọc bài báo này, tìm hiểu về Pháp Luân Công, và mở rộng mối quan tâm của bạn, ở đó sẽ có hy vọng và cơ hội.

Tất cả chúng ta đều là nạn nhân

Nạn nhân của cuộc bức hại không chỉ là những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Người dân ở mọi tầng lớp xã hội cũng đã trở thành nạn nhân của nó một cách vô thức.

TẠI TRUNG QUỐC

Người chồng chịu sức ép từ đơn vị công tác nên đã đánh vợ của mình, khi bị các cán bộ Đảng dọa đuổi việc nếu vợ anh vẫn tiếp tục tập Pháp Luân Công.

Người công an buộc phải tra tấn các học viên Pháp Luân Công, khiến họ từ bỏ tín ngưỡng của mình, nếu không chính bản thân anh sẽ mất cơ hội thăng tiến hay bị giáng chức vì không hoàn thành chỉ tiêu.

Người sinh viên tố cáo bạn học với lãnh đạo trường vì tin vào tuyên truyền về Pháp Luân Công và nghĩ rằng đó là một môn phái tà ác và nguy hiểm.

TRÊN THẾ GIỚI

Người phóng viên phản bội đạo đức liêm chính của nghề báo và độc giả mà lựa chọn không đưa tin về việc ngược đãi đối với học viên Pháp Luân Công vì sợ mất chứng chỉ hành nghề ở Trung Quốc.

Người thị trưởng không làm tròn bổn phận công dân khi từ chối tiếp xúc với cử tri là học viên Pháp Luân Công vì sợ sẽ làm các chính khách Trung Quốc nổi giận và gây hại cho việc đầu tư của Trung Quốc vào thành phố mình.

Người thương nhân phản bội lương tâm mà nhượng bộ trước yêu cầu từ chối học viên Pháp Luân Công của các đối tác Trung Quốc, với hy vọng được ưu ái và có thêm cơ hội kinh doanh.

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x