Không rèn luyện được 7 tố chất này, dù có bao nhiêu bằng cấp cũng vô dụng
Thời đại hiện nay, sinh viên chỉ học những thứ ở trường thôi thì vẫn chưa đủ. Nếu bạn quan niệm rằng, có bằng cấp thì sẽ có công việc, thì đấy quả thực là một lối suy nghĩ sai lầm.
Thực tế để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, thì không chỉ có kỹ năng chuyên môn, mà còn phải trang bị nhiều điều khác nữa. Dưới đây là một số tố chất mà bạn cần phải rèn luyện để có thể bắt kịp với xu thế phát triển hiện nay.
Tự giác: Không nên việc gì cũng để người khác nhắc nhở
1. Phải biết biến hóa từ “cần tôi làm” thành “tôi cần làm”
2. Chủ động gánh vác một phần công việc “ngoài bổn phận” của mình
3. Làm trước nói sau, tạo ra sự ngạc nhiên cho công ty
4. Học cách tự đề cử chính mình
5. Chủ động có chừng mực, không làm náo động, tranh giành công việc của người khác.
Trách nhiệm: Tuyệt đối không lý do, hãy cam đoan sẽ hoàn thành nhiệm vụ
1. Cốt lõi của trách nhiệm là nằm ở tâm
2. Làm tốt tất cả những chuyện nhỏ
3. Lời nói phải đáng tin, làm thì phải hiệu quả
4. Sai là sai, tuyệt đối không tìm lý do biện bạch
5. Gặp vấn đề, giải quyết xong vấn đề mới thôi.
Chú trọng hiệu suất: Tự đánh giá giá trị sử dụng của mình
1. Qua loa đối phó là kẻ thù của hiệu suất
2. Không suy nghĩ vẩn vơ, hết sức chuyên chú vào công việc
3. Định lượng, chi tiết hóa công việc hàng ngày của mình
4. Kéo dài, trì trệ là sát thủ tàn độc nhất đối với doanh nghiệp
5. Ghi nhớ thứ tự ưu tiên, việc quan trọng luôn là số 1.
Giao tiếp: Mở miệng ra là vấn đề có thể giải quyết
1. Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành công
2. Không nói và nói quá nhiều đều là sai lầm
3. Phải biết cách đề cập vấn đề, rèn luyện cách giải quyết công việc thông qua giao tiếp
4. Học cách tiếp nhận phê bình
5. Bên trong có thể có mâu thuẫn, nhưng bên ngoài nhất định phải nhất quán.
Hợp tác: Đặt lợi ích của tập thể trên lợi ích cá nhân
1. Nước chảy vào biển lớn, cá nhân cần dung nhập vào tập thể
2. Làm việc theo sự sắp xếp tổng thể
3. Tuân thủ kỷ luật mới có thể bảo đảm sức mạnh
4. Đừng biến mình trở thành điểm yếu của tập thể
5. Phải biết suy nghĩ cho người khác và tập thể.
Tiến thủ: Luôn bắt kịp nhịp độ của doanh nghiệp
1. Học tập với tâm thái mình là người không biết gì
2. Không nên vì có thâm niên mà ra vẻ ta đây
3. Tích lũy, tiếp thu kinh nghiệp mới để sử dụng trong công việc
4. Dành ra một khoảng thời gian để sốc lại tinh thần cho mình
5. Phát triển lợi thế của mình.
Khiêm tốn: Có tài nhưng không nên cao ngạo
1. Không tranh công, không xin phần thưởng
2. Không thể rơi vào tình trạng “đại tài tiểu dụng”
3. Ai cũng phải tôn trọng
4. Nỗ lực làm việc để xứng đáng với vị trí của mình
5. Thành tích chỉ là khởi đầu, vinh dự mới là động lực.
Trong những điều kiện để trở thành CEO, có đến 8/10 là không nằm trong những bài thi ở trường, chỉ có không ngừng hoàn thiện chính mình, mới không sợ bị tụt lại ở phía sau.
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw