Lịch sử tráng lệ của Nhà thờ Đức Bà Paris qua các thời đại

18/04/19, 10:23 Tri thức

Thu hút hơn 13 triệu du khách mỗi năm, Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng lịch sử văn hóa nổi tiếng nhất thủ đô Paris hoa lệ. Tuy nhiên giờ đây, công trình này đang phải đối mặt với nhiều năm tái thiết trước khi có thể trở lại như xưa, bởi từ sau vụ cháy lớn ngày 15/4, mọi thứ đã không còn nguyên vẹn như cũ.

Nhà thờ Đức Bà là một trong những biểu tượng lịch sử văn hóa nổi tiếng nhất thủ đô Paris. (Ảnh: t/h)

Trong khi cả thế giới sững sờ lặng nhìn những hình ảnh đau lòng của nhà thờ chìm trong biển lửa, những người lính cứu hỏa đã dũng cảm vật lộn để cứu vãn hết mức có thể di tích hàng trăm năm tuổi này. Thật vậy, một đoạn dài lịch sử nước Pháp đều nằm giữa các trụ tạm của Nhà thờ Đức Bà, vì nhà thờ đã chứng kiến ​​hơn 850 năm thịnh vượng, hỗn loạn, cách mạng, chiến tranh và hòa bình nơi đây.

Nhà thờ được đặt nền móng đầu tiên vào năm 1160, dưới sự giám sát cẩn thận của Đức cha Maurice de Sully. Nhà thờ nằm ở phía đông hòn đảo Île de la Cité (Đảo thành phố), một khu vực được dành riêng cho việc thờ phụng kể từ khi nơi này được chọn trở thành trung tâm thành phố trong thời kỳ La Mã. Quá trình xây dựng nhà thờ kéo dài khoảng 100 năm.

Nhà thờ Đức Bà Paris từ năm 1851 đến 1870. (Ảnh qua The Vintage News)

Được xây dựng dưới sự giám sát của Giám mục Maurice de Sully, nhà thờ ban đầu tọa lạc trên một địa điểm thờ thần Jupiter kể từ thời người La Mã định cư ở Gaul. Trước khi thánh đường tráng lệ thành hình, một nhà thờ Thiên Chúa giáo khiêm nhường đã trấn giữ mảnh đất thiêng liêng này.

Mặc dù nhà thờ đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa đổi qua hàng thế kỷ, các vòm nối, cột chống ngoài nhà thờ, những cửa sổ hoa hồng khổng lồ đầy màu sắc và các bức điêu khắc trang trí như linh vật miệng máng xối (gargoyle) huyền thoại, vẫn là sản phẩm của sự nỗ lực xây dựng từ những ngày đầu.

Khoảng từ 1858–60. (Ảnh qua The Vintage News)

Nhà thờ Đức Bà đã tạo ra một bước đột phá rõ ràng khỏi phong cách La Mã trước đây và đặt nền móng cho các kiến trúc sư tương lai hợp pháp hóa sự xuất hiện của kiến trúc Gothic. Các kiến trúc sư của Nhà thờ đã có ý định rõ ràng về việc xây dựng tòa nhà giáo hội lớn nhất tại Pháp – một tòa nhà sẽ đổ bóng dài lên các mái nhà ở Paris và chứng minh sự trung thành của nước Pháp với Thiên Chúa.

Kiến trúc Gothic có nguồn gốc từ Pháp, với đặc trưng là sự kết hợp lại các yếu tố La Mã đã được biết đến và biến chúng trở thành một cách tiếp cận sáng tạo hơn, cho phép các nhà xây dựng tạo nên các nhà thờ cao hơn với sự trợ giúp của các cột đỡ bên ngoài.

Nhà thờ Đức Bà vào cuối thế kỷ 19. (Ảnh qua The Vintage News)

Các tòa tháp cao 67m và 32m đã lừng lững xuất hiện và trở thành cảnh tượng nổi bật ở Paris thời Trung cổ, khiến thành phố này đăng quang trở thành một trong những nơi hành hương Kitô giáo quan trọng nhất ở châu Âu.

Mặt tiền phía đông của Nhà thờ Đức Bà Paris, do nhiếp ảnh gia Edouard Baldus chụp vào thập niên 1860. (Ảnh qua The Vintage News)

Nhà thờ Đức Bà đã có một lịch sử đầy biến động. Đáng chú ý nhất phải kể đến cuộc nổi loạn Huguenot năm 1548 và cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 khi nhà thờ bị lực lượng cách mạng tấn công phá hủy, khiến công trình vĩ đại này bên bờ vực bị tàn phá hoàn toàn.

Trong suốt bề dày lịch sử của Nhà thờ, người ta đã thực hiện một số nỗ lực phục hồi, có lẽ lớn nhất là từ năm 1844 đến 1864, dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc. Viollet-le-Duc là một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp đã dành cả cuộc đời để khôi phục các công trình kiến trúc thời Trung cổ.

Thập niên 1860. (Ảnh qua The Vintage News)

Ý tưởng khôi phục Nhà thờ Đức Bà của ông xuất hiện sau một hiện tượng văn học đã tạo nên sự quan tâm rất lớn của công chúng với lịch sử của Nhà thờ. Đó chính là sự ra đời tuyệt phẩm “Nhà thờ Đức Bà Paris” của đại văn hào Pháp Victor Hugo.

Qua những số phận khắc nghiệt của các nhân vật trong tác phẩm, Victor Hugo muốn thể hiện nét đẹp trường tồn của nhà thờ cổ, vượt lên cả sự tàn phá của thời gian và những biến cố thời cuộc.

Sau biến cố ngày 15/4/2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ trên Twitter: “Nhà thờ Đức Bà chìm trong biển lửa. Nỗi niềm của cả nước Pháp. Của những người theo đạo Công giáo và tất cả người dân Pháp. Giống như mọi người dân, tôi rất đau lòng khi chứng kiến cảnh tượng nhà thờ bị tàn phá trong biển lửa”. Ông cũng không quên nói rằng: “Cả nước Pháp sẽ tái thiết ‘Trái tim của Paris’ một lần nữa”.

1876–80. (Ảnh qua The Vintage News)
Bức ảnh chụp Họa sĩ Henri Le Secq đứng bên cạnh linh vật miệng máng xối “Le Stryge” vào năm 1853 của nhiếp ảnh gia Charles Nègre. (Ảnh qua The Vintage News)
1876–80. (Ảnh qua The Vintage News)
1883. (Ảnh qua The Vintage News)
1890–1900. (Ảnh qua The Vintage News)
1890–1900. (Ảnh qua The Vintage News)
1916–17. (Ảnh qua The Vintage News)
Nhà Thờ Đức Bà Paris năm 2014. (Ảnh qua The Vintage News)
Nhà Thờ Đức Bà Paris năm 2017. (Ảnh qua The Vintage News)

Bảo San (Theo The Vintage News)

Xem thêm: 

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x