“Khi cha ra đi”: Những bức thư xúc động người cha gửi con sau khi đã chết

23/02/17, 14:23 Cuộc sống

Người cha mất ở tuổi 27 khi cậu con trai còn rất bé. Nhưng không ngờ, những lá thư ông gửi cho cậu ngày ông mất, lại chính là những lời chỉ dẫn cậu bé cần trong suốt cuộc đời sau này. Dưới đây là câu chuyện cảm động theo lời kể của Rafael Zoehler.

Kết quả hình ảnh cho cha dạy con trai
Tình cha. (Ảnh minh họa: Internet)

Cái chết lúc nào cũng bất ngờ. Không ai mong đợi nó. Ngay cả những bệnh nhân suy sụp nhất cũng không thể đoán được cái chết của họ.

Vì vậy, chúng ta không bao giờ sẵn sàng cho nó. Chưa bao giờ có 1 thời điểm thích hợp cho cái chết. Khi nó đến, bạn sẽ bỏ lại sau lưng tất cả. Sự kết thúc sẽ là một khoảnh khắc đầy nước mắt cho những người ở lại.

Điều này cũng giống như câu chuyện của cha tôi. Trên thực tế, cái chết đến với ông thậm chí còn bất ngờ hơn. Ông đã ra đi ở tuổi 27. Ông còn trẻ, còn quá trẻ. Tuy nhiên, ung thư không bao giờ buông tha một ai. Cha tôi mất khi tôi còn rất nhỏ và những gì tôi biết về một đám tang chính là trong ngày mất của ông. Khi đó, tôi được 8 tuổi rưỡi, một độ tuổi vừa đủ để ghi nhớ tất cả đến cuối cuộc đời. Nếu ông ra đi sớm hơn, có lẽ tôi sẽ không có nhiều kỷ niệm, cũng không thấy đau đớn. Nhưng cuộc sống của tôi sẽ lại vắng đi một người cha.

Cha tôi là một người chu toàn và hài hước. Ông thường kể cho tôi những câu chuyện cười. Ông cũng hay hôn lên trán tôi mỗi tối trước khi đi ngủ, thường ép tôi đến các sân bóng để cổ vũ cho đội mà ông yêu thích, thường giải thích mọi vấn đề thấu đáo hơn mẹ tôi. Và tôi đã từng có một người cha như thế.

Ông không bao giờ nói với tôi rằng mình sẽ chết. Ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh với những cái ống được cắm khắp người. Cha tôi đã có kế hoạch cho năm tiếp theo, mặc dù ông biết rằng mình khó lòng cầm cự trong vài tháng tới. Năm sau, gia đình tôi sẽ đi câu cá, đi du lịch và tới thăm những nơi mà chúng tôi chưa từng đặt chân đến. Đó sẽ là một năm tuyệt vời. Tôi đã từng mơ như thế.

Tôi tin rằng, ông nghĩ điều này sẽ mang lại cho ông một cơ may cuối cùng. Ông chọn cách suy nghĩ tích cực về tương lai để níu lấy chút hy vọng. Những câu chuyện của ông đã làm tôi vui cười đến phút cuối. Ông biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng ông không cho tôi biết. Ông không muốn nhìn thấy tôi khóc.

Và rồi đột nhiên, điều gì cần đến cũng đã đến.

Gần 1 năm sau, như thường lệ, mẹ tôi đón tôi tại trường học rồi chúng tôi cùng đến bệnh viện với cha. Các bác sĩ đã kể với mẹ một vài tin tức nhạy cảm. Mẹ tôi đã khóc. Bà đã từng nghĩ rằng điều kỳ diệu có thể xảy ra. Như tôi đã nói trước đó, sự kết thúc luôn diễn ra theo 1 cách đầy bất ngờ.

Tôi điếng người. Điều đó nghĩa là gì? Đây không phải 1 bệnh thông thường mà bác sĩ có thể chữa khỏi chỉ sau 1 vài mũi tiêm. Tôi ghét cha. Tôi cảm thấy như mình đang bị phản bội. Tôi đã hét lên đầy giận dữ trong bệnh viện cho đến khi tôi biết rằng cha sẽ không còn ở bên nữa, tôi đã khóc.

Sau đó, 1 cô y tá tiến đến an ủi và đưa tôi một lá thư, cô nói:

“Cha cháu nhờ cô gửi những lá thư này. Ông đã dành cả tuần để viết nó. Hãy đọc và mạnh mẽ lên cậu bé”.

Tôi mở nó ra. Trên phong bì có ghi tên bức thư “Khi cha ra đi”.

