“Kỳ thi công chức” ở Phần Lan khiến người Trung Quốc không khỏi mất mặt
Trong lần gặp một người bạn làm việc cho chính phủ Phần Lan, sau khi được nghe nói về sự thật trong những “kỳ thi công chức liêm chính” tại quốc gia này, Cẩm Bách Quân đã không khỏi cảm thấy “mất mặt” cho người Trung Quốc vì những gì vẫn đang diễn ra tại Đại lục.
Cẩm Bách Quân có một người bạn là Reimer ở Phần Lan, người làm việc cho chính phủ tại thủ đô Helsinki. Một ngày nọ, Cẩm Bách Quân đúng lúc có việc đi đến tòa thị chính tìm anh ta, anh ta nói với Cẩm Bách Quân rằng: “Hôm nay là ngày thi công chức, ông có thể đợi tôi 2 tiếng được không?”. Ông Cẩm vui vẻ bằng lòng, ngồi đọc sách trên ghế băng dài bên hành lang, cứ thế giời gian trôi đi lúc nào không biết. Sau đó ông Reimer bước ra, ông Cẩm vội hỏi về tình hình cuộc thi. Không hỏi thì không biết, vừa hỏi thì đã giật mình, Reimer hớn hở nói, sau khi hoàn thành bài kiểm tra, ông so sánh với các câu trả lời ở mặt sau của đề bài và ước tính điểm kiểm tra lần này, cho thấy kết quả rất khả quan.
“Cái gì? Đáp án có trên đề bài kiểm tra luôn à?”, Cẩm Bách Quân cảm thấy khó hiểu và nói thêm rằng: “Vậy các ông đều đạt 100 điểm hết cả rồi!”
“Không đâu. Không ai sao chép câu trả lời đằng sau đề bài kiểm tra cả”.
Nghe anh ta nói như vậy, ông Cẩm hỏi lại ngay: “Tại sao đáp án lại được bấm kèm sau bài thi, chẳng phải để các ông chép luôn ư?”
Reimer liền giải thích: “Không! Không phải vậy! Chúng tôi rất nghiêm túc trong khi làm bài thi, 2 giờ đầu chúng tôi giải đề, 10 phút sau so sánh kết quả. Cho dù là đúng hay sai cũng không được xóa hay chữa đáp án nữa”.
Reimer nói với Cẩm Bách Quân rằng, cuộc thi công chức ở Phần Lan, đôi khi câu trả lời được đính kèm vào mặt sau của bài kiểm tra, để thí sinh có thể tự đánh giá điểm của chính mình, nếu như bài thi không đạt thì họ phải tự giác đóng tiền học lại, thi lại cho đến khi qua thì thôi.
Là một công chức ở Phần Lan, tuy mức lương cao, đãi ngộ phúc lợi cũng tốt, nhưng tính kỷ luật lại rất nghiêm khắc. Nhận quà và được mời ăn tiệc là một vấn đề lớn, nếu bất cẩn thì con đường công danh, sự nghiệp sẽ gặp trắc trở. Điều đầu tiên khi Reimer tốt nghiệp đại học bước vào làm công chức, phải biết rõ giới hạn của ‘tham nhũng’, nhận quà hoặc được mời đi ăn là vấn đề gì. Ông hỏi những nhân viên công chức đi trước, và anh được nhân câu trả lời: “Có thể uống một cốc bia, hoặc ăn một cái bánh Sandwich, nhưng nếu như bất cẩn uống rượu vang của người khác rồi, như vậy về sau từng thời từng khắc đều có thể gặp rắc rối”.
Pháp luật ở Phần Lan quy định công chức không được nhận những món quà có giá trị tương đối cao, mà họ có định nghĩa chi tiết về giá trị tương đối cao: Được điều chỉnh theo chỉ số vật giá, thường khoảng 20 euro (524.000 đồng). Mà nếu đó là công việc tiếp khách, công việc cần được làm trên bàn tiệc, thì mời khách bằng khoảng tiền công, từ Thủ tướng đến tổng Tham mưu, có những người nào ăn cùng nhau, chọn thức ăn nào, chi ra bao nhiêu tiền, đều phải lập danh sách rồi đăng lên mạng. Tất cả mọi người đều có thể xem, từng việc nhỏ cũng đều tra xét rõ ràng, hết thảy đều phải quang minh chính đại. Khi công chúng phát hiện vấn đề có thể báo cáo lên, thậm chí là khởi tố.
Các chuyến công tác cũng vậy. Nếu một công chức đi công tác trong vòng chưa đến 1 ngày, họ thậm chí sẽ phải nhận tiền trợ cấp theo giờ. Nếu muốn thừa dịp công tác mà đi du lịch đây đó thì phải bỏ tiền cá nhân ra, bởi vì chính phủ không cho thêm bất cứ một xu tiền trợ cấp nào.
Cẩm Bách Quân không khỏi tò mò hỏi Reimer, với những quy định nghiêm khắc như vậy, đã có ai tham nhũng hay chưa? Reimer suy nghĩ hồi lâu mới tiếp tục, vụ gần đây nhất là 4 năm trước, đó là Thống đốc ngân hàng trung ương, trong buổi tiếp đón chính thức, ông đã vô tình gọi lên 1 đĩa gan ngỗng muối và đã bị giới truyền thông tiết lộ sau khi kiểm tra thực đơn trên mạng. Thống đốc đã từ chức vì món gan ngỗng này (vì món ăn có giá cao hơn so với các món ăn khác)! Đây là vì danh dự, đạo đức truyền thống và không khí xã hội mà lấy làm hổ thẹn trước hành vi tham ô. Đối với công chức và viên chức Phần Lan có ảnh hưởng rất lớn.
Phần Lan sở dĩ có thể nổi tiếng về sự chính trực và ý thức tự giác là vì có các “kỳ thi” liêm chính như vậy. Khi sự trung thực, sự thành tín, sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của một quốc gia, một dân tộc trở thành một thói quen, một ý thức tự giác, một chủng tập quán hình thành về sau, thì đó phải là một xã hội hài hòa, ấm áp và đẹp đẽ.
Sinh Toàn (Theo Secret China)