‘Lợi ích của sương khói’ và 11 tuyên bố ngớ ngẩn của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc
Dưới đây là những tuyên bố về lợi ích của ô nhiễm khói bụi ở Trung Quốc và 10 tuyên bố ngớ ngẩn của phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.
“Thân cha thân mẹ không bằng thân Mao chủ tịch“. Đây là khẩu hiệu phổ biến trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản” ở Trung Quốc, một thời gian kéo dài trong 10 năm, khi chiến dịch của chế độ Trung Cộng phá hoại văn hóa truyền thống dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người, bao gồm các trường hợp tự tử, bị cầm tù, tra tấn, hay bị sỉ nhục công khai.
Nhiều thập kỷ sau đó, tuyên truyền của chế độ vẫn còn đầy những mâu thuẫn và ngụy biện nhằm chống đỡ cho chế độ độc tài – “thực thi có chủ ý suy nghĩ kép” giống như George Orwell đã đặt tên cho chúng. (Trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell đã cho ra từ vựng double think – suy nghĩ kép, là một kiểu tuyên truyền biến trắng thành đen, biến đen thành trắng, và nói một cách càng trơ trẽn càng tốt, là xảo thuật lặp đi lặp lại những điều vô lí càng nhiều và càng lâu thì càng tốt khiến người ta tin).
Dưới đây là 10 điều khó tin nhất của ĐCS Trung Quốc hay phương tiện truyền thống nhà nước trong những năm gần đây:
1. Ca tụng ‘lợi ích’ của sương khói
Trong khi người Trung Quốc than trở về bầu trời màu xám của Trung quốc và những tác động của không khí ngột ngạt do ô nhiễm, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc phù phép ra một danh sách năm lợi ích của sương khói.
Ô nhiễm giúp người Trung Quốc đoàn kết hơn vì nó chẳng chừa một ai.
Bởi ảnh hưởng tới tất cả dù là người giàu hay nghèo, ô nhiễm đã đem công bằng tới cho người dân.
Nó nâng cao nhận thức về cái giá của sự tiến bộ nhanh chóng.
Ô nhiễm làm tăng sự hài hước vì những lời nói đùa có liên quan đến sương khói.
Nó giáo dục mọi người: “Những kiến thức về khí tượng, địa lý, vật lý, hóa học và lịch sử đã đươc tăng cường“.
Không lâu sau đó, tờ Global Times, một tờ báo nhà nước, nói rằng ô nhiễm không khí cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế quân sự bằng cách cản trở tầm nhìn từ không gian, do đó hạn chế sự xâm nhập của các vệ tinh gián điệp nước ngoài.
Tóm lại, đây là cách tuyệt vời để nhìn thấy những điều tích cực. Xem ra chính quyền Trung Quốc cũng có khiếu hài hước và rất lạc quan.
2. Thảm sát Thiên An Môn và ảnh Photoshop của người theo chủ nghĩa Orwell
Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, sửa lại lịch sử bằng tấm ảnh photoshop nổi tiếng “Người chặn xe tăng“. Hình ảnh gốc, bị kiểm duyệt khắt khe ở Trung Quốc, cho thấy một người biểu tình, Vương Duy Lâm, đứng chặn đoàn xe tăng trước cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn vào 4/6/1989, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị giết chết trong cuộc thảm sát này.
Tân Hoa Xã đã đưa ra một bản giả mạo của bức ảnh “Người chặn xe tăng” có hàng nghìn người trên lề đường, tạo ấn tượng rằng họ đang chào đón những xe tăng đang đến.
3. “Dù bạn có tin hay không, dù sao, tôi tin điều đó”, một viên chức chính phủ nói
Vào Tháng 7/2011, hai tàu cao tốc va chạm ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Sáu toa bị trật đường ray, bốn toa rơi ra khỏi một cây cầu. Sét đánh trúng chuyến tàu đầu tiên và khiến nó phải dừng lại, theo đó đoàn tàu thứ hai tông vào phía sau. Vụ tai nạn làm 40 người chết, 200 người bị thương.
