Làm thế nào để thai nhi phát triển thông minh và khỏe mạnh
Làm sao để mang thai một đứa con khỏe mạnh thông minh? Đó là điều mà bất kì ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn cho thiên thần bé nhỏ của mình nên cố gắng thực hiện rất nhiều biện pháp. Lời khuyên cho bạn chỉ đơn giản một câu, hãy chú ý “não” của thai nhi.
Não trẻ cần nhất là dưỡng khí (khí ô-xy), gần 100%, nhưng bản thân đứa bé vẫn còn trong nước ối, không thể tự động hô hấp, hoàn toàn phải dựa vào sự cung cấp của mẹ qua “cầu nối sinh mệnh” duy nhất là dây rốn. Vì vậy khi mang thai, bản thân người mẹ thân thể khỏe mạnh, hàm lượng oxy trong máu luôn duy trì 100% và không ngừng cung ứng cho thai nhi, thì đứa bé sẽ khỏe mạnh.
Hai trường hợp được đưa làm ví dụ giúp bạn hiểu hơn về việc mang thai và sinh con.
Một đứa trẻ mới 36 tuần 1 ngày, theo định nghĩa về nhi khoa thì đây không tính là sinh non, theo định nghĩa khoa phụ sản là hơi sớm (lớn hơn 37 tuần thì không tính), nhưng theo lập trường sản khoa, đủ 36 tuần mà bị vỡ nước ối, đau bụng sinh, thì không tiến hành an thai, mà nên cho sinh con, đứa trẻ ra bằng phương thức tự nhiên.
Cân nặng của đứa trẻ chỉ có 1790 gram (tiêu chuẩn là 2795 gram), tiếng khóc, phản ứng, sức sống vẫn đạt tiêu chuẩn,nhưng khi kiểm tra thì dây rốn rất mảnh và màng nhau thai đã được nhuộm màu xanh lá cây, mô nhau thai đã thể hiện cứng đờ và phần nào tối tăm, những biểu hiện bên ngoài này đều là hiện tượng nhiễm trùng. Những người hộ sinh đã không ngạc nhiên khi người mẹ này sẽ vỡ nước ối đau bụng sinh sớm như thế.
Trong khi đó, một đứa bé khác, sinh đủ tháng, cân nặng nhẹ một chút, chỉ có 2700 gram (tiêu chuẩn là 3400 gram), nhưng tiếng khóc vang dội, sức sống mạnh mẽ. Dây rốn vẻ ngoài rất to và dày, nhau thai đỏ rừng rực rất đẹp.
Tuy cả hai đứa trẻ đều không có việc gì, đối với ảnh hưởng lên não bộ, tương lai chúng ta cũng khó mà theo dõi. Nhưng, chẳng phải so với đứa trẻ thứ nhất, đứa trẻ thứ hai cho người ta cảm giác vững chắc về tương lai của nó hơn?
Muốn cung cấp đủ dưỡng khí cho thai nhi cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
1. Hàm lượng oxy trong máu người mẹ phải đầy đủ, tức 100% (thời kỳ mang thai 10 tháng cần thiết mỗi phút, mỗi ngày giống nhau).
2. Điểm tiếp nối giữa tử cung và nhau thai phải chặt chẽ không thể phân tách.
3. Dây rốn của trẻ sơ sinh phải hoàn hảo.
(1) Theo lý thuyết, hàm lượng oxy trong máu người mẹ bình thường là 100% thì hàm lượng oxy trong máu thai nhi cũng phải là 100%, nhưng thực tế không phải vậy, trong máu thai nhi chỉ có 60~70%, như vậy có an toàn không?
Có thể là nó đã bị tiêu hao một phần khi lưu thông qua một lớp cơ bắp tử cung và nhau thai, nhưng não của trẻ cần 100% oxy để phát triển tốt, vậy phải xử lý như thế nào đây?
Nói chung, oxy không phân bố mọi nơi trong máu, theo máu chảy đi khắp cơ thể. Nó đầu tiên phải bám trên huyết sắc tố của hồng cầu là hemoglobin (thành phần chính của hồng cầu, viết tắt là Hb), rồi mới được mang theo đến tất cả các bộ phận cơ thể, cho nên nếu Hb không đủ (vì thiếu sắt, thiếu máu…) thì có thể dẫn đến thiếu oxy.
Người mẹ sẽ tự động thay đổi và tăng khả năng “chở” oxy trên Hb của trẻ khi nồng độ oxy trong máu không đủ, cũng có nghĩa là Hb mang nhiều oxy hơn mẹ bầu.
