Khám phá hiện tượng phát quang sinh học ở nhiều loài vật
Hiện tượng phát quang sinh học gặp nhiều ở sinh vật biển, đặc biệt là các loài vật sống ở biển sâu, để phục vụ mục đích sinh tồn như thu hút con mồi, tự vệ và tìm kiếm bạn tình.
Các nhà khoa học đã ước tính rằng có đến khoảng 80-90% các loài sinh vật dưới đáy đại dương có thể tự phát sáng. Sinh vật này phát sáng khi có tác động từ các nguồn sáng có bước sóng nhỏ hơn 450 (nguồn UV) hay lớn hơn 600 (nguồn hồng ngoại).
Phát quang sinh học là gì?
Hiện tượng phát sáng này gọi là phát quang sinh học. Phát quang sinh học là một dạng của phát quang hóa học, nơi mà ánh sáng được phát ra bởi một phản ứng hóa học nhưng xảy ra ở sinh vật sống.
Ánh sáng sinh học tạo ra hầu như rất ít nhiệt nên còn được gọi là ánh sáng lạnh. Ánh sáng phát ra thường có màu xanh lá cây hoặc xanh nước biển và đặc biệt là ánh sáng này được truyền đi rất xa trong nước biển. Phát quang sinh học có 3 tác dụng chính đó là: thu hút bạn tình, thu hút con mồi và tự vệ.
TinhHoa tổng hợp