Lịch sử pháo hoa từ Đông sang Tây

07/01/15, 17:52 Tri thức

Pháo hoa đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày đầu năm từ rất lâu, trong khi câu chuyện lịch sử của loại pháo phát sáng này có nhiều điều rất thú vị.

Tranh vẽ hoạt động đốt pháo hoa ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII

Như mọi người đều biết, pháo hoa là phát minh của người Trung Quốc cổ đại. Không có ghi chép cụ thể chi tiết về nguồn gốc thực sự của pháo hoa, nhưng có lẽ chúng được phát triển như cách để xua đuổi dã thú và ma quỷ. Thân cây tre khô sẽ phát ra tiếng nổ lốp bốp khi bị ném vào lửa. Và thuốc súng, một phát minh khác của Trung Quốc, được cho vào ống tre để khuếch đại tiếng nổ này.

Vũ khí dùng thuốc súng xuất hiện vào thế kỷ XI ở Trung Quốc; và trong những năm đầu thế kỷ XII, người Trung Quốc sử dụng pháo nổ và pháo hoa (Diêu Châu) để chào mừng chuyến viếng thăm của Hoàng đế. Pháo hoa Trung Quốc bao gồm bộ phận giống tên lửa (hay “chuột đất”, vì chúng được bắn từ trên mặt đất) và bánh xe, bi khói nhiều màu, pháo. Tất cả chúng đều nhằm tạo ra “tiếng nổ vinh quang”.

Pháo hoa ở Châu Âu

Có thể thuốc súng và pháo hoa đã được phát minh một cách độc lập ở châu Âu. Nhưng cũng có thể phát minh này từ Trung Quốc lan đến châu Âu qua Mông Cổ vào giữa thế kỷ XIII. Trong năm 1267, một tu sĩ người Anh là Roger Bacon ghi lại những gì nhìn thấy và chúng rất có thể là pháo nổ, trong đó ông ví chúng với tia chớp và tiếng gầm của sấm sét.

Tu sĩ người Anh Roger Bacon

Năm 1377, pháo hoa được sử dụng vào mục đích tôn giáo bí ẩn tại Tòa thánh ở Vicenza. Sau đó chúng được dùng để tạo hiệu ứng ánh sáng cho các nhân vật đóng vai sứ giả, đại diện cho Chúa Thánh Linh, hay thiên thần, khi họ được đưa lên và đưa xuống bằng dây thừng.

Vào thế kỷ XV, pháo được sử dụng ở châu Âu cho mục đích quân sự và hòa bình. Các thành phố của Ý và Tây Ban Nha nói riêng bắt đầu sử dụng pháo hoa để ăn mừng sự kiện ngoài trời. Nhà luyện kim Ý là Vannoccio Biringuccio mô tả các hoạt động lễ hội ở Florence và Siena, trong đó có “những chùm sáng” hay những ống phóng hở một đầu được đặt lên giàn gỗ gắn bánh xe có thể xoay tròn. Khi trình diễn, giàn bánh xe quay tạo nên những tia lửa như một đài phun ánh sáng.

Pháo hoa cũng được sử dụng ở nhiều nơi trên nước Đức. Một cuốn sách vẽ màu có tên là Schembartbücher ghi lại dấu ấn hội hè Schembart tại Nuremberg, đã vẽ những người đàn ông mặc trang phục rực rỡ sắc màu diễu hành qua thị trấn, thường thì có mang theo một số loại pháo hoa khác nhau. Một hình vẽ còn cho thấy người đàn ông đội chiếc mũ trông giống lâu đài với pháo hoa và khói bắn lên từ tòa tháp, hình ảnh thú vị khác nữa trông giống như bông atisô đang bốc khói.

Hình vẽ trong cuốn sách Schembartbücher. Trong đó có một người đội chiếc mũ giống lâu đài và cầm “bông atiso” bốc khói.

