Làng “Đá dựng” ở Vĩnh Phúc lạ lùng với truyền thống ăn “đất nướng”

02/04/17, 10:06 Chuyện lạ

Nằm ở vùng núi phía Tây Bắc, Vĩnh Phúc, Lập Thạch là một làng có lịch sử khá lâu đời và ít biến động theo thời gian. Đặc biệt, người dân nơi đây còn lưu giữ phong tục khá đặc biệt là ăn “đất nướng”.

Bà Khổng Thị Biện đang gọt đất sau khi đào về. (Ảnh: Soha)

Bánh đất hay còn gọi là bánh ngói chính là đặc sản của vùng đất được hình thành vào thời nhà Trần này. Bánh chính xác được làm từ đất, một loại đất đặc biệt phải đào rất sâu mới có thể tìm thấy.

Loại đất ăn được này là đất màu trắng, tinh khiết, như những cục phấn, có vân. Đất sau khi được đào lên thì đem rửa, cắt nhỏ, nếu muốn “ngon” thì nướng với lá sim và tẩm thêm các loại gia vị khác.

Bà Khổng Thị Biện, người đã có trên 60 năm ăn món ăn này cho biết: “Từ xa xưa, ông cha đã ăn món ăn này. Chính vì vậy, như đã trở thành một lệ quen, cứ mỗi khi gia đình có giỗ, Lễ Tết thì món “bánh đất” luôn là thành phần không thể thiếu”.

Đất được nướng với lá và rơm rạ. (Ảnh: Zing News)

Cũng theo bà Biện, tục ăn đất có từ bao giờ thì thế hệ trước cũng không rõ, nhưng từ năm 1945 thì đã có nhiều người ăn.

Tuy nhiên, tập tục truyền thống này đang dần mai một, khi những người “ăn đất” cuối cùng của làng lần lượt qua đời.

Trong ký ức của chị Nguyễn Thị Khuyên, con dâu bà Biện, khi chị làm dâu nhà bà Biện vào năm 1989, cảnh chợ “bánh ngói” vẫn diễn ra tấp nập. Chị cũng là một trong những người bán “bánh ngói” cuối cùng của đất Lập Thạch.

Tập tục ăn đất tại Lập Thạch dần mai một khi những người lớn tuổi còn giữ tập tục này lần lượt qua đời. (Ảnh Zing News)

“Khoảng 20-30 năm trước, đất ăn được bày bán tràn lan ở chợ, chợ nào cũng có gian hàng bán đất, như bán rau, bán thịt”, theo lời vị chủ tịch ở Lập Thạch.

Nhiều chuyên gia, phóng viên đã tìm đến khu vực này để khảo sát, tìm hiểu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ, chỉ thấy khu đồi nơi dân ở bị khoét rỗng ruột khá nhiều vì dân đào đất lên ăn và bán lại cho những người hiếu kì.

Trên thế giới, việc chế biến đất làm món ăn cũng thường được nhìn thấy tại các khu vực nghèo khó như Haiti thuộc khu vực Caribean. Tại đây, trẻ em lẫn người lớn đều ăn đất để ứng phó với tình trạng khan hiếm thức ăn.

Bánh đất được chế biến theo công thức và quy trình dân gian tại Haiti:

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x