Khi Thượng phương bảo kiếm gặp Miễn tử kim bài, xử lý như thế nào?

10/05/17, 17:29 Tri thức

Các bộ phim hay vở kịch đều có tình tiết Bao Công được ban Thượng phương bảo kiếm có thể tiền trảm hậu tấu mà không phải đợi Hoàng thượng phê chuẩn, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi nếu phạm nhân có Miễn tử kim bài thì phải xử lý như thế nào đây?

tuczyKI
Nếu phạm nhân có Miễn tử kim bài, Bao Công phải xử án như thế nào? (Ảnh: TinhHoa.net)

“Bao Công án” luôn có vật dụng do hoàng thượng ngự tứ, đại biểu quyền lực cao nhất. Từ tạp kịch (một hình thức biểu diễn hài kịch thời Tống – Nguyên phát triển thành hí khúc lưu hành chủ yếu ở Đại đô nay là Bắc Kinh) có vở “Thế kiếm kim bài” đến truyền kỳ Minh Thanh (loại Hí Khúc trường thiên, thịnh hành thời Minh -Thanh) xuất hiện nhiều vật dụng quyền lực:

(Vua Tống) ban thưởng cho ta một thanh kim kiếm, 2 đồng trát, 1 ấn sư tử vàng, 12 ngự côn… ban thưởng cho ta gông cùm và gậy gỗ vàng để phán quyết quan lại, hoàng thân quốc thích; gông cùm và gậy gỗ đen để xử chuyện bất bình, lộng quyền trong xã hội; gông cùm và gậy gỗ hòe để đánh tam ty cửu khanh; gông cùm và gậy gỗ đào ngày phán quyết dương gian, đêm phán quyết âm gian“, trích vở “Trân Châu ký” trong truyền kỳ Minh.

Thế kiếm và kim kiếm ở đây chính là “Thượng phương bảo kiếm”; còn kim bài là đan thư thiết khoán hay còn gọi là “Miễn tử kim bài”; đồng trát sau này phát triển thành 3 loại dao cầu mà chúng ta vô cùng quen thuộc “Long đầu trảm” chuyên chém đầu quý tộc, “Hổ đầu trảm” để xử trảm quan lại, “Cẩu đầu trảm” để hành quyết dân thường. Dựa vào những “pháp bảo” thần thông quảng đại này, Bao Thanh Thiên trở thành vị quan lợi hại nhất từ trước tới nay.

Tuy nhiên, đôi khi Bao Công gặp phải tội phạm cũng có pháp bảo tương tự, như vở Triều kịch (hí khúc Triều An, Sán Đầu, ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) “Bao Công mưu trí xử trảm Lỗ Trai Lang” và vở Xuyên kịch “Phá thiết khoán” đều được cải biên từ vở tạp kịch “Bao Công nghĩ kế xử trảm Lỗ Trai Lang”, kể lại chuyện công tử thế gia Lỗ Trai Lang cậy có Miễn tử kim bài tổ truyền mà coi trời bằng vung, không việc xấu nào không làm. Từ đó trò hay xảy ra: Thương phương bảo kiếm có lực sát thương cao nhất có trị được Kim bài miễn tử có sức phòng hộ mạnh nhất hay không?

xiang_14

Theo vở kịch thì trị không được, cho nên cuối cùng Bao Công đành phải dùng cách lừa dối. Trên công văn trình báo vụ án ông viết tên phạm nhân là Ngư Tề Tức (魚齊即), lừa Hoàng thượng thẩm duyệt tử hình, phê chuẩn công văn, sau đó Bao Công lại viết thêm vài nét thành Lỗ Trai Lang (魯齋郎) rồi mới áp giải tên đại ác bá này lên pháp trường xử trảm.

Vì vậy, việc phán quyết vốn nên dùng pháp luật làm thước đo để phân rõ thị phi trắng đen lại biến thành ai có được vật quyền lực hơn thì người đó thắng, giống như bộ phim “Quan xẩm lốc cốc” của Châu Tinh Trì: Một bên sử dụng vật ngự tứ hộ thân là hoàng mã quái (quan phục thời Thanh), bên kia đưa ra Thượng phương bảo kiếm có thể trị hoàng mã quái nhưng lại bị vạch trần là kiếm giả.

