Lợi và hại khi thương lái thu mua sầu riêng non giá cao xuất sang Trung Quốc

24/06/15, 08:50 Kinh tế

Trở lại từ sau đợt thu gom vào khoảng Tháng 10/2014 tại Lâm Đồng, năm nay tình trạng thu gom sầu riêng non đang tiếp tục tái diễn tại Đồng Nai. Chúng ta hãy cùng thử phân tích lợi hại trong việc thu mua nghe có vẻ lạ lùng này.

Mất thị trường, giá bấp bênh

“Mọi năm, sầu riêng phải đạt độ già 8-9 tuổi (cách gọi về độ già của trái) thương lái mới thu mua nhưng năm nay họ thu gom cả những trái chỉ mới 5-6 tuổi. Trái cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được, chất lượng thường rất kém vì không đủ độ ngọt, độ béo”, ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng sầu riêng tại Long Khánh, trả lời trên báo Đồng Nai.

Sầu riêng non đang được hái, gom bán cho các thương lái. (Ảnh chụp màn hình/VTV)

Trở lại từ sau đợt thu gom vào khoảng Tháng 10/2014 tại Lâm Đồng, năm nay, tình trạng thu gom sầu riêng non đang tiếp tục tái diễn tại Đồng Nai. Mức giá năm ngoái tại Lâm Đồng là 24.000-26.000 đồng/kg, không phân biệt sầu riêng loại 1, 2, 3. Năm nay ở Đồng Nai, giá mua tại vườn ở mức từ 30.000-32.000 đồng/kg, theo hình thức bao tiêu hết vườn, cả trái non lẫn trái già.

Tại sao các nhà vườn chấp nhận bán sầu riêng non?

Việc thu gom trái non hấp dẫn ở chỗ, thương lái mang theo cả đội ngũ lao động đến tận vườn cắt trái, trả tiền chở hàng đi. Nông dân vừa giảm công chăm sóc, thu hoạch, tiết kiệm phí vận chuyển và không lo bị thương lái tại điểm thu mua ép giá khi phân loại trả giá. Ngoài ra, giá sầu riêng đang sụt giảm mạnh. Các nhà vườn tại vùng chuyên canh sầu riêng thuộc tỉnh Tiền Giang cho biết, vào Tháng 5 vừa qua, giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn chỉ 25.000 đồng/kg, chỉ bằng ¼ so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg nghịch vụ cách nay 3 tháng, theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ. Điều này có thể là một trong các nguyên nhân khiến việc bán trái non được các nhà vườn chấp nhận.

Sầu riêng non đang được hái, gom bán cho các thương lái. (Ảnh chụp màn hình/VTV)

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng ấp Tân Hạnh (xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ) cho biết: “Hiện ở vùng này, sầu riêng mới vào vụ thu hoạch nên dù thu gom cả trái chưa đủ độ già thì nhiều vườn cũng chỉ cắt được vài tạ. Đa số các vườn còn lại phải cả tháng nữa mới vào vụ thu hoạch. Tình trạng thu gom trái bất chấp chất lượng đang diễn ra khiến nhiều nhà vườn rất lo lắng. Vì từng xảy ra tình trạng thương lái thu gom chụp giựt kiểu này để xuất hàng sang Trung Quốc, chỉ mấy tuần sau, nhiều nhà vườn lỗ nặng vì sầu riêng rớt giá”, báo Đồng Nai dẫn lời ông Tân.

Ngoài việc mất thị trường, việc hái trái non còn khiến các nhà vườn có khả năng vào vụ mùa trễ, không đón giá nông sản đầu mùa với giá cao được. Hiện tại, măng cụt đang vào mùa song tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai, hầu như chưa có nhà vườn nào có sản phẩm để bán. Do biến động về thời tiết, thời điểm trái chín cũng thay đổi theo. Mọi năm thời điểm này các vườn măng cụt đã chín rộ, trong khi năm nay cây chỉ mới cho bói quả đầu mùa. Theo đó, các chủ vườn không những phải chịu gánh nặng về tính bấp bênh của nông sản, mà còn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc thiếu trái do bán non.

