Linh hồn nhạc sĩ nổi tiếng phải chăng đã giúp một bà nội trợ thành danh?

30/05/16, 07:58 Thế giới tâm linh

Trong những năm 1970, một bà nội trợ người Anh đã nổi danh thành một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano. Bà cho biết mình được giao tiếp với những linh hồn của người chết, những nhà soạn nhạc nổi tiếng.

Bà Rosemary Brown cho biết mình được chỉ dẫn bởi những linh hồn của những nhà soạn nhạc nổi tiếng. (Ảnh: Internet)

Một số chuyên gia âm nhạc tại thời điểm đó đã bị thuyết phục rằng đó là sự thật, bởi các tác phẩm của Rosemary Brown (1916–2001) dường như mang một tầm cỡ và phong cách từ các nhà soạn nhạc này. Nhà soạn nhạc người Hungary, Franz Liszt (1811-1886), là người hướng dẫn chính của bà, nhưng bà cũng tự nhận mình cảm nhận được âm nhạc của Ludwig van Beethoven, Fryderyk Chopin, Claude Debussy, JS Bach, Franz Schubert, và nhiều người khác nữa.

Ngay cả những người chế giễu ý tưởng về các nhà soạn nhạc linh hồn, cũng phải thừa nhận rằng các tác phẩm của bà Brown thật sự kỳ lạ, phi thường và có một thứ gì đó lạ thường đang diễn ra ở đây.

Cử nhân âm nhạc Elene Gusch, đã viết một bài báo có tựa đề “Âm nhạc của Rosemary Brown trong con mắt một nghệ sĩ dương cầm”. Trong đó, ông thảo luận về công trình âm nhạc đồ sộ và điêu luyện của bà Brown: “Ngay cả một nhà soạn nhạc rất có năng lực và được đào tạo chuyên nghiệp cũng khó có thể sáng tác ra tất cả những tác phẩm đó, đặc biệt là sáng tác nhanh như vậy.”

Trái: Nhà soạn nhạc Franz Liszt năm 1843 (Ảnh: Herman Biow) Trung tâm: Nhà soạn nhạc Frederic Chopin, khoảng năm 1849 (Ảnh: Louis-Auguste Bisson) Phải: Chân dung Ludwig van Beethoven năm 1820 của họa sĩ Joseph Karl Stieler Nền: Bản nhạc viết tay của Frederic Chopin (Ảnh: Wikimedia)

Những nhạc sĩ suy nghĩ gì về các tác phẩm và tính chân thực của chúng?

Nghệ nhân dương cầm Peter Katin, một bậc thầy chơi nhạc của Chopin, đã rất ấn tượng với các tác phẩm của Brown và cho rằng Chopin đã truyền dạy cho bà nên ông đã ghi âm khá nhiều tác phẩm trong số đó. Nhà soạn nhạc người Anh Humphrey Searle đã đăng một bài viết nhận xét về sự tương đồng giữa các tác phẩm sau này trong cuộc đời của Liszt và những tác phẩm của Brown mà được tuyên bố là do Liszt truyền lại.

Một trong những tác phẩm được ca ngợi nhiều nhất của Brown là “Grübelei” được cho là đã được Franz Liszt truyền đạt lại. Brown thường phản đối khi được yêu cầu chứng minh khả năng trung gian của mình theo nhiều cách thức khác nhau. Bà cho rằng mình không thể kiểm soát được khả năng liên lạc với các nhà soạn nhạc, và rằng bà chỉ là một trung gian thụ động. Không phải cứ “nhấn nút” là có thể gọi được họ.

Bà nhắc nhở BBC về điều này vào năm 1969 khi các nhà sản xuất muốn ghi hình quá trình bà cảm nhận âm nhạc. Tuy nhiên, bà đã thử và nói với Liszt khi các máy quay đang ghi hình rằng “Hãy cho tôi một thứ gì đó ngoạn mục!”, Liszt đã ngay lập tức nghĩ ra một đoạn nhạc kiệt xuất nhưng quá phức tạp khiến bà không thể kiểm soát được. Bà đã viết nó ra và để một nghệ sĩ dương cầm ở đó chơi thử. Theo lời kể của Gusch, nghệ sĩ dương cầm đó đã nói rằng: “Bà Brown, tôi nghĩ rằng bà có một thứ gì đó đặc biệt ở đây”. Đó chính là tác phẩm “Grübelei”.

Chân dung Franz Liszt, một vài tháng trước khi ông qua đời vào năm 1886. (Ảnh: Gaspard-Felix Tournachon, còn được gọi là Nadar)

Trong bản cáo phó trên The Guardian năm 2001 đã ghi nhận lại rằng Searle đã nói về các tác phẩm âm nhạc mới của Liszt như sau: “Chúng ta phải biết ơn bà Brown vì đã giúp cho chúng ta tiếp cận tác phẩm này”. Bản cáo phó cũng nói rằng, “Nhiều nghệ sĩ dương cầm xuất sắc cũng chơi các tác phẩm đầy cảm hứng của bà Brown, bao gồm cả Peter Katin, Philip Gammon, Howard Shelley, Cristina Ortiz, và John Lill”.

Nhà soạn nhạc Richard Rodney Bennett đang gặp rắc rối với tác phẩm của mình thì Debussy đã đưa ra các lời khuyên hữu ích thông qua bà Brown. Bennett đã trao đổi với tạp chí Time rằng: “Nếu bà ấy nói dối, bà ấy hẳn phải là một người rất thông minh và chắc chắn đã được huấn luyện trong nhiều năm. Một số tác phẩm nghe thật tệ, nhưng một số khác lại rất tuyệt. Bản thân tôi không thể làm giả Beethoven được”.

Gusch đã bày tỏ sự ấn tượng về tính chân thực sau khi so sánh nhiều bản nhạc của bà Brown với các tác phẩm tương ứng của các nhà soạn nhạc quá cố. Ví dụ, “Khúc nhạc scherzo và bagatelle của Bethoven hoàn toàn phù hợp với các bản nhạc ngắn hơn và dễ hơn đã được biết đến, và cảm giác của tôi về nguồn năng lượng thôi thúc và sự khoáng đạt là rất giống với Beethoven”.

Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng tình. Theo New York Times, André Previn khi đó là chỉ huy Dàn nhạc giao hưởng Luân Đôn, đã không thấy quá ấn tượng trước các tác phẩm này. Có người cho rằng, tuy chúng mang những đặc điểm như tác phẩm của những nhà soạn nhạc quá cố, nhưng chúng không phải những tuyệt tác thiên tài. Có lẽ bà Brown đã biên soạn lại các tác phẩm của họ khi còn sống và bắt chước theo phong cách đó chăng?

Còn về phần bà Brown, trong cuốn sách “Immortals at my Elbow” (tạm dịch: “Những người bất tử bên cạnh tôi”), bà cho biết: “Việc truyền tải bản nhạc chi tiết một cách rõ ràng mà không mắc lỗi trong quá trình, là một điều gần như không tưởng”.

Dưới đây là tác phẩm “Grübelei” của bà Rosemary Brown, được bà tuyên bố là do nhà soạn nhạc quá cố Franz Liszt truyền lại:

Theo Daikynguyenvn / minhbao.net

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x