“Con trai,

Nếu con đang đọc bức thư này, nghĩa là cha đã ra đi. Cha xin lỗi. 

Cha không muốn cho con biết những gì sẽ xảy ra, vì cha không muốn nhìn thấy con trai cha phải khóc. Và, có vẻ như cha đã làm được. Cha nghĩ rằng khi một người đàn ông sắp chết sẽ có quyền hành động một chút ích kỷ.

Đúng vậy, như con thấy đấy, ta vẫn còn có rất nhiều điều để dạy cho con. Có rất nhiều điều con vẫn chưa được biết. Vì vậy, cha đã viết riêng những lá thư này cho con. Hãy nhớ mở nó vào đúng thời điểm nhé. Được chứ? Hứa rồi đấy, đây là thỏa thuận giữa 2 người đàn ông.

Con yêu của cha! Hãy nhớ chăm sóc mẹ. Giờ đây con đã là người đàn ông duy nhất của gia đình.

Cha của con”.

Những dòng chữ nguệch ngoạc của ông đã làm tôi ngừng khóc. Tôi hầu như không đọc được hết nội dung bức thư nhưng tôi đã bình tĩnh lại. Tôi mỉm cười, đó là cách cha tôi đã làm mọi thứ, giống như những trò đùa với tôi trước đây vậy.

Chiếc hộp chứa những bức thư về sau đã trở thành điều gì đó quan trọng nhất với tôi. Tôi đã bảo với mẹ không được mở nó. Không ai có thể đọc những bức thư trừ tôi. Tôi biết tất cả khoảnh khắc cuộc đời trong thư đã được cha viết bằng cả trái tim. Nhưng sau đó vài năm, tôi đã quên mất chúng.

Bảy năm sau, chúng tôi chuyển đến nơi ở mới, tôi không chú ý lắm đến chiếc hộp. Tôi không thể nhớ nó. Và khi chúng ta không nhớ đến điều gì đó, ta thường không quan tâm đến nó.

Và sau đó, có 1 sự việc xảy ra với bạn trai mới của mẹ đã làm tôi nhớ lại bức thư. Sau khi cha mất, mẹ có quen một vài người, nhưng không bao giờ kết hôn lần nữa. Tôi không hiểu vì sao nhưng luôn thích tin rằng cha là tình yêu duy nhất của mẹ. Tôi không quan tâm mấy đến những người bạn trai của mẹ. Nhưng với người đàn ông này thì khác, tôi nghĩ rằng mẹ đã tự hạ thấp mình khi quen ông. Ông không tôn trọng mẹ tôi. Và bà xứng đáng với một người tốt hơn nhiều so với người đàn ông gặp ở quán bar.

Tôi vẫn còn nhớ cái tát mà bà tặng cho tôi sau khi tôi nhắc đến chữ “bar”. Tôi nghĩ mình xứng đáng với cái tát đó. Khi trên má vẫn còn ửng đỏ, tôi sực nhớ đến chiếc hộp và những bức thư. Tôi nhớ đến một bức thư, “Khi con có những xích mích tồi tệ nhất với mẹ”.

Tôi lục khắp phòng ngủ, tìm thấy chiếc hộp bên trong chiếc vali trên nóc tủ quần áo. Hé mở ra, tôi chọn một lá thư bất kỳ, “khi con có nụ hôn đầu tiên”, ồ không. Tôi chọn một lá thư khác, và có lẽ nó là thứ tôi cần tìm.

“Bây giờ hãy xin lỗi mẹ.

Cha không biết lý do vì sao con tranh cãi với mẹ, cha cũng không biết ai đúng. Nhưng cha hiểu mẹ con. Vì vậy, một lời xin lỗi khiêm tốn là cách tốt nhất lúc này.

Bà ấy là mẹ con, con trai. Bà ấy yêu con nhiều hơn bất cứ điều gì trên đời. Con có biết mẹ đã chọn cách sinh tự nhiên khi có người nói rằng như thế sẽ tốt cho con?

Bà đã đau đớn thế nào để sinh con? Con đã bao giờ chứng kiến một người phụ nữ sinh con chưa? Đó chẳng phải là bằng chứng lớn nhất về tình yêu mà 1 người mẹ từng dành cho con trai mình?

Hãy xin lỗi. Mẹ sẽ tha thứ cho con”.