Không một tờ báo quốc doanh lớn nào đề cập đến vụ việc này trên trang nhất ngày Chủ Nhật của họ. Các nhà chức trách vội vàng nghiền nát và chôn cất những toa bị hỏng đã rơi xuống đất, cư dân mạng khắp nơi suy đoán rằng đây là một nỗ lực nhằm che đậy bằng chứng. Ba giờ sau khi các quan chức nói rằng không còn người sống sót nào nữa, một cô gái trẻ đã được tìm thấy vẫn còn sống trong đống đổ nát.
Trong một cuộc họp báo vào ngày hôm sau, người phát ngôn Bộ Đường sắt Vương Dũng Bình nói: “Họ nói với tôi rằng họ chôn cất toa xe để tạo thuận lợi cho nỗ lực cứu hộ”. Khi được hỏi về sự cứu nguy cho bé gái đi chập chững, Vương nói: “Đó là một phép lạ. Dù bạn có tin hay không, dù sao, tôi tin điều đó“.
Rất ít những người khác tin điều đó.
Phẫn nộ lan rộng sau khi các quan chức đã không thể điều tra đúng sự việc. Một người dùng trên Sina Weibo viết: “Đây là một đất nước là một cơn bão có thể làm một chuyến tàu bị vỡ vụn, một chiếc xe có thể làm sập cầu và uống sữa có thể gây bệnh sỏi thận… Trung Quốc ngày nay là một chuyến tàu du lịch xuyên qua một cơn bão – và chúng ta là những hành khách trên boong tàu“.
4. Những nạn nhân bị hiếp dâm nên tìm cách giải quyết ‘kín đáo’
Sau vụ án một giáo viên hiếp dâm sau trẻ em bị bại lộ, Hội đồng Giáo dục Thành phố Thụy Xương đã trả chi phí y tế cho họ. Các bậc cha mẹ cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại về tâm lý và cố kiện chính quyền. Tuy nhiên, Phó thị trưởng thành phố đã chỉ trích các bậc cha mẹ, nói rằng: “Nếu là con tôi [bị hãm hiếp], tôi sẽ đưa con bé đi điều trị ở một nơi kín đáo không ai biết, và không yêu cầu một đồng xu từ chính phủ“.
5. ‘Chính phủ sẽ chăm sóc người già’, chỉ là lời nói đùa thôi
Trong văn hóa Trung Quốc, con trai và con gái có truyền thống chăm sóc cha mẹ già của mình. Như vậy, điều lý tưởng cho các bậc cha mẹ là có rất nhiều đứa trẻ sẽ chăm sóc họ trong cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, để thúc đẩy chính sách một con ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một khẩu hiệu tuyên truyền vào năm 1985 rằng “Có một con là tốt nhất; chính phủ sẽ chăm sóc người cao tuổi“. Đến năm 1995, khẩu hiệu tuyên truyền thay đổi thành “Có một con là tốt nhất; chính phủ sẽ giúp đỡ chăm sóc người cao tuổi“. Vào năm 2005, nó trở thành “Bạn không thể phụ thuộc vào chính phủ để chăm sóc người cao tuổi“. Và vào năm 2012, câu khẩu hiệu thực tế trở thành “Tốt nhất là hoãn hưu trí; hãy tự chăm sóc bản thân bạn“.
Vì vậy, các cặp vợ chồng trẻ ngoan ngoãn đồng ý có một đứa con vào năm 1985 đã không được bất kỳ bồi thường xứng đáng nào cả.
6. Phương tiện truyền thông nhà nước nói nguồn nước đầy xác lợn trôi là tốt
Vào Tháng 3/2014, hàng nghìn xác lợn phồng lên do nhiễm circovirus ở lợn, chúng trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, và công nhân vệ sinh phải mất nhiều ngày mới dọn sạch hết được chúng. Một trang trại Trung Quốc thừa nhận đã đổ những con lợn này xuống nước, vì quá nhiều lợn chết lúc đó khiến họ không thể chôn vùi tất cả.
Trong khi người dân lo lắng về sự ô nhiễm của sông Hoàng Phố, do phần lớn người dân Thượng Hải dùng nguồn nước này. CNN báo cáo rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố nguồn nước vẫn ổn và không có bất kỳ dấu hiệu ô nhiễm nào.
