Kỳ lạ tục giao chạ khiến 2 làng 700 năm không có người lấy nhau

23/02/15, 13:00 Tin Tổng Hợp

(PLO) – Hơn 700 năm qua, 2 làng Vân Đài và Tam Đường thuộc xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình dù ở gần nhau, qua lại giao lưu hàng ngày vẫn tuyệt nhiên không có đôi nào lấy nhau.

Lễ hội giao chạ ở Vân Đài – Tam Đường

Vào ngày lễ giao chạ, các cụ già người làng Vân Đài vẫn gọi các thanh niên người làng Tam Đường là anh, chị. Điều kỳ lạ này bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong lịch sử.
Huyền Trân công chúa vì nước quên thân
Tương truyền rằng, vào thời Trần, vua Trần Nhân Tông sinh hạ được hai công chúa là Diệu Từ Ân (tức Huyền Trân công chúa) và Diệu Từ Dong (tức Diệu Dung công chúa). Khi còn nhỏ, hai công chúa sống với nhau gắn bó, keo sơn. Khi lớn lên, trước tình cảnh đất nước bị giặc Nguyên Mông xâm lược, theo điều luật của triều đình thì hoàng tử phải ra trận còn công chúa và hoàng gia phải tổ chức tăng gia lấy lương thực để nuôi quân đánh giặc.
Để giữ mối bang giao với Chiêm Thành, tập trung đối phó với quân Nguyên Mông, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm là Chế Mân. Sử sách còn ghi, sau khi được vua cha gả cho vua Chế Mân người Chăm, Huyền Trân công chúa đã gạt bỏ đau buồn, ra đi làm dâu xứ người, hy sinh cho đất nước.
Vượt qua cửa tử ngày vua Chế Mân băng hà (do Chiêm Thành có tập tục Hoàng Hậu phải hỏa thiêu theo chồng), được Trần Khắc Chung cứu thoát, công chúa trở về, được vua cha ban hiệu Diệu Từ Ân công chúa, ngự tại phủ Tân Cương (nay là thôn Thái Đường), cùng vua cha lo việc chống Nguyên, đi tới thắng lợi cuối cùng. Khi công chúa Huyền Trân mất, dân làng Thái Đường (thôn Tam Đường, xã Tiến Đức ngày nay) lập đền thờ bà.
Còn người ở lại là công chúa Trần Ngọc Dong (hiệu Diệu Từ Dong công chúa), được vua cha giao cho việc sản xuất lương thực, cung cấp quân lương phục vụ vua tôi nhà Trần chống giặc. Bằng tài năng và lòng say mê mở mang vùng đất, khai phá ruộng đồng trồng lúa, công chúa Diệu Dong đã khai phá cả một vùng đất rộng lớn Duyên Hà, Tiên Hưng, đắp đê ngăn lũ, chống nước biển xâm thực ruộng đồng.
Một lần, khi đi vi hành vùng đất có 36 gò nổi lên giữa mênh mang sông nước, ngẩng đầu nhìn lên, công chúa thấy ẩn hiện trong quầng mây ngũ sắc chiếc đài sen huyền diệu, xung quanh mây trời bao phủ trắng xóa. Nghĩ là điềm lạ, công chúa truyền cho dân chúng đặt tên vùng đất này là Vân Đài.
Trải qua tháng năm, vùng đất Vân Đài trở thành nơi đất đai trù phú, dân cư đông đúc. Ngày 15 tháng Chín âm lịch, công chúa mất đi, dân chúng trong vùng vô cùng thương tiếc, tôn là Thánh Mẫu, xây miếu Đường Đài tại mộ, bên sông Sa Lung cạnh làng (vốn khởi nguồn từ sông Luộc giáp đất Hưng Yên, chảy đến cống Trà Linh, huyện Thái Thụy và đổ ra biển), sau đó lại lập đền giữa làng, hương khói quanh năm.

Giao chạ: Một mỹ tục độc đáo

Để tưởng nhớ và tri ân công đức của hai chị em công chúa, dân làng Vân Đài lấy ngày mất của Thánh mẫu Diệu Dung để mở hội và dâng lễ, đón dân làng Thái Đường nơi thờ công chúa Huyền Trân về dự, xin kết làm chị em. Đến nay, trải qua hơn 700 năm, lễ giao chạ vẫn được nhân dân hai làng gìn giữ.
Hàng năm, cứ vào ngày giỗ của Huyền Trân công chúa (15/2 âm lịch), thôn Tam Đường mở hội, dân làng Vân Đài chạ dưới cử 64 người quần áo chỉnh tề lên tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu. Ngược lại, vào ngày giỗ của Diệu Dung công chúa (ngày 15/9 âm lịch) khi làng Vân Đài mở hội thì 84 người làng Tam Đường chạ trên xuống tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu.
Trong suốt hai ngày diễn ra tục giao chạ, dân hai làng có dịp chia sẻ vui buồn, chia sẻ cách làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh, giao lưu văn hóa văn nghệ. Người dân chạ Vân Đài gặp người dân chạ Tam Đường ở bất kỳ lứa tuổi nào đều gọi là anh/chị và xưng em một cách tự nhiên, trân trọng.
Người dân Tam Đường gặp chạ em Vân Đài luôn luôn thân chiều nhau như anh chị em ruột thịt lâu ngày gặp lại. Những thời khắc gặp mặt tại các gia đình luôn được thể hiện trong bầu không khí đoàn kết, ấm cúng và thân thiết. Khi chia tay, dân hai làng bịn rịn tiễn chân nhau ra tận đầu làng.
Và cũng chính bởi tục giao chạ đã được ghi vào hương ước của hai làng từ 700 năm qua mà các gia đình đều giáo dục con cháu coi nhau như ruột thịt trong nhà, dù không có huyết thống cũng không bao giờ kết làm phu thê. Quả thực, đây là một nét văn hóa độc đáo khó tìm thấy ở một vùng quê nào khác!

Theo Pháp luật VN

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x