Khát vọng tỷ USD ở huyện miền núi Quảng Nam

12/04/15, 07:50 Tin Tổng Hợp

(DĐDN) – Huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam đang quyết tâm bảo tồn nguồn gien quí hiếm và phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây hàng hóa có giá trị cao với kế hoạch 10 năm tới sẽ phát triển thành vùng chuyên canh với diện tích 30.000 ha với nguồn thu mỗi năm hơn 2 tỷ USD…

Tỉnh Quảng Nam đã âm thầm nuôi cây mô tạo giống thành công cây sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm

Hơn 42 năm kể từ ngày dược sĩ Đào Kim Long phát hiện cây thuốc dấu của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh giữa đại ngàn trường Sơn và đặt tên là cây sâm K5 hay sâm Ngọc Linh vào chiều 19/3/1973 sau hàng chục năm tìm kiếm giữa đại ngàn. Giờ đây cây sâm Ngọc Linh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt vì nạn khai thác ào ạt. Để bảo tồn nguồn gien quí hiếm và phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây hàng hóa có giá trị cao với khát vọng mà chính quyền huyện Nam Trà My đã lập đề án phát triển cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chuyển giao công nghệ nhằm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn dược liệu quý hiếm này để phục vụ cho mục tiêu phát triển y, dược và kinh tế, chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) để đến năm 2025, đưa nước Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm đứng thứ 2 trên thế giới (sau Hàn quốc); hằng năm sản xuất ra được từ 500 – 1.000 tấn

Từ khác vọng thoát nghèo

Huyện Nam Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên: 82.253 ha. Đời sống đồng bào các dân tộc huyện còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp . Mặc dù được nhà nước đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội. Nhưng đến nay vẫn chưa thoát được khó nghèo.

Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi ước mơ tìm hướng phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo luôn theo đuối bao thế hệ làm lãnh đạo ở huyện miền núi này.

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu tâm sự: Suốt mấy chục năm nay được nhà nước đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế nhưng vẫn khó nghèo. Năm 2013, Nam Trà My nằm trong danh sách nghèo nhất nước với tỷ lệ hộ nghèo trên 70%. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ này đã giảm xuống còn hơn 62%. Dù giảm nhưng vẫn là một trong những huyện nghèo của cả nước. “Đến bây giờ tôi vẫn tự hỏi là tại sao người dân miền rừng Quảng Nam vẫn nghèo đói khi họ đang nằm trên đống vàng tài nguyên quí hiếm từ khoáng sản đến các loại dược liệu quí hiếm. Với miền núi Quảng Nam ví “rừng vàng” quả không sai.”, ông trăn trở.

Một vườn sâm có giá tiền tỷ của người dân trên đỉnh Ngọc Linh

“Rừng vàng” mà vị chủ tịch của Nam Trà My nhắc đến ở đây là cây quế, vàng sa khoáng và đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh. Đối với cây quế, suốt mấy chục năm ào ạt trồng quế với mong muốn thoát nghèo nhanh, chính quyền địa phương đã đưa cây quế bắc vào trồng đại trà. Kết quả những rừng quế bạt ngàn ở Trà My nếu tính theo giá trị hiện tại lên lên hàng tỷ USD nhưng nghịch lý là cây quế bắc phát triển mạnh trên vùng đất Trà My lại không cho tinh dầu nên đến tuổi khai thác bán chẳn ai mua. Vậy là cả rừng quế bạt ngàn biến thành củi đốt. Với vàng sa khoáng hơn 20 năm trôi qua, cả vùng vàng Trà My cạn kiệt vì khai thác trái phép để lại sự hoang tàn, rừng núi sông suối bị tàn phá, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội tràn lan. Một kiếp nạn nữa lại giáng xuống đầu người dân miền rừng này phải gánh chịu và lại rơi vào đói nghèo khi vàng cạn kiệt vì khai thác trái phép.