Một người dùng Weibo sửng sốt nói: “Kể từ khi nào mà phát hiện xác lớn chết thối rữa trên sông không phải là một vấn đề y tế công cộng?“
Một người thêm vào: “Rõ ràng là nguồn nước đã không bị ô nhiễm, các nhà lãnh đạo thật tuyệt vời, xin vui lòng dẫn đầu và uống ngụm nước đầu tiên“.
7. Nhân dân Nhật báo tuyên bố hóa chất chết người PX có hương vị ‘hơi ngọt’
Sau cuộc biểu tình chống lại việc xây dựng các nhà máy hóa chất paraxylene (PX) ở Trung Quốc vào năm 2013, tờ Nhân dân Nhật báo phủ nhận tác hại của chất PX, nói rằng nó là “một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm, thậm chí có vị hơi ngọt“. Tờ báo cũng khẳng định rằng hóa chất này ít độc hại hơn café, thứ “có thể gây ung thư bàng quang tiết niệu ở người“, và không đủ bằng chứng để chứng minh PX là chất gây ung thư.
Mặc dù nó có thể không gây ung thư, theo Tổ chức An toàn Hóa chất Quốc tế, hít phải PX có thể gây chóng mặt và buồn nôn, và nếu ăn vào bụng có thể gây ra cảm giác nóng. Tiếp xúc với nó lâu dài có thể “bị ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương” và có thể “gây độc tính cho sự sinh sản hay phát triển của con người“.
8. Trung Quốc khéo léo lợi dụng bi kịch Ferguson
Sau khi Michael Brown, một người da đen sống ở Ferguson, Missouri, bị một sĩ quan cảnh sát da trắng bắn chết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã được hỏi trong một cuộc họp báo là liệu Mỹ có chào đón những lời chỉ trích đến từ các nước như Trung Quốc hay Iran. Bà trả lời: “Như tôi đã nói, điều này thực sự là một vấn đề trong nước, nhưng nói cho cùng thì khi chúng ta gặp vấn đề nội bộ nào đấy, chúng ta phải ứng phó với chúng một cách cởi mở và trung thực… Tôi không có bất kỳ bình luận nào thêm vì đây là một vấn đề trong nước và không liên quan đến công việc của Bộ Ngoại giao“.
Trong khi Harf nói rằng những công việc trong nước là không liên quan đến Bộ Ngoại giao, vốn dĩ phụ trách vấn đề đối ngoại, CCTV báo cáo: “Mỹ cho biết các nước không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của họ“, báo cáo này đã bóp méo lời nói của bà. Nguyên nhân là vì, chính quyền Trung Quốc thường xuyên phản đối những gì mà họ gọi là nước ngoài tham dự vào công việc nội bộ của nước này; việc miêu tả Mỹ như một kẻ đạo đức giả sẽ giúp làm chệch hướng sự chú ý vào hồ sơ nhân quyền tệ hại của Trung Quốc.
9. Một câu chuyện anh hùng trong động đất được phương tiện truyền thông Trung Quốc dàn dựng
Năm 2008, trận động đất Tứ Xuyên đã làm khoảng 90.000 người bị chết, trong có có 10.000 học sinh đã thiệt mạng khi đang trong lớp học, nó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Người dân nghi ngờ rằng chính các quan chức địa phương tham ô buộc công nhân sử dụng vật liệu kém chất lượng trong xây dựng và làm nên những “tòa nhà đậu phụ” trong tiếng lóng Trung Quốc.
Ngay sau đó, một câu chuyện nổi bật lên về một giáo trung học và là Đảng viên ĐCS Trung Quốc là Tan Qianqui, đã che chở bốn học sinh trong vòng tay của mình khi các tòa nhà sụp đổ, dùng tính mạng mình để cứu cuộc sống của chúng. Tân Hoa Xã mô tả Tan như là “một thiên thần từ truyện cổ tích“. Giáo viên này đã được gọi là “Đảng viên xuất sắc cứu trợ trong động đất và thiên tai“.
