Khám phá bí ẩn: 11 cột đá tại Tiwanaku chính là lịch Mặt trời vô cùng chính xác

Thành phố Tiwanaku được đánh giá là thành phố cổ nhất thế giới và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 2000. Công trình này không chỉ gây sửng sốt cho thế giới về kỹ thuật chế tạo đá hết sức cao, mà còn hé lộ về một nền văn minh tiền sử đã biến mất.

Tiwanaku là trung tâm tôn giáo và chính trị trong văn hóa Tiwanaku ở Bolivia. (Ảnh: Taringa)
Tiwanaku là trung tâm tôn giáo và chính trị trong văn hóa Tiwanaku ở Bolivia. (Ảnh: Taringa)

Kiến thức thiên văn ẩn chứa trong công trình ở Tiwanaku

Thành phố cổ Tiwanaku nằm ở phía Đông Nam hồ Titicaca, cách thủ đô La Paz của Bolivia 72 km về phía Tây. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di chỉ có niên đại hàng nghìn năm ở Nam Mỹ, và là nơi thu hút khách du lịch hàng đầu của Bolivia.

Cho đến nay, nhiều nhà khảo cổ dòng chính vẫn cho rằng Tiwanaku là một quần thể công trình dành cho các nghi lễ tín ngưỡng. Tuy nhiên nhà văn, nhà nghiên cứu Arthur Posnansky (1873–1946) và nhà nghiên cứu về Atlantic, Jim Allen đã phát hiện rằng ban đầu Tiwanaku được xây dựng cho mục đích quan sát thiên văn nhằm tính được chính xác ngày tháng và mùa trong năm.

Cụ thể, Arthur Posnansky và Jim Allen xác định 11 cột đá nằm ở bức tường phía Tây của đền Kalasasaya chính là một hệ thống lịch đá cổ đại. Nếu đứng tại vị trí cách viên đá trung tâm 52,5m và nhìn về phía bức tường này để quan sát thì sẽ xác định được các ngày, tháng trong năm dựa theo vị trí tương quan của Mặt trời với các cột đá.

Bức tường lịch đá và điểm quan sát vị trí Mặt Trời để tính ra lịch trong năm (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức tường lịch đá và điểm quan sát vị trí Mặt Trời để tính ra lịch trong năm (Ảnh: Atlantisbolivia.org)
Hệ thống bức tường lịch đá gồm 11 cột đá bên cạnh cổng Mặt Trời (ảnh: atlantisbolivia.org)
Hệ thống bức tường lịch đá gồm 11 cột đá bên cạnh cổng Mặt trời. (Ảnh: Atlantisbolivia.org)

Jim Allen đã phát hiện rằng hệ thống lịch thiên văn được biểu diễn ở Kalasasaya là hệ thống lịch một năm bao gồm 10 tháng, mỗi tháng có 36,52 ngày hoặc 20 nửa tháng, mỗi nửa tháng có 18,26 ngày, một năm có 365,24 ngày.

Vị trí Mặt Trời đứng tại cột đá ở giữa tương ứng với ngày xuân phân (tương ứng ngày 20/3 lịch hiện đại 12 tháng hiện nay) hoặc thu phân (tương ứng ngày 22/9 lịch hiện đại 12 tháng hiện nay), vị trí Mặt trời đứng tại cột đá ngoài cùng bên trái và ngoài cùng bên phải tương ứng với các ngày hạ chí (21/6) và đông chí (21/12).

 Vị trí của Mặt Trời tương quan với các cột đá khi nhìn từ cổng Mặt Trời biểu diễn các ngày tháng trong năm theo hệ lịch 10 tháng. (Ảnh: Atlantisbolivia.org)
Vị trí của Mặt Trời tương quan với các cột đá khi nhìn từ cổng Mặt Trời biểu diễn các ngày tháng trong năm theo hệ lịch 10 tháng. (Ảnh: Atlantisbolivia.org)

Phát hiện cho thấy hệ thống lịch đá cổ đại tại Kalasasaya biển diễn chính xác 365,24 ngày trong một năm quả thực mang đến cho chúng ta sự sửng sốt lớn. Điều này chứng tỏ những người xây dựng quần thể các công trình tại Tiwanaku không chỉ có kỹ thuật xây dựng rất cao mà còn sở hữu kiến thức thiên văn hết sức chính xác.

