Liên Hợp Quốc cảnh báo vi khuẩn kháng thuốc sẽ làm 10 triệu người chết vào năm 2050
Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi đàm phán lần đầu tiên về siêu vi khuẩn vì lo ngại tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng kinh tế và an ninh
Cuộc họp vào ngày 21/9 sẽ bàn bạc việc tìm giải pháp cho những hiểm họa ngày càng tăng liên quan đến siêu vi khuẩn – khả năng kháng thuốc kháng sinh. Điều này đi kèm với mối lo ngại rằng các chủng vi khuẩn E.coli, bệnh lao, bệnh lậu và các bệnh do siêu vi khuẩn khác gây ra sẽ sớm trở thành những bệnh không thể chữa được.
Và các chuyên gia cảnh báo, hậu quả của sự việc này không chỉ nằm trong giới hạn về sức khỏe mà còn có thể đánh vào nền kinh tế và gây ra trở ngại về an ninh.
Keiji Fukuda, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách kháng chống vi khuẩn nói “Chúng ta đang mất đi khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nó không chỉ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao mà ngay cả việc điều trị cho bệnh nhân cũng bị đe dọa, thậm chí là việc cung cấp đủ thực phẩm cũng không được đảm bảo”. Điều này ám chỉ các siêu vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới cả cây trồng, vật nuôi.
Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy sự phát triển của vi khuẩn siêu kháng thể góp phần vào cái chết của 10 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050 và một lượng lớn bệnh nhân tử vong do mắc các bệnh ung thư khác nhau. Hiện nay, số ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới được cho là do không có sức đề kháng chống vi khuẩn là 700.000, trong đó có 23.000 tại Hoa Kỳ.
Fukuda nói rằng, với dữ liệu tin cậy ở nhiều quốc gia thì việc dự báo tử vong trong tương lai chỉ là ước tính. Nhưng các chuyên gia hy vọng những con số ảm đạm sẽ khiến công chúng quan tâm hơn tới mức nguy hiểm của vấn đề.
Sự nguy hiểm bắt nguồn từ việc lạm dụng thuốc – một trong số đó là thuốc kháng sinh. Những rủi ro có thể xảy đến trong chăn nuôi khi mà thuốc kháng sinh được sử dụng trên quy mô lớn không chỉ để điều trị bệnh mà còn dùng để tăng trưởng kích thước và số lượng của chúng.
Các vi khuẩn siêu kháng thuốc có thể đi vào cơ thể con người thông qua việc tiêu thụ các nguồn nước bị ô nhiễm, ăn thịt hay tiếp xúc với phân của động vật.
Vi khuẩn kháng thuốc được phát hiện sớm nhất là vào năm 1950 bởi Alexander Fleming, người phát hiện ra penicillin. Nhưng vấn đề này đã trở thành điều đáng lo ngại trong những năm gần đây, đỉnh điểm là việc không có các loại kháng sinh mới, ông Fukuda nói.
Theo Trí Thức Trẻ