Tuy nhiên, một báo cáo của Nam Phương Đô thị, một trong số ít tờ báo ở Trung Quốc sẵn sàng vạch trần sự thật và điều ngụy tạo của chính quyền, đã tiết lộ những chi tiết mâu thuẫn với câu chuyện của chính quyền. Chỉ một trong bốn học sinh được cho là do giáo viên cứu sống là còn sống sót. Một người tên là Fu Qiang, đã chết trong trận động đất cùng với hai người khác, trong khi hai cái tên Tian Gang và Yu Jian, đơn giản là không tồn tại. Liu Hongli, người sống sót duy nhất, cũng bác bỏ câu chuyện này. “Đơn giản là không đủ thời gian để ông Tan chạy từ phía trước lớp học đến cứu chúng tôi“.
Các biên tập viên của Nam Phương Đô Thị chịu trách nhiệm tiết lộ sự thật này sau đó đã bị bắt giữ.
10. Global Times tuyên bố Google bị chặn vì “lý do an ninh mới xuất hiện”
Sau khi đóng cửa dịch vụ Gmail của Google ở Trung Quốc, cơ quan ngôn luận tiếng Anh của chế độ là Global Times nói rằng nếu Trung Quốc đã chặn Gmail, nó “phải là do những lý do an ninh mới xuất hiện“, và rằng người dùng phải “chấp nhận thực tế này“.
Cái gọi là “lý do an ninh” có lẽ là sự đe dọa của Google đến cơ chế kiểm duyệt của Trung Quốc và hệ thống tường lửa Internet khổng lồ của mình.
11. Chế độ Trung Quốc dàn dựng một vụ tự thiêu để vu khống học viên Pháp Luân Công
Vào Tháng 1/2001, năm người đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn. Hai giờ sau đó, cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin rằng năm học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu để đến thiên đường. Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn cho thấy đây là một trò lừa bịp được các quan chức Trung Quốc dàn dựng để nhanh chóng kích động dân chúng chống lại Pháp Luân Công, một môn tu luyện hòa bình bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999.
Tổ chức Phát triển giáo dục Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ liên kết với Liên Hiệp Quốc nói: “Chế độ đã hướng mũi nhọn về vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001… Tuy nhiên, chúng tôi đã thu được một đoạn video của sự việc, qua quan sát của mình chúng tôi đã chứng minh rằng sự kiện này được chính phủ dàn dựng“.
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, một kênh Youtube nổi tiếng về các vấn đề tại Trung Quốc, đã cung cấp các bằng chứng chi tiết của vô số các lỗ hổng của báo cáo tin tức tự thiêu, được chủ kênh là Chris Chappell trích dẫn từ bộ phim tài liệu “Lửa giả”.
Ví dụ, một cuộc điều tra của tờ Washington Post tiết lộ cô Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiên, chưa bao giờ tập luyện Pháp Luân công, và kiểm tra cận cảnh video cho thấy cô Lưu không bị chết vì ngọn lửa, mà do một người đàn ông lạ dùng một vật to ngắn đập thẳng vào đầu cô. Và một vài tuần sau khi các báo cáo đầu tiên ra đời, phương tiện truyền thông đã đưa con số các học viên Pháp Luân Công có liên quan lên đến 7 người.
Sau vụ tự thiêu, chính quyền Trung Quốc cũng cấm tiểu thuyết Hoàng Họa, một cuốn tiểu thuyết năm 1991 của Wang Lixiong miêu tả một cuộc nội chiến ở trung Quốc và cuối cùng kết thúc với tận thế hạt nhân. Bắt đầu cuốn tiểu thuyết, Bộ Công an đã mua chuộc một bệnh nhân bị bệnh nan y để tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn để dàn dựng chống lại đối thủ chính trị của họ, đây quả là một trường hợp không mong muốn của công năng dự đoán tương lai thành thực tế trong một thập kỷ.
Tuy nhiên, thực tế suốt 23 năm tồn tại và phát triển, người ta chưa phát hiện được thêm trường hợp học viên Pháp Luân Công nào tự tử để được lên thiên đường.
Vụ tự thiên ở Quảng trường Thiên An Môn đã được chế độ Trung Quốc sử dụng để leo thang các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Và hiện tại nó trở thành một lời nói dối lạc hậu, nhiều sơ hở.
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times