Vị trí của Mặt trời trên 11 cột đá trong bức tường lịch đá. Mỗi cột đá đánh dấu vị trí của Mặt trời khi nó di chuyển 1/20 quỹ đạo của Trái đất và tháng âm lịch hiện nay (12 tháng) tương ứng với khoảng cách của Mặt trời di chuyển 1,5 cột đá (3/40 quỹ đạo của Trái đất). (Ảnh: Atlantisbolivia.org)
Vị trí của Mặt trời trên 11 cột đá trong bức tường lịch đá. Mỗi cột đá đánh dấu vị trí của Mặt trời khi nó di chuyển 1/20 quỹ đạo của Trái đất và tháng âm lịch hiện nay (12 tháng) tương ứng với khoảng cách của Mặt trời di chuyển 1,5 cột đá (3/40 quỹ đạo của Trái đất). (Ảnh: Atlantisbolivia.org)

Tiwanaku được xây dựng khi nào?

Ngược dòng thời gian, Tiwanaku lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn Biên niên sử đầu tiên của người Indies của nhà sử học Pedro Cieza de Leon. Khi đó thành phố đã hoang tàn. Đến năm 1549, trong lần thám hiểm sau, ông đã tìm thấy nốt phần còn lại của Tiwanaku.

Căn cứ theo những dấu tích còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người dân sinh sống từ những năm 1500 TCN. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất với giả thiết, Tiwanaku phát triển trong thời gian giữa những năm 200 tới 1000. Thành phố Tiwanaku trở thành trung tâm chính trị, tôn giáo của một đế chế hùng mạnh kéo dài 500 năm.

Cánh cổng của Thần Mặt trời. (Ảnh: Dreamstime)
Cánh cổng Mặt trời. (Ảnh: Dreamstime)

Cho đến năm 1930, nhà văn, nhà nghiên cứu Arthur Posnansky (1873–1946) và các đồng sự là tiến sỹ Rolf Müller và Arnold Kohlschütter đã sử dụng kỹ thuật thiên văn để đánh giá độ tuổi của đền Kalasasaya, và xác định phần cổ nhất của Kalasasaya đã có tuổi thọ hơn 17.000 năm.

Khám phá về tuổi thọ Tiwanaku của Arthur Posnansky cũng gây ra khá nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tuy nhiên ông không phải là trường hợp duy nhất cho rằng Tiwanaku có tuổi thọ trên 10.000 năm. Trong cuốn sách có tên “Lịch của Tiwanaco: Khám phá về hệ thống đo lường thời gian của nền văn minh cổ nhất trên thế giới”, Giáo sư Hans Schindler-Bellamy tin rằng Tiwanaku đã được xây dựng 12.000 năm trước thời đại hiện nay.

Mặc dù vậy, hầu hết các nhà khoa học, khảo cổ học và lịch sử đều thống nhất cho rằng Tiwanaku là thành phố cổ nhất thế giới. Thành phố này còn tồn tại trước cả thời gian xuất hiện hồ Titicaca huyền thoại. Có tài liệu cho rằng, một trận lụt lớn từ cách đây hàng chục nghìn năm đã nhấn chìm cả thành phố trong biển nước, hình thành hồ Titicaca ngày nay.

Điều này có chính xác không thì chưa biết, nhưng có một sự thật đó là sau hàng nghìn năm, lượng nước của hồ Titicaca đã cạn dần. Từ đây phát lộ những dấu tích quan trọng của một thành phố cổ từng tồn tại.

Sự thống trị của Tiwanaku bắt đầu suy giảm trong thế kỷ thứ 11, và sụp đổ hoàn toàn vào thế kỷ 12. Đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời vì sao đế chế này sụp đổ. nhưng có một điều mà các nhà khoa học tin rằng Tiwanaku từng là thủ đô, trung tâm tôn giáo, chính trị của một đế chế hùng mạnh kéo dài 500 năm.

Trong các di chỉ khảo cổ còn hiện hữu, ấn tượng nhất là vòng thành bao quanh ngôi đền trung tâm Kalasasaya bề thế, làm từ đá bằng đá sa thạch đỏ nặng tới 130 tấn. Các nhà khoa học đau đầu để tìm ra câu trả lời vì sao người xưa có thể vận chuyển khối đá khổng lồ từ mỏ cách đấy hơn 10 km.

Rải rác là các kiến trúc được chạm trổ tinh vi từ những khối đá xanh Andesit có nguồn gốc từ bán đảo Copacabana nằm bên hồ Titicaca. Một giả thuyết cho rằng những viên đá Andesit khổng lồ nặng hơn 40 tấn này đã được vận chuyển khoảng 90 km qua hồ Titicaca bằng thuyền sậy, sau đó kéo thêm 10 km đến Tiwanaku.

Ngày nay, Tiwanaku còn là nơi để người dân Bolivia hành hương, tưởng nhớ đến tổ tiên và là địa điểm tổ chức các lễ hội tôn giáo lớn

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x