Kỳ lạ giống chuối khổng lồ tại Papua New Guinea

15/12/15, 07:57 Chuyện lạ

Hòn đảo Papua New Guinea, nơi có những cánh rừng nhiệt đới xanh mát và rừng chuối khổng lồ cho ra trái to bằng cổ chân khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ.

Giải mã giống chuối "thành tinh" to bằng... cổ chân ở Papua New Guinea - Ảnh 1.
Quả của cây chuối khổng lồ ở Papua New Guinea.

Nằm trong khu vực rừng bao quanh núi lửa Bosavi ở Papua New Guinea, những bụi chuối khổng lồ lâu nay được xem như loài thực vật thân quen, gắn liền với cuộc sống của người dân bản xứ. Tuy nhiên, với thế giới, chúng vẫn là giống cây vô cùng kỳ lạ.

Mặc dù không đem lại lợi ích về mặt kinh tế nhưng chuối khổng lồ cũng là một trợ thủ đắc lực cho người dân bản xứ ở Papua New Guinea trong cuộc sống hằng ngày. Họ dùng lá của chúng để lợp mái lều canh trong những chuyến săn dài ngày trong rừng.

Giải mã giống chuối "thành tinh" to bằng... cổ chân ở Papua New Guinea - Ảnh 2.
Cây có chiều cao gấp nhiều lần so với giống chuối thường thấy.

Những cây chuối khổng lồ này có tên là Musa ingens có nghĩa là chuối khổng lồ. Chúng là giống lớn nhất trong họ Chuối và được xem là đặc trưng của rừng nhiệt đới Papua New Guinea.

Với chiều cao 15m, chu vi mỗi thân cây chuối khổng lồ cũng có thể đạt tới 2m. Lá của chúng cũng được xếp vào hạng “khủng” với chiều dài 5m, chiều rộng 1m và cuống giả 2m. Khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái và còn rất nặng. Ước tính trung bình mỗi buồng có trọng lượng khoảng 60kg. Có chiều khoảng 18cm và chiều ngang từ 3 – 4cm nhưng quả của chúng lại không ăn được.

Giải mã giống chuối "thành tinh" to bằng... cổ chân ở Papua New Guinea - Ảnh 3.
Các nhà sinh vật học chụp ảnh bên cây chuối khổng lồ.

Ngày nay, chuối khổng lồ còn lại rất ít trong tự nhiên vì hạt của chúng rất khó kiếm. Hơn thế, quá trình nảy mầm của hạt có thể lên đến 1 năm hoặc hơn. Vì vậy, chuối khổng lồ hiện rất hiếm và được nhiều người yêu thực vật trên thế giới lùng sục.

Giải mã giống chuối "thành tinh" to bằng... cổ chân ở Papua New Guinea - Ảnh 4.
Người dân bản xứ dùng lá chuối khổng lồ lợp mái.

Theo Kênh 14

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

    Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

x