Đến khác vọng tỷ USD

Từ những trăn trở trên, chính quyền và nhân dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã lập đề án quốc gia về phát triển cây sâm Việt Nam thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chuyển giao công nghệ nhằm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đồng thời quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn dược liệu quý hiếm này để phục vụ cho mục tiêu phát triển y, dược và kinh tế, chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh). Mục tiêu của đề án này là quyết tâm biến vùng đại ngàn Ngọc Linh trở thành thủ phủ sâm quốc gia và lộ trình đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm đứng thứ 2 trên thế giới (sau Hàn quốc) với sản lượng từ 500 – 1.000 tấn sâm củ có giá trị từ 1,5 đến 2 tỷ USD mỗi năm…

Nói về đề án này, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu kỳ vọng: “Nhìn trên bản đồ sâm thế giới chúng ta đã đi quá chậm và thậm chí nguy cơ nguồn gien quí hiếm sẽ bị tuyệt diệt nếu ngay từ bây giờ không có chiến lược quốc gia cho cây sâm quí hiếm Ngọc Linh. Dù có chậm, nhưng vẫn còn cơ hội để cứu cây sâm quí hiếm và cơ hội cho người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu từ cây sâm là điều nằm trong tầm tay nếu được đầu tư đúng hướng và đúng tầm”. Trên bản đồ nhân sâm thế giới hiện nay có 4 nước sản xuất sâm đã cung cấp tại thị trường 35 nước. Mức độ tiêu thụ ở mỗi nước khác nhau và hiện chưa có sổ liệu thống kê lượng sâm tiêu thụ ở mỗi nước. Cụ thể, qua khảo sát tại 4 nước sản xuất nhân sâm lớn nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Mỹ đã chiếm hơn 99% sản lượng nhân sâm toàn thế giới với hơn 88.080 tấn mỗi năm. Tổng giá trị thị trường nhân sâm hiện nay có giá trị ước khoảng 2.084 triệu USD. Trong đó, thị trường Hàn Quốc vào khoảng 1.140 triệu USD, đây là thị trường phân phối nhân sâm lớn nhất thế giới.

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Đề án phát triển cây sâm Ngọc Linh Việt Nam đã được Nghị quyết của Bộ Chính Trị, Chính phủ thông qua và phê duyệt phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây đặc sản quốc gia tại địa bàn 15 xã của 3 huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Đăkglei và Tumơrông (Kon Tum).Trong bản đồ sâm đã được khảo sát tại đại ngàn Ngọc Linh hiện có 108 vùng sâm tự nhiên. Tuy nhiên việc khai thác ào ạt suốt mấy chục năm qua khiến cây sâm tự nhiên cạn kiệt và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. “Giá sâm tươi từ 30-40 triệu đồng/kg, nhưng số hộ trồng sâm còn ít, diện tích sâm ở Nam Trà My giờ chỉ mới dừng ở con số 70 ha. Một ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm thu lời khoảng 30 tỷ đồng, Không có loại cây nào cho giá trị kinh tế cao đến vậy. Huyện đã xúc tiến kêu gọi nhưng đến nay chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư vào sâm ở Nam Trà My”-Ông Bửu cho biết.

Đề án phát triển sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) có tổng nguồn kính phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 19.000 ha, tại 7/10 xã của huyện Nam Trà My. Trong đó, kinh phí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Đề án đang được trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Được biết, trên địa bàn huyện Nam Trà My, cụ thể là tại xã Trà Linh đã xuất hiện nhiều tỷ phú sâm như ông Hồ Văn Du với vườn sâm giống và sâm thương phẩm có tuổi từ 3 đến 10 năm có giá trị lên đến hơn 250 tỷ đồng được ông Du mày mò ươm trồng từ hơn 20 năm nay. Còn vườn sâm của Hồ Văn Hình, người dân tộc Ca Dong, ở thôn 3 xã Trà Linh. Nhờ trồng sâm mấy chục năm nay Hồ Văn Hình được người dân phong là tỷ phú sâm nơi miền rừng này.

Nguyễn Phước

Bài đọc nhiều:

>>> Khám phá 'đẳng cấp' chơi… sâm Ngọc Linh

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x