Lịch sử smartphone với những “lần đầu tiên” đột phá

19/01/19, 10:33 Công nghệ

Ngày nay, đối với một chiếc điện thoại thì những tính năng như mỏng nhẹ, có camera, cảm biến vân tay, 3G, 4G, chống nước,… dường như là điều quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, mỗi công nghệ “bình thường này” đều là một “bước đột phá” đáng chú ý năm xưa.

Những bước đột phá trong lịch sử smartphone
Những bước đột phá trong lịch sử smartphone. (Ảnh qua img.purch)

Dưới đây là một số những cái “lần đầu tiên” của công nghệ trong thế giới điện thoại.

Chiếc điện thoại đầu tiên có camera

Chiếc điện thoại đầu tiên có camera
Chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị camera kỹ thuật số với độ phân giải chỉ có 0.11 MP.

Thật khó để hình dung ra một chiếc điện thoại không có camera. Tuy nhiên, khi xưa thì đó là một bước đột phá. Đó chính là Kyocera VP-210 (VP là viết tắt của Visual Phone) ra mắt vào tháng 5/1999, chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị camera kỹ thuật số với độ phân giải chỉ có 0.11 MP và được đặt ở phía trước tương tự như những camera selfie ngày nay. Chiếc máy này chỉ có thể lưu được 20 bức ảnh cùng lúc nhưng vào thời đó thì cũng là một bước tiến tuyệt vời.

Không lâu sau đó, Samsung SCH-V200 và Sharp J-SH04 ra đời cũng được trang bị camera. Tại Mỹ thì chiếc máy đầu tiên được bán chính thức là Sanyo SCP-5300 với camera 0.3 chấm, chụp được những bức ảnh với độ phân giải 640 x 480.

Điện thoại camera kép đầu tiên

Điện thoại camera kép đầu tiên
LG Optimus 3D là chiếc điện thoại đầu tiên ra đời có camera kép.

12 năm sau, chiếc điện thoại đầu tiên với 2 camera ở phía sau chính thức ra đời. Đó chính là chiếc LG Optimus 3D (ra mắt vào 7/2011) với cụm camera kép được giới thiệu là có thể chụp được những bức ảnh với hiệu ứng 3D. Cả 2 ống kính trên chiếc máy này đều có độ phân giải 5MP, máy chạy Android 2.2 Froyo và có 8GB ROM. Không lâu sau đó thì HTC cũng cho ra chiếc máy cũng camera kép với ý tưởng tương tự.

Và mãi cho tới 2016, Huawei P9 và cả LG G5 đã bắt đầu quay trở lại với hệ thống camera kép, bắt đầu khơi màu cho trào lưu đưa nhiều ống kính máy ảnh lên một chiếc điện thoại.

Điện thoại đầu tiên có 3G

Điện thoại đầu tiên có 3G
Phải tới năm 2001, NEC và Panasonic mới cho ra mắt chiếc điện thoại 3G đầu tiên tại Nhật Bản.

Có thể các bạn đã quá quen với 4G hay thậm chí là 5G sắp ra mắt mà quên rằng người ta từng có thời gian duyệt web, nghe nhạc,… tốc độ chậm của 2G hay 2.5G. Và phải tới năm 2001, NEC và Panasonic mới cho ra mắt chiếc điện thoại 3G đầu tiên tại Nhật Bản. Tại Anh thì danh hiệu tiên phong trong điện thoại 3G thuộc về chiếc Motorola A820 ra mắt năm 2002. Tới khoảng giữa những năm 2000 thì Nokia bắt đầu bước chân vào điện thoại 3G. Tuy nhiên, thời bấy giờ gần như người dùng vẫn chưa quá nghiêm trọng chuyện tốc độ mạng dữ liệu. Thậm chí chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 cũng không có 3G. Sang tới năm 2008 thì mới bắt đầu bổ sung 3G cho iPhone, và từ đó thì nhu cầu của thị trường mới bắt đầu bùng nổ.

Chiếc điện thoại đầu tiên có 4G

Chiếc điện thoại đầu tiên có 4G
Chiếc máy chạy nền tảng Qualcomm 528MHz, 288MB RAM và 8GB ROM, chạy Windows Mobile.

Danh hiệu này thuộc về HTC Evo, ra mắt đầu tiên vào năm 2010 tại Mỹ. Máy có màn hình 4.3 inch, độ phan giải 480 x 800, chạy nền tảng Snapdragon 1GHz và Android 2.1 Eclair. Tuy nhiên nếu tính trên toàn cầu thì chiếc máy đầu tiên có 4G là HTC Max 4G vốn ra mắt lần đầu tại Nga vào cuối 2008. Chiếc máy chạy nền tảng Qualcomm 528MHz, 288MB RAM và 8GB ROM, chạy Windows Mobile. Và trong khoảng suốt hơn 1 thập kỷ qua từ đó đến nay, 4G đã dần trở thành một tiêu chuẩn gần như phải có trên nhiều chiếc điện thoại cao cấp lẫn trung cấp, đồng hành với đó là nhu cầu của người dùng cũng tăng lên đáng kể.

