Khám phát mê cung 2.000 năm trước ở Ấn Độ giống như mê cung Hy Lạp từ năm 1.200 TCN

05/09/15, 16:06 Tin Tổng Hợp

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một mê cung ở Ấn Độ có niên đại từ 2.000 năm trước và mô hình của mê cung này có mô hình tương tự với mê cung được khắc trên phiến đất sét được tìm thấy Pylos, Hy Lạp thuộc năm 1.200 TCN.

Trái: Một phiến đất sét từ Pylos, Hy Lạp khắc một sơ đồ mê cung, thuộc niên đại ít nhất là từ năm 1.200 TCN (Marsysas/CC BY-SA). Phải: Bản đồ thế giới với một mũi tên chỉ từ Pylos, Hy Lạp đến miền Nam Ấn Độ, nơi có một mê cung có mô hình tương tự như trên phiến đất sét Pylas đã được tìm thấy. (Javarnam3/iStock)

Mê cung này hình vuông, có chu vi 17 mét vuông ở Gedimedu, một ngôi làng ở Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ. Nó đang được các nhà khảo cổ đến từ Trung tâm nghiên cứu lịch sử và khảo cổ khai quật, theo tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India). Địa điểm này nằm trên một tuyến đường thương mại cổ dọc theo bờ biển phía Đông.

Người dân địa phương đã xây dựng một ngôi đền trong mê cung, nhưng các nhà khảo cổ có ý định yêu cầu họ dở bỏ nó để có thể tiến hành khai quật và nghiên cứu thêm.

S.Ravikumar, trưởng nhóm nghiên cứu nói với tờ Times of India: “Mê cung có một con đường nhỏ dẫn tới mục tiêu từ điểm đi vào. Người ta phải đi bộ qua những con đường chính xác để đến mục tiêu. Người ta tin rằng một người phải đi qua bảy tuyến đường một cách chính xác mới hoàn thành được ước nguyện của mình.

Ravikumar cho biết: “Khoảng không gian đi bộ bên trong mê cung thay đổi từ 79 cm đến 1.09 mét. Lối vào là từ phía Đông. Tên cũ của nó là Seven Round Fort. Các mô hình là giống nhau như một… giống như những gì chúng ta thấy trên phiến đất sét từ Pylos ở Hy Lạp, một trong những mê cung cổ nhất trên đất sét.

Phiến đất sét này đã qua khỏi được một đám cháy tại di chỉ khảo cổ Pylos khoảng năm 1.200 TCN. Đó là một ví dụ về ký hiệu mê cung xuất hiện từ rất sớm, làm nó trở thành một hiện vật quan trọng mặc dù trông nó như những nét vẽ nguệch ngoạc của người khắc có mục đích chính là ghi lại sổ sách việc giao hàng những con dê ở mặt trước phiến đất sét.

Người Hy Lạp, dưới sự chỉ đạo của Alexander Đại đế, đã xâm chiếm Ấn Độ lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ sau khi phiến đất sét này được tạo ra. Biểu tượng mê cung đã lan từ Hy Lạp đến Ai Cập và những vùng đất khác trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, bình rượu vang thế kỷ 7 TCN thuộc nền văn minh Etruscan, có mô tả những người lính chạy ra từ một mê cung. Từ Troy được khắc trên lọ.

Phiến đất sét cũng có những kết nối với thành Troy. Nó được tìm thấy tại một nhà truyền thống của vua Nestor, người đã giúp đỡ trong cuộc bao vây và tấn công thành Troy. Cuộc tấn công này xảy ra vào năm 1250 TCN.

Các biểu tượng và ý nghĩa của mê cung trong thế giới cổ đại rất phức tạp và phong phú. Trong một số nền văn hóa châu Á, mê cung này có liên quan đến “thoát khỏi luân hồi và nghiệp lực báo ứng”, theo Sách minh họa về các ký hiệu cổ xưa của JC Cooper. Samsara đề cập đến chu kỳ sinh, chết và sự luân hồi trong thế giới con người. Thoát khỏi luân hồi sinh tử có nghĩa là đạt được giác ngộ và lên thiên đường.

Mê cung cũng tượng trưng cho khu rừng mê hoặc, đường đi của mặt trời, trở lại thiên đường, đạt được nhận thức sau một quá trình thử thách hay thử nghiệm, một nghi thức từ trần tục đến thánh thần và “cuộc hành trình của cuộc sống qua những khó khăn và những ảo tưởng của thế giới đến tập trung vào sự giác ngộ hay thiên đường,” Cooper viết: “Đi sâu vào mê cung tượng trưng cho cái chết, đi ra là sự tái sinh.

Những thiết kế mê cung ở nhà ở thường mang ý nghĩa phép thuật – để làm bối rối và ngăn chặn sự xâm nhập của các linh hồn quỷ dữ hay thế lực hắc ám khác.

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

    Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x