Khám phá những khu vườn 2.000 năm tuổi giữa sa mạc ở Petra

31/10/16, 11:20 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Những khu vườn tráng lệ ở thành phố Petra cuối cùng cũng được phát hiện sau 2.000 bị lãng quên. Đặc biệt là nơi đây có một hệ thống thủy lợi và trữ nước tiên tiến cho phép người cổ đại phát triển các khu vườn xanh tươi giữa sa mạc.

petra_0
Hệ thống thủy lợi tiên tiến đã cho phép người cổ đại phát triển các khu vườn ngay giữa sa mạc.

Haaretz cho biết, các cuộc khai quật tại thủ đô cũ của Nabataeans cổ đại đã tiết lộ một kho báu, và là một trong những phát hiện tuyệt vời nhất của vùng Di sản Thế giới trong hàng thập kỷ qua.

Các nhà nghiên cứu khai quật được một hệ thống thủy lợi và trữ nước tiên tiến cho phép người dân sinh sống, xây dựng một thành phố thịnh vượng và phát triển nhiều khu vườn xanh tươi. Hơn nữa, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra đài phun nước, ao và hồ bơi lớn có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.

The-location-of-a-monumental
Vị trí một bể bơi hoành tráng, phản ánh sức mạnh và sự giàu có tuyệt đối của thành phố cổ đại này.

Những khu vườn hoành tráng đã được xây dựng cách đây 2.000 năm, khi thành phố được đổi mới. Thủ đô Nabataean được nâng cấp và trở thành một trong những điểm dừng cung cấp nước quan trọng nhất khu vực.

Là trái tim của sa mạc vùng Jordan, thành phố được bao phủ bởi những vườn nho, chà là, cây xanh và nhiều loại cây trồng khác, điều này được xác định qua việc phát hiện ra vỏ hạt và hạt giống, đặt xung quanh hồ bơi rộng 44 mét.

Những khu vườn được khai quật hiện ra như một thiên đường, một ốc đảo giữa khu vực khô hạn và cằn cỗi. Công nghệ thủy lợi tiên tiến cũng cho phép người dân khai thác càng nhiều nước càng tốt.

Theo Leigh-Ann Bedal, giáo sư nhân chủng học từ Đại học Behrend ở bang Pennsylvania, Mỹ cho biết: “Hồ bơi đánh dấu điểm cuối của cầu máng vận chuyển nước từ một trong những con suối, ‘Ein brak, nằm trên các ngọn đồi bên ngoài Petra. Kiến trúc hoành tráng của hồ bơi và khu vườn xanh tươi tồn tại như một hình ảnh tưởng niệm thành công của Nabataeans trong việc cung cấp nước cho trung tâm thành phố“.

Petra-in-Jordan
Thành phố hoa lệ của Petra ở Jordan.

Trong các cuộc khai quật, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một đường dẫn nước xuống hơn 10 mét. Có khả năng nó cung cấp nước từ hệ thống cầu máng đến hồ bơi. Một hệ thống các kênh ngầm được tạo ra để kiểm soát dòng chảy trong mùa mưa cũng được phát hiện. Toàn bộ hệ thống bao gồm các kênh dẫn nước, đường ống gốm, bể nước ngầm, bể chứa nước, mang lại đủ nước dùng cho nông nghiệp và sinh hoạt.

Người dân Nabataeans là một cộng đồng người Do Thái cổ đại sinh sống từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, là những cư dân ở phía bắc Arabia và Nam Levant. Quê hương của họ từng bị xâm chiếm bởi người La Mã vào năm 106 và cuối cùng bị mất vào khoảng năm 700 Sau Công nguyên.

Aqueduct-channel
Kênh dẫn nước bằng đá từng là một cầu máng.

 

Theo Ancient Origins: ”Khí hậu sa mạc gây khó khăn cho nông nghiệp Nabataeans, nhưng họ đã chinh phục được thử thách, tạo nên một hệ thống tích nước tinh vi, cho phép họ xây dựng một đế chế thương mại ấn tượng tại trung tâm bán đảo Ả Rập“.

Hồ sơ lưu trữ đầu tiên của người Nabataean cho thấy họ sống trong lãnh thổ Edom, nhưng có một số tranh cãi về việc người Nabataeans đã đến đó khi nào và bằng cách nào. Một số người tin rằng họ đã sống cùng với người Edom hàng trăm năm qua, trong khi những người khác cho rằng người Nabataean di cư đến đây sau khi người Edom di chuyển về phía Bắc. Cuối cùng họ đã chọn khu vực Petra để xây dựng thành phố của mình.

Thử thách lớn nhất đối với người Nabataeans là sự thiếu nước và khí hậu khô cằn của hẻm núi Petra. Điều này gây khó khăn cho nông nghiệp, họ đã làm đủ cách để đảm bảo có được một nguồn cung cấp nước đầy đủ cho người dân và hỗ trợ tối đa cho trồng trọt.

Một trong các phương pháp tích nước là trồng cây ăn quả duy nhất ở giữa vùng đất được tạo thành cái phễu nông. Khi trời mưa, tất cả nước mưa sẽ chảy xuống trung tâm của cái phễu này, và được giữ lại bởi lớp trầm tích phù sa gọi là hoàng thổ, cuối cùng nước được bảo tồn.

Công nghệ dẫn nước nước ấn tượng của họ còn có nhiều quá trình khác, bao gồm cả việc xây dựng các đường hầm dẫn nước, ruộng bậc thang, đập, bể chứa nước, và các hồ chứa, cũng như phương pháp tích nước mưa, nước lũ, nước ngầm, và nước suối tự nhiên.

Inside-large-cistern-
Bên trong một bể chứa nước lớn tại khu Tiểu Petra thuộc thành phố Nabataean.

Bằng việc sử dụng công nghệ thủy lợi tinh vi, người dân Nabataeans có thể đảm bảo một nguồn cung cấp nước liên tục suốt cả năm. Họ có một sự hiểu biết sâu sắc về mọi nguồn nước sẵn có, và làm thế nào để quản lý, khai thác, duy trì và sử dụng tốt nhất những nguồn nước này. Họ cân bằng giữa khả năng trữ nước của hồ chứa với hệ thống đường ống, đảm bảo cung cấp nước liên tục. Việc thiết kế hệ thống cũng sử dụng các bồn lắng phụ để làm sạch nước uống.

Sự hiểu biết sâu rộng của người Nabataeans về thủy lợi cho phép họ tạo ra một hệ thống tối đa hóa lưu lượng nước trong khi giảm thiểu sự rò rỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi công nghệ tiên tiến này lần đầu tiên được sử dụng tạo ra lợi ích cho tầng lớp nhân dân, đến cả những giai tầng thấp hơn trong xã hội.

Reservoir-at-Nabataean-
Hồ chứa tại thành phố Nabataean – Hawara cổ, là Humayma ngày nay hay “Humeima”.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, phát hiện trên đã gieo cho họ lòng tin vào lời nhà sử học cổ đại Strabo sau khi ông thăm Petra vào thế kỷ thứ 1: “Những con suối và nguồn nước đầy ắp thừa sức phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu trong khu vườn“.

Các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục khai quật tại địa điểm phát hiện những khu vườn để tìm hiểu thêm về Nabataean cổ đại.

Tân Dân, theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x