Điện thoại đầu tiên có app store

Điện thoại đầu tiên có app store
Khi iPhone 3G ra mắt thì App Store mới chính thức được khai trương. (Ảnh: Gizmodo)

Hồi năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời và không hề hỗ trợ app của bên thứ 3, cứ có bao nhiêu app là xài bấy nhiêu. Mãi tới khi iPhone 3G ra mắt thì App Store mới chính thức được khai trương (thật ra là ra mắt trước iPhone một ngày, từ đó cho người dùng được vô số lựa chọn ứng dụng, game, đồng thời các lập trình viên cũng bắt đầu có cơ hội phát triển công việc của họ. Tới tháng 11/2008 thì Android Market, tiền thân của Play Store hiện nay cũng chính thức được giới thiệu.

Dưới góc độ nào đó, iPhone chưa thật sự là chiếc điện thoại đầu tiên cho phép người dùng chọn và tải về các ứng dụng của bên thứ 3: Nokia Catalog phát hành hồi năm 2006 dành cho những chiếc máy Nokia chạy Symbian đã cho người dùng truy cập vào mô hình các ứng dụng, nhạc chuông và video để tải về. Những chiếc máy vào thời đó như N95 được xem như flagship đều sử dụng được các ứng dụng này. Mình còn nhớ lúc đó tải về một ứng dụng đầu tiên đã mừng rơn thế nào.

Còn nếu ngược dòng lịch sử xa hơn thì tại Nhật Bản, NTT Docomo đã phát hành chợ ứng dụng trực tuyến mang tên i-mode đầu tiên vào năm 1999. Khi đó, họ đã áp dụng mô hình chia lợi nhuận cho nhà phát triển, tích hợp store vào phần mềm điện thoại và do đó, công bằng mà nói thì đây mới chính là app store đầu tiên.

Điện thoại chống nước đầu tiên

Sony Xperia Z
Sony Xperia Z. (Ảnh: Gizmodo)

Đây lại là một tính năng phổ biến hiện nay, đặc biệt là gần như tiêu chuẩn bắt buộc đối với những chiếc flagship. Tuy nhiên, các kỹ sư khi xưa đã tốn rất nhiều năm để có thể tìm được cách nhét những mạch điện một cách tinh tế vào case nhằm bảo vệ nó khỏi chất lỏng xâm nhập phá hoại. Tuy nhiên, việc truy ra xem đâu là chiếc điện thoại chống nước đầu tiên không phải là điều dễ dàng bởi sự nhập nhằng trong khái niệm chống, kháng, chịu,… nước.

Tuy nhiên, chiếc Ericsson R310 ra mắt năm 2000 và chiếc Nokia 5140 ra mắt năm 2004 là một trong những chiếc máy đầu tiên được giới thiệu là có khả năng kháng nước (water resistance) chứ không phải waterproof nghĩa là chống nước. Tới năm 2005, chiếc Casio G’zOne Type-R Outdoor Phone ra đời với khả năng sống sót tới 30 phút dưới nước, tuy nhiên nó chỉ được bán tại Nhật và một số vùng lãnh thổ giới hạn khác.

Tới những năm sau này, các hãng điện thoại bắt đầu giới thiệu các máy chống nước và đồng thời còn chia ra nhiều cấp độ chống nước khác nhau. Và nếu tính mức độ bảo vệ toàn diện và đầu tiên nhất thì phải tính tới Sony Xperia Z với khả năng này. Được phát hành vào năm 2013, đây là chiếc máy có thể sống sót khi người dùng lỡ làm rơi xuống nước, đồng thời có thể hoạt động dưới đó một cách bình thường.

Chiếc máy đầu tiên có cảm biến vân tay

Chiếc máy đầu tiên có cảm biến vân tay
Tại Mỹ thì vào năm 2011, Motorola Atrix trở thành chiếc máy đầu tiên được bán ra với cảm biến vân tay.

Năm 2013, Apple mang tới thị trường cảm biến vân tay touch ID trên chiếc iPhone 5S. Tuy nhiên, đây không phải là chiếc máy đầu tiên sở hữu điều đó mà từ năm 2004, Pantech GI100 đã sở hữu cảm biến vân tay. Tuy nhiên, lúc đó công nghệ này vẫn chưa được phổ biến rộng trong giới điện thoại. Mãi tới năm 2007 thì Toshiba mới cho ra mắt thêm 2 máy G500 và G900 cũng có cảm biến vân tay. Tại Mỹ thì vào năm 2011, Motorola Atrix trở thành chiếc máy đầu tiên được bán ra với cảm biến vân tay.

Theo Tinhte

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x