Lăng Halicarnassus: Kỳ quan của thế giới cổ đại

25/05/15, 04:00 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Mausoleum, tức lăng mộ, là “một công trình kiến trúc đặc biệt được xây để lưu giữ xác chết của một người quan trọng hay người chết trong một gia đình“. Từ Mausoleum có nguồn gốc từ tên của vua Mausolus, người nổi tiếng cũng bởi ‘Lăng mộ’ (Mausoleum) vĩ đại được xây cho ông. Ngày nay, công trình này nằm ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, và là một trong ‘Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại’.

Hình ảnh của Lăng Halicarnassus (Nguồn: civilization.wikia.com)

Lăng mộ này là một trong những kiến trúc nổi tiếng nhất trong thế giới cổ đại. Sau các Kim tự tháp Giza, đây là kỳ quan còn tồn tại lâu nhất, đứng vững trong hơn một thiên niên kỷ rưỡi (1500 năm).

Lăng Halicarnassus được xây dựng cho Mausolus, người cai trị thứ hai của Caria từ triều đại Hecatomnid (và trên danh nghĩa là một phó vương Ba Tư), đã chết trong năm 353 TCN. Là người tái thành lập thành phố Halicarnassus, Mausolus đã nhận được vô số tôn vinh và một lăng mộ cho ông đã được dựng trên quảng trường trung tâm thành phố, để phù hợp với phong tục của người Hy Lạp. Người phụ trách dự án này là góa phụ của Mausolus là Artemisia II, người tình cờ cũng là em gái của ông.

Tượng của Mausolus tại Bảo tàng Anh, năm 2012 (Wikipedia Commons)

Thiết kế của lăng được cho là lấy cảm hứng từ Lăng mộ Nữ thần biển Lycian Xanthos vào những năm đầu thế kỷ thứ 4 TCN, mặc dù quy mô của nó lớn hơn nhiều. Người ta tin rằng các kiến trúc sư Hy Lạp Satyros và Pytheos đã được Artemisia từ Hy Lạp mời đến thiết kế hình dáng tổng thể của lăng, trong khi các nhà điêu khắc Byraxis, Leocharis, Timotheus, và Scopas of Paros phụ trách trang trí lăng mộ. Làm việc dưới quyền họ là hàng trăm công nhân và các thợ thủ công khác. Kết quả cuối cùng là một kỳ tích kết hợp phong cách của ba nền văn hóa khác nhau – Hy Lạp, Lycian và Ai Cập.

Một phần tái thiết kế của Lăng mộ nữ thần biển tại Xanthos ở Lycia (Nguồn: Wikipedia Commons)

Có lẽ để ai ai cũng được chiêm người công trình này, lăng được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi nhìn ra thành phố. Một nền đá được xây dựng đầu tiên, và kèm theo đó là một cái sân. Phía trên cùng của nền đá này dẫn đến một cầu thang với hai bên là những con sư tử đá. Dọc theo bức tường ngoài sân là những bức tượng của các nam thần và nữ thần khác nhau, trong khi đó các chiến binh đá được đặt vào vị trí mỗi góc. Tại trung tâm của nền tảng đá này là Lăng chính. Tòa nhà được xây dựng bằng gạch, phủ ngoài bằng đá cẩm thạch trắng Proconnesian, tạo nên một vẻ ngoài tráng lệ.

Chi tiết bức tường ngoài mô tả nữ tướng tại Lăng Mausoleum ở Halicarnassus: Chiến tranh giữa các nữ tướng và người Hy Lạp. Chụp năm 2012 bởi Carole Raddato. (Nguồn: Wikipedia Commons)

Một phần ba đầu tiên của lăng là một khối vuông, được bao phủ với các tác phẩm điêu khắc nổi bật. Những phù điều có các hình ảnh mẫu từ các tiết mục biểu diễn văn nghệ của người Hy Lạp, bao gồm cả Centauromachy (cuộc chiến giữa người Lapith và người ngựa).

Một phần ba kế tiếp của Lăng là tập hơn 36 cột trụ. Giữa mỗi cột trụ là một bức tượng, mỗi khối đá rắn chắc được đặt phía sau mỗi cột trụ để chịu trọng lượng mái. Mái nhà, chiếm một phần 3 cuối cùng, là một kim tự tháp bước với 24 tầng, đặt ở trên là tượng điêu khắc của Mausolus và Artemisia đang cưỡi một cỗ xe bốn ngựa.

Trong khi cuộc chinh phục của Alexander Đại đế vài thập kỷ sau đó đã kết thúc triều đại Hecatomnid, lăng tồn tại lâu hơn triều đại này một thiên niên kỷ. Trong thế kỷ thứ 13, một loạt các trận động đất đã phá hủy các cột và làm chiếc xe ngựa đá rơi xuống đất.

Vào những năm đầu thế kỷ 15, chỉ có nền của kiến trúc này có thể được nhận ra. Vào những năm cuối của thế kỷ 15, một lần nữa vào năm 1522, tin đồn về cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, những Hiệp sĩ cứu tế đã sử dụng những tảng đá từ Lăng để củng cố bức tường lâu đài của họ ở Bodrum. Ngoài ra, phần lớn các tác phẩm điêu khắc còn lại đã được nghiền thành vôi thạch cao, mặc dù một số tác phẩm xuất sắc nhất đã được thu nhặt lại và gắn trong lâu đài Bodrum. Sau đó, nhiều bức tượng này đã được Đại sứ Anh quốc mua lại cho Bảo tàng Anh.

Những hình ảnh về Lăng mộ ở Halicarnassus, 2013. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Vị trí của lăng mộ này sau đó đã biến mất, và chỉ được Charles Thomas Newton – người làm việc cho Bảo tàng Anh tái phát hiện trong thế kỷ 19. Newton đã thành công trong cuộc tìm kiếm của mình và đã xác định được một số bức tường, một cầu thang và ba góc của nền móng. Thêm nữa, Newton cũng phát hiện ra các phần điêu khắc trang trí tường của kiến trúc, những phần của mái nhà bậc thang, một bánh xe bị hỏng từ tác phẩm điêu khắc trên mái nhà, và hai bức tượng được cho là từng ở trên xe ngựa điêu khắc đó. Các hiện vật này sau đó đã được đưa tới Luân Đôn, nơi chúng vẫn còn được trưng bày tại Bảo tàng Anh, mặc dù các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách để chúng có thể hồi hương. Đó là tàn tích cuối cùng của một lăng mộ ngoạn mục đáng kinh ngạc trong thế giới cổ đại.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x