Kỷ Hiểu Lam có công năng đặc dị, lúc sinh ra có “linh vật hóa thân”
Cổ nhân thường dạy: “Trên đầu ba thước có thần linh”, còn nói “tâm đến Thần biết”. Từ xưa đến nay, những người có công năng đặc dị có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự tồn tại của Thần Phật là rất nhiều, Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh là một trong số đó.
Kỷ Quân (26/07/1724 -14/03/1805)
Kỷ quân tên tự là Hiểu Lam và Xuân Phàm, là một danh sĩ nổi tiếng và quan lại đời nhà Thanh, xuất thân trong một gia đình làm quan, phụ thân của ông là Kỷ Dung Thư là một học giả khảo chứng nổi tiếng, từng làm quan ở kinh thành.
Thuở nhỏ ông thông minh hơn người, đọc sách nhanh như gió, được mọi người gọi là thần đồng. Sau khi trưởng thành, ông học Hán nho, công thơ, văn biền ngẫu, giải nghĩa từ trong sách cổ, vì đọc nhiều sách vở nên ông có được kiến thức uyên bác thâm sâu. Ông từng đảm nhiệm Tổng biên soạn “Tứ khố toàn thư” thời gian kéo dài hơn 10 năm.
Kỷ Hiểu Lam nhìn được trong bóng đêm
Khi còn bé ngoài việc được mệnh danh là thần đồng ra, ông còn được biết đến như một đứa trẻ có “công năng đặc dị“. Ông có thể nhìn thấy mọi thứ trong bóng tối giống hệt như ban ngày, và được mọi người gọi là có “mắt thần”.
Trong lịch sử ghi lại, Kỷ Hiểu Lam “thông minh, đọc sách nhanh như gió. Ngồi trong phòng tối, mắt vẫn sáng như tia chớp, không cần đèn cầy vẫn có thể nhìn thấy đồ vật”.
Kỷ Hiểu Lam lúc tuổi già đem những câu chuyện có thật về linh giới và thiện ác báo ứng mà chính ông và người nhà tai nghe mắt thấy, ghi chép lại trong bộ sách 25 tập “Duyệt vi thảo đường bút ký” của mình.
Kỷ Hiểu Lam là người có công năng đặc dị bẩm sinh
Kỷ Hiểu Lam năm 69 tuổi, tự thuật lại trong “Duyệt vi thảo đường bút ký – Hòe tây tạp chí” như sau:
“Năm tôi khoảng 4-5 tuổi, ban đêm cũng có thể nhìn thấy mọi thứ giống như ban ngày. Năm 7-8 tuổi nhìn thấy mờ mờ, đến năm 10 tuổi thì khả năng này biến mất. Hoặc nửa đêm tỉnh ngủ, đột nhiên có thể nhìn thấy như xưa, nhưng được một lát rồi lại mất. Từ năm 17 tuổi đến giờ, thì có một, hai năm khả năng nhìn bóng đêm này lóe lên như tia chớp rồi biến mất”.
Theo kinh nghiệm bản thân của Kỷ Hiểu Lam, “Công năng đặc dị” của ông là bẩm sinh. Đại học sĩ triều đại nhà Thanh – Chu khuê, có ghi chép về ông trong “Mộ chí minh” như sau: “Trước khi Kỷ Hiểu Lam sinh ra có một tia lửa trắng sáng xuất hiện chiếu vào Đối Vân Lầu, nơi Kỷ Hiểu Lam sinh ra. Sau này người ta cho rằng đó là ‘linh vật hóa thân’, chính là nói lai lịch của Kỷ Hiểu Lam là không phải người bình thường.
Nhưng thuận theo tuổi tác ngày càng tăng, ông càng ngày càng tiếp nhận thêm nhiều kiến thức của người bình thường, nhiễm bụi trần, khiến quan niệm hậu thiên ngày càng nhiều, chính vì thế mà ‘công năng đặc dị’ cũng dần dần bị thui chột. Kỷ Hiểu Lam cũng thể ngộ ra được rằng, sau khi ham mê, dục vọng tăng lên nhiều, thì những loại khả năng bẩm sinh cũng dần dần biến mất”.
Video: Vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ khi quát mắng yêu quái?
Kỷ Hiểu Lam trong tác phẩm “Duyệt vi thảo đường bút ký” có ghi lại một sự kiện liên quan đến phụ thân của mình.
Vào triều đại nhà Minh, nha Môn và các cơ quan hành chính ở Phúc Châu cũng là nơi tổ chức thu thuế, lúc ấy hoạn quan tham lam hành bạo, nên đã sát hại rất nhiều người dân vô tội công sở. Cho nên thời đó trong quan nha ở Phúc Châu còn thường xuyên xuất hiện những hiện tượng ma quái, sau này, khi Kỷ Hiểu Lam nhận chức tại Phúc Châu, từ lúc chuyển vào nha môn là cứ đến tối nô bộc của ông lại thường xuyên bị ma quỷ hù dọa, khiến ai cũng sợ hãi
Mùa hè năm Giáp Thân Càn Long (1764), phụ thân của Kỷ Hiểu Lam đi đến Học thư Phúc Kiến. Nghe nói có một căn phòng có ma, ông liền mang mền chiếu vào đó ngủ lại. Nhưng cả đêm chẳng xảy ra chuyện gì.
Có một ngày Kỷ Hiểu Lam nhẹ nhàng khuyên bảo: “Xin phụ thân đừng mang thân thể quý giá của mình ra đấu với ác quỷ. Hay là chuyển sang ở căn phòng khác”.
Phụ thân Kỷ Hiểu Lam dạy bảo ông
“Rất nhiều người đọc sách thường chủ trương vô quỷ luận, đó là cổ hủ, cũng là cưỡng từ đoạt lý. Nhưng quỷ bất xâm chính, khí thế của chính nhân quân tử là chính khí, quỷ tất nhiên khiếp sợ, bởi vì âm khí luôn không thắng nổi dương khí. Nếu có người bị quỷ xâm phạm, điều này chắn chắn là vì dương khí của họ đánh không lại âm khí.
Nhưng người dương thịnh cũng không phải là dựa vào huyết khí cường tráng và tính tình thô bạo. Người trong nội tâm luôn hiền lành hòa ái là dương khí. Nội tâm tàn độc hung ác, chính là âm khí. Tâm địa thẳng thắn thành khẩn trong sạch là dương khí, nội tâm âm hiểm gian trá là âm khí. Công chính cương trực là dương khí, ích kỷ siểm khúc là âm khí.
Cho nên ở trong ‘Dị -Tượng từ’ đã lấy dương để ví von quân tử, lấy âm ví von tiểu nhân. Người chỉ cần có chủ tâm quang minh chính đại, huyết khí liền biểu hiện là thuần dương tinh khiết. Mặc dù gặp tà ma quỷ mị, người chính khí đầy thân sẽ là lò lửa nóng rực trong phòng đóng băng lạnh giá u tối, vô luận là khối băng rắn chắc nào đến gần cũng bị tan chảy tiêu biến. Con đọc nhiều sách như vậy, có từng thấy sử sách ghi chép người phẩm hạnh đoan chính nào bị ma quỷ xâm phạm không?”.
Kỷ Hiểu Lam nghe xong một hồi thuyết giảng của phụ thân, lập tức ngộ ra cung kính tiếp nhận dạy bảo.
Lê Hiếu biên dịch