Liên Minh Huyền Thoại sau khi về tay Trung Quốc, đã có những động thái kiểm duyệt vi phạm nhân quyền
Thời gian gần đây, Liên Minh Huyền Thoại, trò chơi nổi tiếng thế giới, sau khi được Tencent, một tập đoàn công nghệ của Trung Quốc mua lại hoàn toàn, đã bắt đầu có những động thái kiểm duyệt đối với người dùng.
Thông tin này được một trong những người tham gia trò chơi cung cấp. Theo đó, các từ khóa bị chặn là Falundafa, Zhen Shan Ren, … vốn là từ khóa thông dụng của môn Pháp Luân Công, một môn tập phổ biến tại Trung Quốc vào thập niên 1990, nhưng hiện đang bị chính quyền nước này đàn áp và cấm đoán.
Liên Minh Huyền Thoại, ban đầu do Riot Games có trụ sở tại Mỹ sáng lập vào năm 2006. Vào năm 2008, tập đoàn Tencent của Trung Quốc đã có những động thái mua lại thương hiệu trò chơi nổi tiếng này.
Ngày 18/02/2011, Tencent trở thành cổ đông lớn nhất của Riot Games, công ty phát triển MOBA Liên Minh Huyền Thoại với 92,78% cổ phần có trị giá khoảng 230 triệu USD. Trước đó, Tencent đã sở hữu 22,34% cổ phần của Riot Games qua một khoản đầu tư vào năm 2008. Vào ngày 16/12/2015, Tencent thông báo sở hữu 100% cổ phần của Riot Games, “cha đẻ” của game online số 1 thế giới Liên Minh Huyền Thoại.
Ngoài Liên Minh Huyền Thoại của Riot Games, gả khổng lồ công nghệ Trung Quốc thời gian gần đây còn thôn tính nhiều hãng trò chơi điện tử với nhiều thương hiệu game nổi tiếng khác như Epic Games, Activision Blizzard, CJ Games, Pocket Gems, Glu Mobile, …
Ngoài lĩnh vực trò chơi trực tuyến, Tencent còn có ý định hợp tác với Intel trong lĩnh vực công nghệ blockchain, theo tuyên bố hợp tác tại Hội nghị Triển lãm Internet Quốc tế tại Vô Tích, Trung Quốc, hôm 10/9. Blockchain được xem là công nghệ then chốt tạo ưu thế cho đồng tiền kỹ thuật số đang gây bão trong cộng đồng tài chính hiện nay, bitcoin.
Việc kiểm duyệt các từ khóa nói trên cho thấy hoạt động của Tencent không nằm ngoài sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc. Điều này không phải là chuyện lạ, khi trước thềm Đại hội 19, ông chủ các tập đoàn lớn thuộc phe cánh Giang Trạch Dân như Anbang, Wanda, Baoneng,…. đều lần lượt ngã ngựa. Các tập đoàn này được cho là thuộc giới “găng tay trắng”, chuyên trách việc rửa tiền cho hệ thống tham nhũng của tập đoàn Giang Trạch Dân, thông qua việc liên tục thâu gom các tập đoàn lớn ở nước ngoài.
Hiện tại, để tranh đoạt quyền điều hành Trung Quốc trong 5 năm tới, phe cánh Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình đang lao vào cuộc chiến sinh tử.
Năm 1999, Giang Trạch Dân ra lệnh “nhổ bỏ tận gốc Pháp Luân Công”, và cho đến nay chiến dịch này vẫn còn được tiến hành, trong đó việc kiểm duyệt thông tin là một trong những phương thức được thực thi.
Việc thôn tính các tập đoàn lớn của nước ngoài, ngoài tác dụng giúp tẩu tán một lượng lớn tiền, mà trong đó có thể là tiền có được nhờ tham nhũng và các hoạt động kinh doanh phi pháp, thì tài sản mua được còn có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp chính quyền Trung Quốc bành trướng thế lực và gia tăng quyền kiểm soát cuộc chơi quốc tế.
Chẳng hạn việc Tencent mua lại Riots Games, với bản quyền manga nổi tiếng là Naruto, vốn là công cụ để tập đoàn này khởi kiện các doanh nghiệp nội địa, thì nay với quyền sở hữu Riot Games họ có thể kiện vấn đề bản quyền này ở bất kì quốc gia nào.
Song song đó, quyền lực của Tencent được thể hiện rõ nét hơn trong cuộc chiến với Apple tại Trung Quốc, khi hãng “Táo khuyết” thời gian gần đây đã phải nhượng bộ vì không muốn làm phật lòng 963 triệu người dùng WeChat khi gỡ bỏ nút gửi tiền tip trên ứng dụng WeChat chạy nền tảng iOS.
Theo đó, để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, dường như Apple buộc phải có chiến lược lâu dài trong việc gây dựng mối quan hệ bền chặt với Tencent. Điều này được thể hiện khi CEO Tim Cook đã gọi điện cho một trong những nhà phát triển hàng đầu của Tencent chuyên trách về Apple, cũng như cho biết rằng tập đoàn này “đang trông đợi việc hợp tác nhằm tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho cộng đồng người dùng tại Trung Quốc”.
Cũng vào tháng 8/2017, một bức hình đăng tải trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho thấy, Tim Cook đứng bên cạnh nhà sáng lập Tencent là Pony Ma và chiến lược gia của WeChat là Allen Zhang.
Social media in China has been ignited by a photo of Ma Huateng, the CEO of #Tencent, and Tim Cook, CEO of #Apple. https://t.co/0ekmqN5liZ pic.twitter.com/Ce65aap20B
— China Plus News (@ChinaPlusNews) Ngày 01 tháng 09 năm 2017
Trước đó, Apple đã có động thái nhượng bộ Trung Quốc khi âm thầm loại bỏ những ứng dụng VPN phổ biến như ExpressVPN, StarVPN… tại quốc gia này. Một số nhà cung cấp đã nhận được thông báo của Apple, với lý do là “nội dung bất hợp pháp”. VPN là những ứng dụng có thể vượt “tường lửa” để vào các trang tin tức nước ngoài và mạng xã hội bị kiểm soát tại Trung Quốc.
Dù việc những gã khổng lồ công nghệ Mỹ chấp thuận các yêu cầu từ phía Trung Quốc đã gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội, nhưng với phần đông cộng đồng theo dõi các công ty công nghệ Mỹ tại Trung Quốc thì đây không phải điều quá ngạc nhiên. Apple và Amazon đã từ bỏ cái mà họ gọi là “giá trị phương Tây” để có thể được tiếp tục làm ăn trên thị trường đất nước tỷ đân.
TinhHoa tổng hợp