Tuy nhiên, tình tiết kịch tính như vậy lại tuyệt đối không thể xuất hiện vào triều Tống, vì Bao Công không có khả năng nắm giữ Thượng phương bảo kiếm. Thời Tống không có quy chế ngự tứ Thượng phương bảo kiếm, giao phó quyền sinh sát cho đại thần. Phải đến thời vua Vạn Lịch triều Minh, hoàng đế mới bắt đầu thường xuyên ban Thượng phương bảo kiếm cho Ngự Sử xuất tuần, giao phó cho người cầm kiếm quyền lực siêu cấp “Như trẫm đích thân tới”, “Tiền trảm hậu tấu”.

“Miễn tử kim bài” cũng khó lòng xuất hiện vào triều Tống, dù vào thời kỳ chiến tranh hoàng đế từng ban Miễn tử kim bài cho các tướng lĩnh như Lý Trọng Tiến, Miêu Phó… để trấn an quân đối lập địa phương, nhưng việc ban thưởng này cũng không phải là quy chế bình thường ở nhà Tống. Hơn nữa Miễn tử kim bài của  Lý Trọng Tiến, Miêu Phó đã bị tiêu hủy sau khi người thì tự tử, kẻ thì bị xử chém vì làm phản bất thành. Từ đó quy chế Miễn tử kim bài liền không còn tồn tại.  

Do đó, trong quá trình hành pháp vào thời Tống không thể xuất hiện chuyện Miễn tử kim bài đối kháng Thượng phương bảo kiếm như trong hí kịch. Đến triều Minh mới có quy chế Miễn tử kim bài: “Công thần được cấp thiết khoán, phong hiệu tứ đẳng“.

Ba bộ dao cầu của Bao Thanh Thiên cũng là hình cụ do văn nhân dân gian tưởng tượng ra, lịch sử cũng không thấy triều đại nào liệt dao cầu vào công cụ hành hình, rất có thể là hậu duệ người nhà Nguyên lấy cảm hứng tình tiết này từ dao cầu cắt cỏ của người Mông Cổ.

Có một thực tế là quan niệm pháp chế của người Tống rất bài xích Miễn tử kim bài. Họ cho rằng bất luận người có địa vị thế nào, dù là hoàng thân quốc thích cũng phải tuân thủ pháp luật như dân thường.

Thiên tử phạm tội cũng bị xử như thứ dân.

Vào thời vua Tống Thái Tông, Hứa vương Triệu Nguyên Hi đảm nhiệm chức phủ doãn phủ Khai Phong một lần phạm phải sai lầm và bị quan Ngự Sử vạch tội. Nguyên Hi bất bình, nói với Thái Tông: “Thần là con trai Thiên tử, phạm phải sự cố lại bị thẩm vấn, mong được khoan thứ“.

Lúc đó, vua Thái Tông nói: “Phép chế lễ nghi triều đình như thế, ai dám làm trái! Trẫm nếu cho qua, quần thần sẽ càng họp lại phê bình; ngươi là phủ doãn phủ Khai Phong, làm sao lại có thể không tôn trọng pháp luật?“.

Cuối cùng, một thành viên Hoàng tộc như Hoàng tử Triệu Nguyên Hi bị xử phạt như luật. Thậm chí ngay cả Hoàng đế cũng không cách nào đặc xá tử hình.

Tống Thái Tông cũng từng muốn che chở cho một thân tín phạm pháp – Hầu Mạc Trần Lợi Dụng. Hầu Mạc Trần tự phụ rằng mình được Tống Thái Tông thiên vị, sống phóng túng ngang ngược, không e ngại điều gì mà giết người trái pháp luật. Khi hắn bị triều thần vạch tội vốn phải xử tử nhưng được vua Thái Tông cố ý che chở. Tống Thái Tông nói: “Vua một nước mà lại không thể bao che cho một người ư?

Tể tướng Triệu Phổ liền kháng nghị: “Con sâu mọt khổng lồ này phạm tử tội hơn 10 lần. Bệ hạ không chém, tức thì pháp luật trong thiên hạ bị loạn. Pháp đáng tiếc, thằng nhãi ranh này sao đủ tiếc thay“.

Cuối cùng Tống Thái Tông không thể không đồng ý phán Hầu Mạc Trần tử hình. Như vậy bản thân Hoàng đế còn không che chở được thân tín phạm tội, huống chi một tấm Miễn tử kim bài làm bằng sắt thép?

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x