Lo ngại về thương hiệu nhà vườn Đồng Nai

Thương hiệu cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Theo thông tin trên báo Một Thế Giới, hiện thuốc nhúng sầu riêng gồm các loại như sau:

– Một loại thuốc làm cho trái sầu riêng từ sống chuyển sang chín vàng (theo một người dân nói thì 2 ngày sau là trái chín ăn được ngay), thuốc dạng nước có tên là “Trái chín”.

– Một thuốc làm cho trái sầu riêng không bị thối khi để lâu, dạng thuốc nước có tên là Agrifos.

– Một loại thuốc bột màu vàng không có tên công dụng làm cho cơm trái sầu riêng từ trắng chuyển sang màu vàng, làm trái không bị sượng.

Các loại thuốc trên được pha chung trong một xô nước. Các trái sầu riêng sẽ được ngâm trong hỗn hợp hóa chất trên, rồi được lấy ra đóng thùng đem đi bán ở Sài Gòn hoặc tại miền Bắc.

Một đại lý thu mua sầu riêng non ở Lộc Thành. (Ảnh: báo Lâm Đồng)

Đại diện Hợp tác xã sầu riêng Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỏ ra bức xúc:“Hợp tác xã đã ký được biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp cung cấp sầu riêng với đơn hàng lớn, nhưng đang mất cơ hội vì không thể cạnh tranh lại thương lái với kiểu làm ăn chụp giựt như hiện nay. Chúng tôi cũng giải thích, vận động nông dân không nên bán trái non vì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng của trái sầu riêng Đồng Nai, ảnh hưởng đến đầu ra bền vững của nông sản”.

Ông Trương Thành Thông, đại diện Trạm dừng chân Lê Hoàng, TX.Long Khánh, cho hay: “Long Khánh vốn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản trái cây ngon. Nhiều năm nay, khách du lịch đi qua vùng này đều ghé lại thưởng thức và mua trái cây về làm quà. Nhưng tình trạng đội ngũ bán hàng rong lừa du khách bằng trái cây kém chất lượng đang gây ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu trái cây ngon của Đồng Nai…”.

Những đợt thu mua hàng loạt các mặt hàng lạ, như mua rêu đá, mua đỉa, mua địa sâm… thời gian vừa qua đều có chung một hiện tượng là ban đầu mức giá nhanh chóng bị đẩy lên cao. Sau khi nhiều lần tăng giá, người dân thu gom từ nhiều nguồn để bán lại thì các thương lái đột ngột dừng mua. Nhiều ý kiến cho rằng, các thương lái đã tạo cung cầu ảo bằng cách thông qua các đầu nậu đẩy giá lên cao, thu mua rồi bán ngược lại cho người dân, khiến cuối cùng chính người dân bị thiệt hại.

Trước đó, khoảng Tháng 5, báo chí trong nước đưa tin về việc thương lái thu mua cau non tại huyện Phong Điền, Cần Thơ để bán sang Trung Quốc. Cau non được thu mua với giá 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, trong khi giá cau khô không đến 10.000 đồng/kg. Giá cao, số lượng mua nhiều… tính chất không rõ ràng và kéo dài của hiện tượng thu mua mặt hàng lạ này đã khiến các đại biểu phải đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Công thương là Vũ Huy Hoàng trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 12/6.

Vào Tháng 3, tại Hậu Giang và Tiền Giang, các tiểu thương phát giá thu mua lá mãng cầu xiêm với giá từ 10.000- 15.000 đồng/kg lá tươi,  35.000- 45.000 đồng/kg lá khô. Mức giá cao khiến nhiều hộ dân đổ xô thu gom lá mãng cầu, thậm chí có hộ đốn bỏ cả cây để bán lá. Cũng trong cùng thời gian, các thương lái thu mua trái mây rừng với giá 100.000 – 170.000 đồng/kg tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông để bán sang Trung Quốc. Nhiều người dân tại các xã Quảng Trực (Tuy Đức), Đắk Som (Đắk Glong), một số xã tại huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông đã bỏ việc vườn rẫy đi tìm trái mây rừng.


Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x