Khi những kẻ cuồng tín làm nhiệm vụ bài trừ “mê tín”
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ khi kiến lập chính quyền đã chủ trương tuyên truyền thuyết vô thần. Mặc dù vậy, truyền thông trong và ngoài Trung Quốc đại lục cho thấy, ngày càng có nhiều đảng viên giữ chức vụ cao cấp tìm đến những vị thầy tâm linh để xin lời khuyên. Điển hình là cựu Bộ trưởng Công an và là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp Luật Chu Vĩnh Khang.
Chu Vĩnh Khang vừa chống mê tín, vừa cuồng tín
Ông Chu Vĩnh Khang là một kiểu mẫu “đàn em” của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Trong thời gian giữ chức Bí thư Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên, để lấy lòng ông Giang Trạch Dân, ông Chu đã ra sức tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền nâng cao sức khỏe ở Trung Quốc. Nhờ việc này mà ông được thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Để lấy cớ đàn áp môn khí công này, Chu Vĩnh Khang đã vu cho Pháp Luân Công nhiều tội danh, trong đó có việc chụp mũ “làm mê tín”. Nhờ đó Chu Vĩnh Khang một bước nhảy thẳng lên làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an mà không có bất cứ một kinh nghiệm nào trước đó trong lĩnh vực an ninh.
Dưới sự điều hành của ông Chu, Ủy ban Chính trị và Pháp luật trở thành công cụ để đàn áp Pháp Luân Công, hàng trăm nghìn học viên bị bắt giam phi pháp vì họ không từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn, nguyên tắc thực hành đề cao phẩm hạnh đạo đức của môn tập này. Dưới thời ông Chu Vĩnh Khang, con số thống kê cho thấy 3.731 người bị tra tấn đến chết hoặc bị mổ cắp nội tạng khi còn sống, nhưng con số chưa thông kê có thể còn lớn hơn hàng chục lần.
Bất chấp việc Pháp Luân Công đến nay đã phổ truyền đến 114 quốc gia, vùng lãnh thổ và nhận hơn 3.000 giải thưởng và bằng khen từ Chính phủ và tổ chức khắp nơi trên thế giới vì lợi ích sức khỏe và tiến bộ xã hội, nhưng Trung Quốc vẫn phong tỏa và kiểm soát các thông tin này một cách chặt chẽ nhằm che dấu người dân và dễ bề đàn áp.
Một điều nghịch lý là dù ông Chu Vĩnh Khang một mặt đàn áp tín ngưỡng, xem đó là “mê tín”, nhưng một mặt ông ta lại nằm trong số những kẻ cuồng tín nhất.
Điều này được thể hiện qua việc ông Chu có một thầy khí công phong thủy riêng là Tào Vĩnh Chính và đặt hết niềm tin vào ông thầy này. Ông Tào Vĩnh Chính được truyền thông Trung Quốc xác định là một nhà tiên tri thần bí và chuyên gia về khí công.
Theo lời đồn đại từ các quan chức cao cấp kết thân với ông Tào Vĩnh Chính, ông này có năng lực siêu phàm, dự đoán chính xác tương lai, và ông cho rằng mình có năng lực này từ khi học lớp 3.
Ông Chu Vĩnh Khang tin ông thầy này đến nỗi thậm chí giao 6 tài liệu mật cho ông ta khiến cho bản thân mình bị kết tội cố tình làm lộ bí mật nhà nước.
Theo báo Xinhua, chính ông Tào Vĩnh Chính lại là người cung cấp lời khai chống lại ông Chu trong phiên tòa xử kín ngày 22/5.
Ông Tào Vĩnh Chính quen biết nhiều quan chức cấp cao khác, ông tuyên bố đã gặp hơn 600 quan chức chính phủ, rồi cũng từng khoe rằng tất cả những ai nằm trong danh sách giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes cũng không thể giàu bằng ông ta.
Có thể thấy rằng các quan chức ĐCSTQ một mặt vẫn rao giảng học thuyết vô thần, bài trừ “mê tín”, nhưng một mặt khác chính bản thân họ cũng tham gia những hoạt động mà Đảng coi là “mê tín”.
Vậy thế nào là mê tín và thế nào là tín ngưỡng chân chính?
Chính tín hay niềm tin chân chính, là khái niệm được nhắc đến trong đạo đức truyền thống hay các tôn giáo truyền thống, là thể hiện của niềm tin vững chắc vào cái Thiện, là tiền đề cơ bản của đạo đức.
Người phương Tây tin vào Chúa và là làm theo những điều răn dạy của Chúa.
Người phương Đông tin vào Thiện, cho rằng “nhân chi sơ tính bản thiện”, ấy là luôn dùng Thiện tâm nhận thức vấn đề, dùng Thiện giải để xử lý các việc.
Pháp Luân Công hướng con người đến Chân-Thiện-Nhẫn, khuyên con người hãy tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, ấy cũng là tái hiện và trùng tân củng cố chính tín trong lòng con người.
Trong xã hội nhân loại, nơi mà thiện – ác đồng thời tồn tại, thì đức tin ấy, “chính tín” ấy chính là điều kiện tiên quyết để con người có được thăng hoa về tâm linh, ức chế cái ác, tuyên dương cái thiện và duy trì đạo đức.
Chính tín là điều cần thiết cho nhân loại. Lịch sử khắp hoàn cầu đều cho thấy những thời mà dân tộc nào có cuộc sống tốt đẹp nhất, với nền văn minh phát triển nhất, phong phú nhất, thì đều là những thời mà chính tín được thịnh hành nhất. Tất nhiên, khái niệm một người văn minh không phải ở chỗ người ấy có bao nhiêu tiền hay địa vị hoặc học vấn cao, mà là ở chỗ phẩm chất tử tế của người đó. Một xã hội có nhiều của cải vật chất, nhưng tệ nạn khắp nơi, thì có lẽ không nên được nhìn nhận là một xã hội văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh chính tín thì còn có những “niềm tin” khác. Mặc dù cũng được dùng từ “tín” nhưng thực ra ý nghĩa khác xa.
Tin vào quyền lực và tiền bạc, cái đó không phải chính tín.Quan chức đi coi bói xem phong thuỷ, cái đó không phải chính tín.Thương gia thờ cúng để cầu tài, cái đó không phải chính tín.Tẩy não, cưỡng ép bắt người ta phải tin vào học thuyết vô thần, cái đó không phải chính tín.Có lẽ nên gọi chúng là mê tín.
Theo daikynguyenvn.com