Tuy nhiên, tải trọng có giới hạn, nếu hàm lượng oxy của người mẹ không đủ (vì thiếu máu hoặc bị bệnh), thì lượng oxy truyền cho thai nhi cùng sẽ giảm xuống theo, buộc Hb của trẻ phải mang theo oxy nhiều một chút mới có thể đáp ứng nhu cầu của não bộ, nhưng điều này vượt qua khả năng của thai nhi, thai nhi rất nhanh sẽ tê liệt, tim đập chậm lại, hai cái hợp lại sẽ không tốt cho não bộ.
Nếu người mẹ vì một số nhân tố như bị bệnh, trong máu có vi khuẩn gây bệnh, vì vi khuẩn cũng cần oxy để sống, nên hàm lượng oxy trong máu không thể đủ 100%, thì tình trạng thai nhi chắc chắn cũng xấu hơn, tổn thương đến sự phát triển của não bộ thai nhi cũng có thể gây hại đến những bộ phận khác…, cho nên sức khỏe người mẹ là sự bảo đảm cho sự phát triện khỏe mạnh của thai nhi. Đây cũng chính là lý do tại sao khi khám bệnh một số bác sĩ vẫn luôn nhấn mạnh bà bầu không thể mắc bệnh, khi bị bệnh nhất định phải điều trị ngay lập tức.
Não trẻ có hàng triệu tế bào thần kinh, nếu có một tế bào thần kinh bị hư, thì có thể sẽ lây lan sang tế bào gần đó, thậm chí cả tế bào ở xa, hơn nữa còn ảnh hưởng lâu dài, có khi tạm thời không thấy được biểu hiện khác thường, đợi sau khi sinh ra đến lớn lên mới bộc phát, điều đó mới đáng sợ.
Thông thường, trong khi mang thai, mẹ bầu đều đặt hết tâm tư vào việc nên ăn cái gì, nhưng nếu cẩn thận suy nghĩ một chút, ẩm thực mỗi quốc gia và Việt Nam bất đồng, nhưng vẫn có thể bồi dưỡng ra nhân tài, nên ẩm thực không quan trọng như tưởng tượng của chúng ta, suy nghĩ của các mẹ bầu cần phải thay đổi sang hướng khác.
Lời khuyên đơn giản là, mỗi ngày đến công viên đi dạo 15 – 30 phút, bởi vì không gian thoáng đãng giàu oxy và vận động nhẹ có thể gia tăng hô hấp, tốc độ vận chuyển máu, những điều này đều tốt cho thai nhi.
(2) Nhau thai được gắn liền với tử cung, chức năng của nhau thai đơn giản chỉ là lọc bỏ các chất có phân tử lớn trong máu người mẹ và giữ lại những chất dinh dưỡng có phân tử nhỏ thích hợp cho trẻ hấp thu, lớp màng lọc nhau thai này tạo bởi các lớp mô có cấu tạo rất mỏng.
Nói một cách khác, nhau thai rất dễ dàng bị tổn hại, một khi bị tổn hại, mất đường chuyển chất dinh dưỡng, lượng oxy được chuyển qua sẽ thiếu đi, tình huống này thường thường đều là hình thành từ từ, nên sản phụ hầu như đều không thể phát hiện ra, vì vậy không chú ý, đợi đến lúc xảy ra chuyện, như sinh non hay nhau thai bong tróc ra trước ngày sinh thì lúc đó có hối hận cũng không kịp.
Nghiên cứu cho thấy, mầm tai họa gây ra việc này hầu hết đều đến từ việc bị bệnh và nhiễm trùng của thai phụ, nên một khi bị bệnh, bất luận bệnh nặng nhẹ thế nào, như khí hư có ngứa có mùi, thì nhanh chóng điều trị mới là hành động sáng suốt.
(3) Dây rốn dù là một ống vận chuyển, nhưng nó cũng có thể lớn lên cùng thai nhi, nguyên nhân chỉ có một, nhu cầu của cơ thể trẻ càng lúc càng lớn.
Tuy nhiên, dây rốn dù sao cũng là bộ phận cấu thành của cơ thể, chứ không phải ống plastic, vì vậy nếu nó bị tổn thương, bị nhiễm trùng, sẽ mất tính đàn hồi, ngược lại còn co nhỏ lại, trong tình trạng oxy không đủ, não thiếu oxy, thai nhi đành phải đạp bày tỏ sự phản kháng.
Tình trạng thai nhi thiếu oxy xảy ra mỗi ngày, chúng ta không nên gặp chuyện rồi mới lo giải quyết, mà phải ghi nhớ lời dặn của các chuyên gia về những điều nên làm.
Vai trò của những bà mẹ rất quan trọng, vì đứa trẻ ở trong bụng của bạn chứ không phải trên người bác sĩ, mọi hành động của bạn đều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con trẻ, nên việc bảo trì tâm thái vui vẻ, hoạt động nhiều hơn, không sinh bệnh là những điều kiện tiên quyết.
Iris dịch