Không chỉ tung tin giả về dịch bệnh, hàng giả của TQ cũng đang lan tràn khắp thế giới
Vào thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây lan trên toàn cầu thì tin tức giả, khẩu trang giả, mỹ phẩm giả của Trung Quốc cũng lan tràn khắp thế giới. Hành vi sản xuất hàng giả của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị xã hội quốc tế lên án mạnh mẽ.
Tin tức giả gây ra tai họa
Ngày 16/5, Đài VOA phiên bản tiếng Trung đã đăng một bài báo với tiêu đề “Người dân Trung Quốc đang phải khổ sở đối phó với tin tức giả của ĐCSTQ”, bài báo phân tích rằng, ĐCSTQ che đậy thông tin trong giai đoạn đầu đã làm dịch bệnh bùng phát khắp nơi. Sau đó, chính quyền này lại vừa phong tỏa tin tức, vừa tung tin giả, gây ra thảm họa cho toàn thế giới.
Thủ đoạn tung tin giả của ĐCSTQ cũng không ngừng biến hóa, ví dụ như xuyên tạc và bịa đặt tin tức từ các quốc gia khác, trộn lẫn tin tức giả với tin tức thật v.v.
Một học giả giấu tên ở Đại lục cho rằng, có rất nhiều tin tức của truyền thông Đại lục thật khó mà phân biệt được thật giả. Truyền thông chính thức của ĐCSTQ chủ yếu tuyên truyền việc Mỹ và các nước phương Tây đã xử lý dịch bệnh kém cỏi như thế nào, đồng thời khoe khoang rằng ĐCSTQ đã kiểm soát dịch bệnh xuất sắc ra sao.
Thịnh Tuyết, nhà văn người Canada gốc Hoa nói rằng, ở Trung Quốc Đại lục, nơi chỉ có một Đảng chuyên chế, thực thi chế độ độc tài, truyền thông đại chúng đã bị ĐCSTQ khống chế toàn diện, tình huống này đã làm người dân Đại lục bị lâm vào khốn cảnh không thoát ra được.
Theo điều tra mới nhất của Viện Angus Reid ở Canada cho thấy, hơn 4/5 người Canada tin rằng chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) không trung thực với các báo cáo về dịch bệnh.
Các sản phẩm giả của ĐCSTQ lan tràn khắp nơi
Gần đây, một bức ảnh được đăng bởi chuyên mục “beimingfeichangshi” của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho thấy, tại một bãi đỗ xe trước cửa một siêu thị ở bang Virginia, Mỹ, có chiếc xe mà ở 2 bên và đằng sau xe có ghi dòng chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung “Phản đối hàng giả Trung Quốc (Protest Against Chinese Counterfeits)”, việc này đã thu hút được sự chú ý của mọi người.
Tin tức vào ngày 15/5 nói rằng, mỹ phẩm giả được buôn bán trên các trang mạng ở Đại lục đang được tuồn qua biên giới, thậm chí thông qua trung gian bán cho những người bán sỉ. Cảnh sát Đài Loan gần đây đã phát hiện ra những trường hợp như vậy, có những người trung gian đã bị lừa hàng chục ngàn đô la, cũng phát hiện ra hơn 400 kiện hàng hóa và hơn 100 ngàn đô la tiền mặt được bán ra trái phép. Tuy nhiên, báo cáo không nói rõ trang web nào ở Đại lục đã bán mỹ phẩm giả ra nước ngoài.
Trước đó, vào cuối tháng 4, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách các thị trường có tiếng xấu về hàng giả năm 2019, bao gồm rất nhiều trang web ở Đại lục như Alibaba Taobao, Pinduoduo, DHgate, Shopee ở Trung Quốc – Trụ sở chính tại Singapore; danh sách còn bao gồm các thị trường khác ở Đại lục như chợ Tú Thủy ở Bắc Kinh, Hoa Cường Bắc, quận La Hồ ở Thâm Quyến…
Ngày 14/5, tờ Associated Press đưa tin, trong 4 tuần qua, hàng chục ngàn khẩu trang N95 giả từ Trung Quốc đã đổ vào Hoa Kỳ và nhiều nhân viên y tế đang sử dụng chúng. Những khẩu trang này là theo kiểu đeo vào tai, cũng không phải là kiểu đội vào đầu chuyên nghiệp, dây đeo dùng keo cao su dán lại, không thể ngăn cản được những hạt nhỏ, không khí hoặc giọt nước giống như khẩu trang N95 thực sự.
Vào ngày 7/5, chính phủ Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu khẩu trang không đạt tiêu chuẩn từ 65 nhà máy ở Trung Quốc, bao gồm BYD Auto, công ty sản xuất khẩu trang đa quốc gia.
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đã xuất khẩu một số lượng lớn khẩu trang giả, quần áo bảo hộ giả, bộ kit xét nghiệm giả, nhiệt kế giả ra nước ngoài. Ngoài Mỹ, nhiều nước khác trên thế giới cũng đã dính phải hàng giả của Trung Quốc như Úc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Thái Lan, Malaysia… những nước này đều đang bị viêm phổi Vũ Hán tấn công.
Một nguồn tin khác vào ngày 14/5 nói rằng, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam đã phát hiện ra một vụ bê bối “sữa bột giả”. Một số cha mẹ của những đứa trẻ bị nạn cho biết, con của họ sau một thời gian dài sử dụng một loại sữa bột có tên là “Bội An Mẫn” (倍氨敏) đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như mẩn ngứa, cơ bắp chậm phát triển, xương sọ xuất hiện hiện tượng “đầu to”. Đây đã là sự cố sữa bột giả thứ hai ở Sâm Châu trong sáu tháng qua.
Minh Huy (Theo Epoch Times)