Lịch sử cấy ghép nội tạng của Trung Quốc

21/08/15, 10:05 Tin Tổng Hợp

Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 8 tại Quảng Châu, Trung Quốc, vài tổ chức y tế hàng đầu phương Tây đã nói rằng họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc sự thừa nhận được chờ đợi để cải thiện hệ thống ghép tạng của đất nước. Nhiều nhà phê bình đã thấy sẽ có một thảm họa nhân quyền sắp xảy ra – việc công nhận này tương đương như thừa nhận một hệ thống lừa gạt, vô đạo đức lấy nội tạng từ những tù nhân và tù nhân lương tâm. Trong bối cảnh của cuộc tranh luận này, chúng tôi sẽ đăng trình tự thời gian lịch sử của cấy ghép nội tạng bạo ngược ở Trung Quốc.

Các bác sĩ mang nội tạng tươi để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 8, năm 2012. (Ảnh chụp từ Sohu.com)

Bắt đầu cấy ghép

Sau khởi đầu thất bại trong những năm 1970, ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã bắt đầu vào những năm 1980, với việc cấy ghép tạng đến từ các tử tù. Người nhận hầu như chỉ là quan chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc.

Tử tù

Trong năm 1984, Bộ Công an và các cơ quan khác đã ban hành quy định về cấy ghép nội tạng từ các tù nhân. “Việc sử dụng các xác chết hay bộ phận cơ thể của bọn tội phạm phải được giữ bí mật nghiêm ngặt“, những người cung cấp tin nói. Ngày nay, chúng vẫn không bị bãi bỏ.

Tù nhân Duy Ngô Nhĩ

Trong những năm 1990, tù nhân chính trị, cụ thể thuộc các nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ đã bắt đầu trở thành mục tiêu lấy tạng. Theo lời khai của cựu cảnh sát và bác sĩ phẫu thuật ở Tân Cương, quê hương của người Duy Ngô Nhĩ, các cơ quan nội tạng đã được lấy ra trước khi tim của nạn nhân ngừng đập – bước đầu tiên của việc thực hiện mổ cướp nội tạng người sống.

Pháp Luân Công

Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã bắt đầu một cuộc đàn áp trên toàn quốc nhắm vào môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công. Khoảng 70 đến 100 triệu người Trung Quốc tập luyện môn này, theo ước tính của chính quyền và của Pháp Luân Công.

Làn sóng ghép tạng

Đến năm 2000, cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ. Các trung tâm cấy ghép đã được thành lập, bác sĩ phẫu thuật mới đã được đào tạo, và các bệnh viện Trung Quốc bắt đầu quảng cáo thời gian chờ đợi cấy ghép tạng quan trọng chỉ một vài tuần. Những người chờ cấy ghép tim được cho biết chính xác thời gian nội tạng mới cho họ sẵn sàng được cấy ghép – điều này là không thể nếu nó không được lên lịch thực hiện trước. Nguồn nội tạng mới dồi dào này là một bí ẩn.

Phơi bày

Bắt đầu từ năm 2006, các nhân chứng, các cuộc gọi điện thoại bí mật, và các báo cáo điều tra bắt đầu nổi lên cho thấy rằng các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nguồn quan trọng mới cho cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Người tị nạn Pháp Luân Công đã báo cáo về những xét nghiệm máu bất thường và các bài kiểm tra nội tạng. Một số báo cáo nói rằng họ bị đe dọa nếu họ không công khai từ bỏ đức tin của mình.

Thông tin được tiết lộ

Nhiều năm đã trôi qua, một bức tranh đầy đủ hơn đã bắt đầu xuất hiện: các chuyên gia ước tính rằng hơn 60.000 tù nhân lương tâm Pháp Luân Công bị giết để lấy nội tạng, hay tồi tệ hơn, nội tạng của họ bị lấy trong khi họ vẫn còn sống.

Sự che đậy

Từ năm 2012, nhiều người trong số các quan chức hàng đầu chịu trách nhiệm về những tội ác chống lại Pháp Luân Công đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu tranh nội bộ Đảng. Trong năm 2015, Hoàng Khiết Phu đã đổ lỗi cho cựu Bộ trưởng An ninh đầy quyền lực vì điều hành một hệ thống cấy ghép nội tạng “bẩn thỉu” lấy nội tạng của tù nhân. Tưởng Ngạn Vĩnh, bác sĩ đã tiết lộ về dịch bệnh Sars, khiển trách Từ Tài Hậu, một chỉ huy quân sự hàng đầu đã cho phép thu hoạch nội tạng sống. Pháp Luân Công không bao giờ được đề cập đến, và những chỉ trích công khai được nhiều người xem như một nỗ lực để các lãnh đạo hiện nay chối bỏ trách nhiệm. Trong khi đó, Hoàng Khiết Phu đã hứa với phương Tây không lấy nội tạng từ những tù nhân nữa.

Sự chấp nhận của phương Tây

Mặc dù chỉ là những lời hứa – bao gồm một bản email từ một chiếc điện thoại iPhone – phần lớn các tổ chức y tế phương Tây thừa nhận hệ thống cấy ghép tạng Trung Quốc là một vấn đề đạo đức. Động thái này nhằm khuyến khích Trung Quốc phát triển pháp luật thực sự để ngăn cản các hoạt động phi đạo đức. Nhưng nhiều người lo ngại rằng đơn giản nó sẽ không làm thay đổi ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng bạo ngược và bất hợp pháp, trong khi hàng chục ngàn người đã bị giết chết một cách phi lý và cơ thể của họ có thể bị bán rồi chìm vào lãng quên.

Thanh Phong dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x