Lộ thêm tội tày đình của hiệu trưởng dâm ô: Mục nát đến tận xương tủy…
Ngày 15/12 vừa qua, hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn là ông Đinh Bằng My đã bị cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ khởi tố, bắt tạm giam về tội dâm ô hàng chục học sinh. Đến thời điểm hiện tại đã hé lộ thêm nhiều tình tiết bất ngờ.
Ngày 13/12, nhiều video clip, bài viết chính thức cũng như bài điều tra độc lập trên các kênh truyền hình và facebook của các phóng viên kỳ cựu lan truyền đi thông tin về ông Đinh Bằng My – Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ, nghi lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam trong thời gian dài.
Trong các video clip có phỏng vấn che mặt nhiều nam thanh niên được cho là học sinh của trường THCS Thanh Sơn, đã bị ông My lạm dụng ngay trong phòng hiệu trưởng. Việc này được cho là đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng tập thể thầy cô không ai lên tiếng.
Theo đơn tố cáo thì vụ việc xảy ra từ nhiều năm nay. Nhiều thế hệ học sinh ra trường đã lâu nhưng vẫn không thể nào quên được ký ức kinh hoàng của những ngày ngồi trên ghế nhà trường, bị chính thầy Hiệu trưởng “đáng kính” lạm dụng.
Nạn nhân tên T kể hồi còn đi học đã bị thầy My xâm hại nhiều lần và đến giờ vẫn còn ám ảnh nặng nề. Cụ thể là vào năm lớp 9, thầy My gọi T lên phòng làm việc hỏi điểm và chuyện học hành. Sau đó, thầy bắt T nằm lên giường rồi giở trò đồi bại. Khi đã thỏa mãn, thầy My dọa T không được nói với ai nếu không sẽ bị đuổi học ngay lập tức. Sau lần đó, T sợ quá nên bỏ trốn về quê.
Tưởng chừng thoát khỏi “yêu râu xanh” đội lốt Hiệu trưởng, không ngờ trong vòng một tháng, thầy My “chịu không nổi” bèn gọi điện về cho phụ huynh, ép T nghe máy. Trong điện thoại, thầy My dùng lời lẽ ngon ngọt dụ T xuống lại trường, thầy hứa sẽ tạo điều kiện để T thi cử đường hoàng. Cậu học sinh non nớt không hề biết rằng đó chỉ là chiêu trò dụ con mồi vào bẫy của người đàn ông “tri thức đầy mình”. Lúc về lại trường, Hiệu trưởng vẫn tiếp tục giở trò cũ. Biết mình không còn đường để thoát và cũng vì tương lai, T đành im lặng chấp nhận để được tốt nghiệp.
Trong lúc trả lời phỏng vấn, một nạn nhân khác vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường cho biết: “Có tuần thầy gọi lên 2-3 lần, có tuần thầy gọi liên tục. Nhưng hầu hết những lần thầy gọi đều vào giờ tự học. Thầy Hiệu trưởng nhờ các thầy cô cấp dưới gọi em lên, chủ yếu là cô Ng. Đưa em lên phòng xong cô đi luôn chứ không ở lại đấy. Thầy bắt em vào buồng rồi yêu cầu tự cởi quần áo của mình ra để thầy nghịch. Sau đó thầy sờ nắn bộ phận sinh dục của em khoảng 30 phút. Trước khi cho về lớp thì thầy cho kẹo hoặc 20-30 ngàn đồng, dọa không được nói với ai nếu không là chết với thầy”.
Có thể thấy, hành vi của ông Đinh Bằng My không đơn thuần chỉ là dâm ô trẻ vị thành niên mà đó còn là cả quá trình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm điều xấu xa. Ông My biết mình có sức ảnh hưởng lớn nên dùng những thủ đoạn để khống chế các em học sinh trẻ người non dạ. Có vẻ như ông không hề có chút do dự, sợ hãi nào khi năm lần bảy lượt yêu cầu các em “chiều” mình. Thậm chí, khi cậu học trò sợ hãi bỏ học trốn về quê cũng bị ông cố tình “lùng bắt” về bên mình cho bằng được. Sự biến chất ăn sâu vào tận xương tủy khiến vị Hiệu trưởng ngang nhiên gây ra tội lỗi tày đình giữa thanh thiên bạch nhật, lại trong chính căn phòng làm việc trang nghiêm.
