Lào sắp xây thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo

16/05/17, 08:37 Việt Nam

Trong buổi tham vấn về việc Lào sắp xây thêm đập thủy điện Pak Beng trên sông Mekong, các chuyên gia Việt Nam lo ngại công trình sẽ tác động lớn đến dòng chảy của sông Mekong vào mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 20 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long.

Lào dự kiến khởi công xây đập thủy điện Pak Beng vào năm 2017. (Ảnh minh họa từ Internet)

Ủy ban sông Mekong Việt Nam vừa tổ chức tham vấn quốc gia về thủy điện Pak Beng, dự kiến được xây dựng trên sông Mekong ở Tây Bắc nước Lào. Buổi tham vấn diễn ra tại Cần Thơ nhằm ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh phía Nam.

Các chuyên gia cho rằng số liệu trong tài liệu phía Lào cung cấp đã cũ, giải pháp cũng lạc hậu, không đánh giá tác động xuyên biên giới. Ba công trình thủy điện của Lào gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng tác động lớn đến dòng chảy của sông Mekong vào mùa khô; sẽ làm tăng hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 20 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện trên sông Mekong mà hai nước Lào và Campuchia dự kiến xây dựng (Lào 9 đập, Campuchia 2 đập) thì lượng nước xuống hạ nguồn thiếu hụt đến 28%; nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền. Mặt khác, hồ chứa Pak Beng lưu giữ đến 90% bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng từ thượng nguồn…

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam) cho hay, đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do phù sa sông Mekong nên vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Hơn nữa các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính Mekong sẽ khiến biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn. Do đó, báo cáo dự án nên bổ sung nghiên cứu vấn đề xuyên biên giới với Việt Nam, nhất là về tác động sinh thái biển.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân cho rằng báo cáo dự án thủy điện Pak Beng có các vấn đề là thiếu số liệu, chuỗi số liệu quá ngắn so với các thời gian sử dụng của đập, không tính đến tác động địa chất trong không gian và theo thời gian…

Một đập thủy điện hoạt động trăm năm chứ không phải 20 năm nên phải đánh giá rõ ràng tác động như thế nào? Đặc biệt là tích lũy trầm tích, phù sa bị con đập này giữ lại thì sẽ vô cùng tai hại cho đồng bằng phía hạ lưu“, ông nói.

Giáo sư Trân cũng lưu ý đập Pak Beng nằm trong vùng động đất hoạt động rất mạnh mà báo cáo của dự án chưa nói tới. Chu kỳ động đất 10-20 năm là 5-6 độ Richter, 50 năm thì 7 độ Richter. Gần nơi Pak Peng sẽ toạ lạc, nhiều địa phương đã ghi nhận các trận động đất 6-7 độ Richter. “Trên dòng Mekong Lào xây dựng đập dây chuyền, nếu xảy ra động đất thì sẽ đổ vỡ dây chuyền“, ông quan ngại.

Tôi đề nghị Lào hoãn xây dựng đập, làm báo cáo đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ hơn để trình các quốc gia trong khu vực“, giáo sư Trân nói và cho biết đối với Việt Nam, đây là vấn đề sống còn nên khó khăn cách mấy cũng yêu cầu phía bạn hoãn lại.

Các đập thủy điện trên sông Mekong.

Địa phương vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng ở bờ sông Vàm Nao – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho rằng các đập thủy điện thượng nguồn đều gây lo lắng cho cả miền Tây và cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá tác động riêng kinh tế, xã hội và môi trường là chưa đủ. “Nếu như Lào và Campuchia cho xây toàn bộ 11 đập trên song Mekong và các công ty của Trung Quốc đầu tư tất cả thì tình hình sẽ như thế nào?“, ông Thi nói.

Tiến sĩ Dương Văn Ni (Khoa môi trường, đại học Cần Thơ) nói tham vấn thủy điện Pak Beng lần này cũng giống như khi tham vấn thủy điện Xayaburi mấy năm trước. Khi đó, Thủ tướng Việt Nam cũng có văn bản đề xuất Lào cho dời lại 10 năm sau hãy xây đập. “Nhưng nước bạn vẫn xây, vì sao? Vì tham vấn chỉ mang tính góp ý chứ không có tính pháp lý. Rõ ràng chúng ta đang rơi vào vòng luẩn quẩn“, ông Ni lo lắng.

Hồi tháng 2, trong buổi tham vấn tại Lào, tiến sĩ Davong Phonekeo – thư ký thường trực của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào – cho rằng dù có tăng trưởng kinh tế ấn tượng gần đây, Lào vẫn là quốc gia kém phát triển nhất khu vực Mekong. Do đó việc phát triển thủy điện theo cách bền vững và có trách nhiệm là chất xúc tác cho phát triển kinh tế và giúp cho hàng triệu người nước này 
thoát nghèo.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Sommath Pholsena cho rằng, dư luận không nên quá lo lắng về các tác động từ dự án đập thủy điện Pak Beng. Lào sẽ phải đảm bảo và chịu trách nhiệm đối với người dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Pak Beng là thủy điện thứ nhất trong chuỗi 11 bậc thang thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng trong vùng hạ lưu sông Mekong. Đây là công trình thứ 3 của Lào (thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay, Tây Bắc Lào), sau Xayaburi và Don Sahong, cách đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000 km.

Chính phủ Lào cho biết công trình đập Pak Beng dự kiến được khởi công năm 2017, hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu đi vào hoạt động thương mại năm 2024. Trước đó, Lào đã nộp cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) báo cáo về nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và xã hội của thủy điện Pak Beng. Cuối năm 2016, các nước thành viên MRC thống nhất quá trình tham vấn cho dự án thủy điện này trong vòng 6 tháng.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

x