Những ngôi Sao rơi từ trên trời xuống

Nhưng buổi phóng pháo hoa lớn nhất của Châu Âu thời Trung Cổ chắc chắn là Girandola, được biểu diễn trong cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng mới tại lâu đài Castel Sant’Angelo ở Rome. Lâu đài hùng vĩ này nằm trên bờ sông Tiber. Ban đầu, vua Hadrian xây dựng nó làm lăng mộ hoàng tộc. Sau đó nó được cải biến thành pháo đài, và rồi trở thành nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng.

image-20141222-31570-wiqriu
Bắn pháo hoa trên lâu đài Castel Sant’Angelo ở Rome. (Jacob Hackert năm 1775)

Việc phóng pháo hoa tại lâu đài bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Đầu tiên lâu đài sẽ được thắp sáng bằng nến cùng những biểu tượng ngôi sao và huy hiệu phát sáng. Khi có tín hiệu súng, thợ khéo sẽ bắn quả cầu lửa lên và nó xuất hiện “như những ngôi sao, bùng nổ vào phút cuối” trên bầu trời. Kết thúc màn trình diễn là loạt pháo hoành tráng. Theo Biringuccio: “Chúng được thiết kế để sau khi bắn lên trời sẽ để lại vệt dài rồi nổ tung, và mỗi một lần nổ sẽ bắn về phía trước sáu hoặc tám quả pháo.”

Điều gây ấn tượng là vụ nổ lớn với lửa, khói và ánh sáng, tưởng chừng như bầu trời sập xuống Trái Đất hoặc như lửa từ địa ngục trỗi dậy, một trải nghiệm khải huyền thật sự.

Vào thế kỷ XVI, lễ hội pháo hoa tương tự như Girandola đã lan đến Bắc Âu. Phong cách biểu diễn ngày càng trở nên đa dạng. Hầu hết pháo hoa trong thời kỳ này thuộc quản lý của giới quan viên, được dùng để tôn vinh hoàng thân và các thành tích của họ.

Năm 1533, nước Anh cử hành lễ đăng quang của Anne Boleyn với sà lan trên sông Thames chuyên chở “thần rừng” điều khiển bệ phóng pháo và “con Rồng đỏ lớn liên tục di chuyển và tạo ra những ngọn lửa dữ dội”. Nữ hoàng Elizabeth I cũng rất thích xem đốt pháo hoa trong những năm 1570.

image-20141218-31031-m6aqez
Pháo hoa trên sông Thames, Thứ Hai ngày 15/5/1749.

Hoàng tử Đức dàn trận đánh giả và những màn kịch câm bằng pháo miêu tả trận đấu giữa rồng khổng lồ và cá voi phun lửa. Vua Pháp từng được xem pháo hoa, trong đó ánh sáng phát ra được xem là ngôi sao và sư tử (Leo) là Mặt trời. Người xem rất ngạc nhiên trước những màn trình diễn vốn đã phải tiêu tốn cả một gia tài nhỏ để dàn dựng. Tuy khiếp sợ khi xem, nhưng đây vẫn là một trải nghiệm hiếm hoi và mới lạ đối với nhiều người.

Tương lai của các màn trình diễn pháo hoa

Pháo hoa lúc ban đầu hoàn toàn khác với những gì chúng ta thấy ngày nay. Khi mà pháo hóa đã trở nên quá quen thuộc thì chỉ những màn trình diễn hoành tráng mới có thể gây ấn tượng với người xem. Trong thế kỷ XIX, xu hướng tiết kiệm của việc bắn pháo hoa đã khiến các nghi thức chính trị vốn cầu kì và công phu lùi vào quá khứ. Đến thế kỷ XX, pháo hoa đơn thuần trở thành buổi trình diễn ánh sáng đầy màu sắc, không còn những con rồng hay lâu đài, đến nỗi mà một nhà phê bình cho rằng pháo hoa là dạng tinh khiết nhất của nghệ thuật trừu tượng.

Nhưng những kiến thức cơ bản về pháo hoa, như nén thuốc súng vào ống sắp đặt trình tự nổ, ánh sáng nhấp nháy, âm thanh vang trời, tia lửa phun ra, cùng với những hiệu ứng đầy kịch tính, vẫn là nguồn cảm hứng đem đến sự ngạc nhiên và hào hứng cho khán giả mỗi năm. Pháo hoa với nhiều phong cách sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục gây ấn tượng trong nhiều thế kỷ tới.

Iris, Hàn Mai – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x