Cha tôi không phải là một nhà văn vĩ đại, ông chỉ là một nhân viên ngân hàng. Nhưng lời nói của ông đã có một tác động lớn với tôi. Chúng là những lời khuyên thực sự tốt cho đứa trẻ 15 tuổi như tôi vào thời điểm đó. Tôi chạy vội vào phòng mẹ. Tôi đã khóc khi bà quay đầu lại. Mẹ cũng đang khóc. Tôi đã quên hết những gì bà mắng tôi. Tôi chỉ biết rằng tôi cần đưa những gì cha viết cho mẹ xem. Bà ôm chầm lấy tôi, và cả hai chúng tôi đứng trong im lặng.

Lá thư của cha đã làm cho bà mỉm cười vài phút sau đó. Chúng tôi làm hòa và nói một vài chuyện về ông ấy. Mẹ nói với tôi về một số thói quen lập dị nhất của mình, chẳng hạn như ăn xúc xích với dâu tây. Một cách nào đó, tôi cảm thấy như cha đang ngồi ngay bên cạnh chúng tôi. Tôi, mẹ tôi và mảnh giấy của cha.

Những lá thư của cha tôi có mặt gần như trong toàn bộ cuộc sống của tôi. Ông như đồng hành cùng tôi, mặc dù không ở gần tôi. Lời nói của ông đã làm được những điều mà người khác không thể: Chúng đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để vượt qua vô số khoảnh khắc khó khăn trong cuộc sống. Ông sẽ luôn có cách để đặt một nụ cười trên khuôn mặt tôi mỗi khi nó tỏ ra hung dữ, hoặc xoa dịu tâm trí mỗi khi tôi nổi giận.

“Khi con kết hôn”, dòng thư đã làm tôi rất xúc động. Nhưng có lẽ, điều làm tôi xúc động nhất chính là “Khi con trở thành một người cha”.

Bây giờ là lúc con sẽ hiểu thế nào là tình yêu thật sự, con trai. Cha không biết đó là một cậu nhóc hay cô nhóc. cha chỉ là 1 người sắp chết, không phải thầy bói. Nhưng cha biết, con sẽ nhận ra con sẽ yêu rất nhiều, nhưng tình yêu thật sự luôn là một cái gì đó khiến con luôn cảm thấy nó chưa bao giờ là đủ.

Bức thư đau đớn nhất và cũng là ngắn nhất mà tôi đọc được trong toàn bộ cuộc sống của mình đó là “Khi mẹ con qua đời”. Phải mất khá nhiều thời gian nhưng cuối cùng tôi đã phải mở nó, tôi tin rằng khi viết, cha đã phải trải qua điều tương tự.

“Mẹ con đã trở về bên cha”.

Một câu nói nhẹ nhàng khiến người ở lại như tôi cảm thấy yên lòng. Tuy nhiên đó là bức thư duy nhất không làm tôi mỉm cười, tôi có lý do để không làm vậy.

Tôi luôn luôn giữ đúng những thỏa thuận với cha. Tôi không bao giờ đọc thư khi chưa đến lúc.

Tôi sẽ luôn luôn chờ đợi những khoảnh khắc tiếp theo, những lá thư tiếp theo. Bài học tiếp theo mà cha tôi sẽ dạy cho tôi là gì? Thật đáng ngạc nhiên, một người đàn ông 27 tuổi lại có thể dạy dỗ một ông lão 85 tuổi như tôi.

Giờ đây tôi đang nằm trên giường bệnh, với vài cái ống trong mũi và cổ họng, cùng chứng ung thư chết tiệt này, tôi mò mẫm các ngón tay để mở lá thư duy nhất còn lại. “Khi ngày cuối cùng của con đến”.

Tôi không muốn mở nó. Tôi sợ. Tôi không muốn tin rằng thời gian của tôi sắp hết. Đó là vấn đề của niềm hy vọng, bạn biết không? Không ai mong rằng họ sẽ chết.

Tôi cố gắng hít một hơi thật sâu, rồi mở phong bì.

Xin chào, con trai. Cha hy vọng hiện giờ con đã là một ông già.

Con có biết, đây là lá thư dễ nhất, và cha đã viết nó đầu tiên. Đây là bức thư của nỗi đau mất đi người thân. Cha nghĩ con nên chấp nhận việc mình đã đi hết quãng đường của sự sống. Quá dễ dàng khi nói vậy đúng không?

Trong những ngày cuối cùng, cha đã nghĩ rất nhiều về cuộc sống của mình. Một cuộc đời thật ngắn ngủi nhưng cũng thật hạnh phúc. Cha đã được làm cha của con, làm chồng của mẹ con. Cha còn mong điều gì hơn? Cảm giác đó giúp cha thanh thản trong tâm hồn. Và giờ con hãy làm giống cha.

Lời khuyên cuối cùng dành cho con: Con đừng sợ hãi.

Hoàng An, Theo BS

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x