Khi những trận bão tham gia chiến trận: Là Thiên ý hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Trong tất cả các trận đánh trong lịch sử, dường như ít nhất một số trong chúng đều sẽ liên quan đến các diễn biến thời tiết kịch tính. Tuy nhiên, một số chi tiết của những trận đánh như vậy dường như được an bài rất hoàn hảo đến nỗi mà người ta đã cho rằng chiến thắng và thất bại đều là do ý trời.
Một cơn bão tham gia chiến tranh 1812
Vào ngày 25/8/1814, khi Nhà Trắng và những tòa nhà công cộng khác bị đốt cháy do ngọn lửa của người Anh, bầu trời đen kịt và một trận mưa như trút nước đã dập tắt ngọn lửa. Cơn bão táp khủng khiếp ở Washington D.C đã bắt đầu hành động, và nó đã giết hại binh sĩ Anh nhiều hơn tất cả những viên đạn mà người Mỹ kháng cự bắn ra, theo Cục khí tượng Quốc gia Mỹ.
Liệu nó chỉ là “sự trùng hợp ngẫu nhiên” hay là cơn bão đã xuất hiện theo Thiên ý vào đúng thời điểm?
Đô đốc Anh George Cockburn tự nhận là ông đã có một cuộc trò chuyện với một người phụ nữ địa phương khi ông và quân của mình bỏ trốn khỏi thành phố mưa bão, nhà khí tượng Kevin Ambrose, Dan Henry, và Andy Weisss đã ghi lại điều này trong cuốn sách của mình “Thời tiết Washington”.
Cockburn đã hỏi: “Đây là loại bão mà bà thường thấy ở cái xứ chết tiệt này à?” Người phụ nữ đã trả lời: “Không, thưa ngài, đây là một sự can thiệp đặc biệt của Thượng đế để đuổi kẻ thù của chúng tôi ra khỏi thành phố của chúng tôi“. Đô đốc đáp lời: “Không phải vậy, thưa bà. Nó đúng hơn là giúp kẻ thù của bà phá hủy thành phố của bà“.
Đây là một sự can thiệp đặc biệt của Thượng đế để đuổi kẻ thù của chúng tôi ra khỏi thành phố của chúng tôi.
Nước có thể dập tắt ngọn lửa và những cơn lốc xoáy có thể làm người Anh sợ hãi, nhưng cơn bão cũng đã gây thiệt hại cho thành phố cùng lúc, đặc biệt là khu dân cư.
Đó là một sự kiện thời tiết bất thường đối với thủ đô Washington. Bảy cơn lốc xoáy đã xảy ra kể từ đó, nhưng không cái nào trong số chúng gây thiệt hại đến như vậy. Đó là cơn bão duy nhất có trường hợp tử vong.
Anh quốc được cứu từ hạm đội Tây Ban Nha
Vua Philip II của Tây Ban Nha đã cố gắng chinh phục nước Anh trong thế kỷ 16. Những cơn bão bất thường đã xử lý những trận đánh cuối cùng của hạm đội Tây Ban Nha, và nhiều người Anh xem chúng như điều kỳ diệu. Sau này, những cơn bão này được gọi là “Ngọn gió Tin lành” để thể hiện bàn tay của Chúa đã ban ân huệ cho những người theo đạo Tin lành trước trận chiến của người Tây Ban Nha.
Sau này, những cơn bão này được gọi là “Ngọn gió Tin lành” để thể hiện bàn tay của Chúa đã ban ân huệ cho những người Anh.
Người Tây Ban Nha đã thiếu sự chuẩn bị trước hạm đội Anh mạnh mẽ, do đó, các cơn bão không phải là yếu tố quyết định duy nhất cho việc thất bại của họ. Những những cơn bão chắc chắn đã đóng một vai trò phối hợp cùng các yếu tố khác để đánh đuổi người Tây Ban Nha, và các vở kịch diễn về trận đánh này đều mô tả cảm giác vui mừng vì sự can thiệp của Thiên Chúa.
Cản trở người Ba Tư xâm lược
Vào năm 492 TCN, người Hy Lạp đã bị lực lượng Ba Tư hùng mạnh do tướng Mardonius chỉ huy làm choáng ngợp. Tuy nhiên, khi quân Ba Tư đi thuyền buồm đến gần Athos, một cơn bão mãnh liệt đã phá hủy 300 chuyến tàu, giết chết 20.000 người, theo báo cáo của nhà sử học Herodotus.
Sự kiện này đã không ngăn được người Ba Tư cố gắng chinh phục Hy Lạp, nó chỉ ngăn chặn được nỗ lực lần này. Tuy vậy, trận đánh đầu tiên này là cơ hội thành công duy nhất của người Ba Tư. Người Hy Lạp đã có thể xua đuổi người Ba Tư trong các trận chiến tiếp theo.
Khi quân Ba Tư đi thuyền buồm đến gần Athos, một cơn bão mãnh liệt đã phá hủy 300 chuyến tàu, giết chết 20.000 người.
Theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại, dường như thần biển Posidon đã bảo vệ họ. Hay là do người Ba Tư đã phạm tội ngạo mạn, sự kiêu ngạo quá mức thường bị các vị thần trừng phạt, họ đã đẩy đến một cơn bão biển được tính toán chính xác đến.
Khu vực biển này nổi tiếng với những cơn bão. Tuy nhiên thời gian của cơn bão biển này đúng thời điểm một cách rất hoàn hảo.
Thời tiết làm số phận của Đế chế Mông Cổ lung lay
Truyền thuyết kể rằng Thành Các Tư Hãn đã sử dụng ma thuật để tác động đến thời tiết và làm kẻ thù của mình bối rối với những cơn bão dữ dội.
Năm 2014, một nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học cho thấy rằng thời tiết không ủng hộ người chinh phục Mông Cổ.
Chân dung của Thành Cát Tư Hãn do một họa sĩ vô danh vẽ. (Public Domain/Wikimedia Commons)
Sự nắm quyền của Thành Cát Tư Hãn trùng hợp với 15 năm thời tiết ôn hòa, ẩm ướt nhất trong khu vực. Một khoảng thời gian cực kỳ khô hạn trước đó có thể đã thúc đẩy các cuộc chinh phục. Giai đoạn thời tiết có độ ẩm tốt nhất tạo nên những đồng cỏ màu mỡ, hoàn hảo để người Mông Cổ nuôi ngựa và do đó lực lượng người Mông Cổ được tăng cường.
Tuy nhiên, thời tiết đã chống lại cháu trai của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt khi ông cố gắng chinh phục Nhật Bản vào ngày 29/10/1274. “Nếu không có hai cơn bão này, Nhật Bản có thể đã là một phần của Trung Quốc ngày nay“, Kerry Emanuel, giáo sư khí tượng tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã nói trong cuốn sách của ông “Ngọn gió thần thánh: Lịch sử và khoa học của những cơn bão.“
“Nếu không có hai cơn bão này, Nhật Bản có thể đã là một phần của Trung Quốc ngày nay”, Kerry Emanuel, MIT
“Với ít quân đội và vũ khí kém hơn, người Nhật đã nhanh chóng bị đẩy lùi“, Emanuel đã viết. Tuy nhiên khi màn đêm buông xuống, những người dẫn đường trên tàu Triều Tiên ở phía Mông Cổ đã cảm nhận một cơn bão đang đến gần. Người Nhật đã hy vọng kéo dài thời gian để quân tiếp viện đến nơi, nhưng thay vào đó thì một cơn bão đã đến đánh đuổi hoàn toàn người Mông Cổ. Gần 13.000 người đã chết.
Thanh Phong dịch từ Epoch Times