Lịch sử ra đời của ống heo tiết kiệm
Bạn đã bao giờ tự hỏi “ống heo tiết kiệm” có nguồn gốc thế nào không? Thực tế, từ thời Trung Cổ con người đã phát minh ra hủ cất tiền được gọi là “pygg” hoặc “big jar”.
Vào thời kỳ Trung Cổ, kim loại rất có giá nên người ta thích dùng đồ vật bằng đất sét hơn. Vì vậy, các “ống heo” được làm từ đất sét pygg có màu cam. Đây là loại đất sét rẻ tiền và nó thường được dùng thay thế các vật liệu khác như thạch cao, nhựa và thủy tinh. Tuy nhiên, tên của đất sét “pygg” đã nhanh chóng trở thành một thuật ngữ đặc biệt vào thế kỷ 18, dùng để chỉ những lọ tiết kiệm được gọi là “ống heo”.
Trong đó, ống đựng tiền phương Tây lâu đời nhất xuất hiện vào thế kỷ thứ 2 TCN tại thành phố Priene của Hy Lạp cổ đại, Tiểu Á. Nó có hình dạng như một ngôi đền Hy Lạp thu nhỏ với một khe nhỏ. Về sau người ta khai quật được nhều ống đựng tiền khác ở thành phố Pompeii, Herculaneum, Roman Britain và các địa điểm nằm dọc dòng sông Rhine.
Tuy nhiên, người Tây Âu không phải là người duy nhất muốn tiết kiệm một món tiền bằng “ống heo”. Theo đó, “ống heo” đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đầu tiên được chế tạo ở miền Đông Java trong thế kỷ 14. Nó được làm từ đất nung, có hình dạng như con heo với một khe nhỏ ở giữa lưng.
Từ “cèlèngan” của người Java và Indonesia có nghĩa là “giống như một con heo rừng”, và được sử dụng để thay thế cả hai thuật ngữ “tiết kiệm” và “ống heo”.
Một thuật ngữ khác cũng được dùng để nói đến việc tiết kiệm tiền ở Indonesia là “tabungan”, có nghĩa là “ống” hoặc “hình trụ”. Cách gọi này bắt nguồn từ cách tạo ra hộp tiền từ ống tre. Theo đó, người ta chỉ việc chặt một đốt tre, giữ mắt ở hai đầu lại, rối khoét một khe nhỏ để đút tiền.
Ai cũng biết rằng người ta phải đập vỡ ống heo thì mới có thể lấy tiền sau một thời gian tiết kiệm, vì thế không có nhiều “ống heo” tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng ống heo của người Java chưa từng bị gián đoạn trong bất kỳ giai đoạn nào, đây là điều cực kỳ hiếm thấy.
Một con heo đất Majapahit nổi tiếng hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia. Khi mới được tìm thấy, nó đã bị vỡ nhưng và sau đó được phục hồi lại. Ngoài ra, các hộp đựng tiền Majapahit còn được tìm thấy trong rất nhiều hình dạng khác nhau như: ống, lọ, hộp và bên trên chúng đều có một khe hở để đút tiền vào.
Ngày nay, ống heo có nhiều hình dáng, màu sắc và kích thước khác nhau.
Tú Văn, theo TVN