Thêm một điều khiến dư luận thất vọng là trong khi các em học sinh chới với, ngụp lặn trong tội lỗi kinh tởm mà hiệu trưởng gây ra thì phía thầy cô giáo và phụ huynh học sinh lại làm ngơ. Thầy cô giáo “khác máu tanh lòng” sợ liên lụy đã đành, đằng này chính cha mẹ máu mủ ruột rà với các em lại có thái độ bàng quan đến đáng sợ. Bằng chứng, em học sinh là nạn nhân cho biết: “ Em không dám kể cho ai cả vì sợ thầy sẽ xử lí. Mãi gần đây em mới dám kể với bố mẹ và bạn. Bố mẹ cũng chỉ dặn nếu lần sau thầy gọi thì đừng lên đó nữa”. Chính sự hời hợt, chủ quan đó của bố mẹ, coi điểm số, bằng cấp là quan trọng nhất, đồng thời coi chuyện con trai bị lạm dụng cũng chẳng có gì to tát… đã đẩy các em lún sâu vào bùn nhơ, khuyết tật tâm hồn, cả đời sống với nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (trung tâm Tư vấn tuổi trẻ hạnh phúc) chia sẻ: “Đây là hành vi đồi bại, đáng lên án của một người thầy đối với học sinh của mình. Tôi thực sự không thể tượng tượng ra các em đã phải chịu đựng như thế nào trong suốt thời gian qua. Chắc chắn sẽ sợ hãi, tự giày vò bản thân và đôi khi còn hoảng loạn về mặt tinh thần vì các em không biết chia sẻ với ai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, phát triển thể lực, tâm sinh lý của trẻ trong tương lai. Hơn nữa, những em này sẽ khó có cơ hội thành công, hạnh phúc trong cuộc sống”.
Từ xưa đến nay, dân tộc ta vẫn coi nghề nhà giáo là một “nghề cao quý”. Quả thật rất cao quý vì không có các thầy cô thì sẽ không có những thế hệ trẻ giàu tri thức cống hiến cho xã hội mỗi năm. Tuy nhiên, đừng bao giờ chủ quan, đừng bắt học sinh coi thầy cô là biểu tượng của sự toàn vẹn, nhất nhất nghe lời. Vì nghề nào cũng có người cao quý và người tâm “quỷ dữ”, nghề nào cũng có lúc đáng trọng và lúc đáng khinh. Thế nên các em phải tỉnh táo mà lọc, phụ huynh phải tỉnh táo mà đồng hành cùng con em, giáo viên phải tỉnh táo mà giữ mình. Đừng để một con sâu làm hỏng cả nồi canh ngon, như thế thì mọi công sức rèn giũa các em đổ sông đổ bể.
Sự im lặng mang tính chất nhu nhược, đồng lõa để được yên vị của các thầy cô dần dà không còn là bất đắc dĩ nữa mà chính là sự chọn lựa, tương tự câu nói “tử tế là một sự chọn lựa”. Và các thầy cô đã không chọn tử tế trong hành trình “trồng người” của mình. Để rồi khi sự việc tồi tệ bị phát hiện thì mới ai nấy mới “ngã ngửa” ra. Họ không tin hoặc cố tình không tin đó là sự thật, có thái độ lảng tránh.
Ai đó đã từng nói: “Đầu tư vào một người đàn ông ta được một người tốt, đầu tư vào một người phụ nữ ta được một gia đình tốt, đầu tư vào một nhà giáo ta được một thế hệ tốt”. Thế nên nếu bản thân nhà giáo bị mục ruỗng bên trong mà được che đậy bằng cái vỏ ngoài chỉn chu, lại được bao người đồng nghiệp xung quanh che giấu thì hậu quả sẽ nghiêm trọng đến nhường nào. Không chỉ người lớn “vỡ mộng” mà những thế hệ măng mầm cũng sẽ trở nên “câm điếc, khuyết tật”.
Thầy Hiệu trưởng làm sai rõ ràng thì phải chịu hình phạt thỏa đáng. Nhưng dù hình phạt đó có lớn đến mức nào thì cá nhân ông cũng không đền bù nổi những mất mát, tổn thương mà nhiều thế hệ học sinh phải nếm chịu. Và đáng ra, những kẻ đồng lõa “thà im lặng chứ không tố giác tội ác” kia cũng phải trả giá cho hành vi vô nhân tính của mình. Chính họ mới là những “con sâu” cần loại trừ nhất của xã hội.
(T/h)