Khám phá châu Á thế kỷ 19 qua bộ sưu tập ảnh độc đáo của nhiếp ảnh gia Scotland

13/04/18, 09:31 Tri thức

Những hình ảnh lịch sử của miền Viễn Đông đã được nhiếp ảnh gia người Scotland John Thomson ghi lại qua những tấm ảnh đen trắng độc đáo, gây nhiều ngạc nhiên cho người xem. Chúng sẽ được trưng bày lần đầu tiên trong tháng này.

Scottish photographer John Thomson travelled to east Asia in 1862 and started capturing the wonders in various countries. He moved from Singapore to Siam (now Thailand) and captured this wonderful view of Chao Phraya River, pictured, in 1865. Thomson carried heavy glass plates and a portable dark room to print the images on the negatives.
Sông Chao Phraya, Thái Lan vào năm 1865. (Ảnh: John Thomson)

Hầu hết  những bức ảnh đều được chụp trong khoảng thời gian từ năm 1862 – 1872, khi ông Thomson khởi hành đến châu Á lần đầu tiên.

Trong suốt chuyến thám hiểm 10 năm tại đây, ông đã ghi lại cuộc sống hằng ngày của cả hoàng gia và người dân Á Đông.

Với mỗi bức ảnh, Thomson đã khéo léo bắt được những mặt cá tính có phần nhân văn của con người châu Á, bất kể là thường dân hay các thành viên trong hoàng tộc.

Để làm được điều này, Thomson đã đi từ Singapore sang Thái Lan và luôn mang theo bên mình một chiếc đĩa dày rồi tiến hành việc rửa ảnh trong một căn phòng tối di động.

Nhờ vậy mà những bức ảnh độc đáo của Thomson về Trung Quốc, Camphuchia và Thái Lan đã mang đến những cái nhìn thú vị cho con người ngày nay.

Thomson rất may mắn khi chụp được hình vua Mongkut (bên trái), vua thứ tư của Xiêm La (Thái Lan). Ngoài ra, vào thời điểm còn khá trẻ khi chỉ mới 29 tuổi, ông là nhiếp ảnh gia đầu tiên ghi hình Angkor Wat, tượng đài tôn giáo lớn nhất trên thế giới (bên phải).  

Năm 1862, Thomson du lịch đến Singapore, nơi ông mở phòng ảnh đầu tiên và trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ông sử dụng hóa chất collodion trong quá trình rửa ảnh để có được những sản phẩm sắc nét. Việc này đòi hỏi mọi thứ phải được tiến hành hoàn toàn trong bóng tối.

Sau đó Thomson đã kiên nhẫn, cần cù vượt qua đủ mọi loại địa hình để đi và ghi lại hình ảnh tại những vùng đất mà trước đây người phương Tây chưa từng thấy. Tại Siam, Thái Lan, Thomson không chỉ chụp ảnh đức vua Mongkut, Rama IV và hoàng tộc, mà còn ghi lại cuộc sống của người dân địa phương.

Thomson đã có được hình ảnh của một Thái tử (bên trái) và thuyền viên (phải). Những hình ảnh này đã phản ánh rõ nét văn hoá bản địa.

Vào năm 1867, Thomson đã đến Trung Quốc và chụp nhiều chủ đề khác nhau, từ phong cảnh cho đến con người. Ông đã đến Hong Kong, thăm Ma Cao, Triều Châu, Santou trước khi đi về phía Bắc để đến Phúc Châu.

Nhiếp ảnh gia tài ba này đã chụp được hình ảnh một ngôi nhà đậm nét châu Á. Trong đó, mái ngói chính là điểm nhấn mô tả kiến trúc độc đáo của Trung Hoa thời bấy giờ.

Hình ảnh 180 năm tuổi này đã tô điểm thêm cho các giá trị văn hóa độc đáo của lịch sử Trung Hoa.

Cũng vào năm này, Thomson định cư lại Hong Kong và tiếp tục cuộc thám hiểm đến nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc. Tại đây, ông đã chụp rất nhiều hình ảnh về phong cảnh, con người, kiến trúc và cả đường phố.

TS. Michael Pritchard, một nhiếp ảnh gia và giám đốc của Royal Photographic Society đã bình luận: “John Thomson là một nhân vật quan trọng trong giới những người chuyên thực hiện các chuyến đi du lịch và chụp ảnh tài liệu thế kỷ 19. Các tác phẩm độc đáo đã phản ánh sự thành công trong sự nghiệp của Thomson. Cuộc triển lãm này đã được chờ đợi quá lâu rồi”.

Trong số những tác phẩm của Thomson, bức ảnh chân dung một phụ nữ Quảng Đông thời xưa (trái) và một người chèo thuyền (phải), được cho là chụp trong phòng thu của ông vào năm 1868, đã gây được nhiều sự chú ý. Bởi ở thời điểm đó, việc người nước ngoài chụp được hình phụ nữ là điều không hề dễ dàng.

Những tác phẩm chất lượng này đã thể hiện trình độ thẩm mỹ cao của nhiếp ảnh gia Thomson. Đồng thời, cùng với kỹ thuật rửa ảnh hiện đại mà ông sử dụng lúc bấy giờ đã giúp Thomson trở thành một nhà nhiếp ảnh du lịch có tầm ảnh hưởng lớn trong giới chuyên môn.

Những bức ảnh của Thomson được tập hợp thành một bộ hồ sơ vô cùng phong phú về cuộc sống con người Á Đông trong thế kỷ XIX. Số lượng ảnh trong bộ sưu tập này lên đến 700 bức và ông đã mang chúng đến Anh vào năm 1872. Bộ ảnh này được lưu giữ tại Thư Viện Wellcome của London đến năm 1921.

Bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng chúng từ ngày 13/4/2018 – 23/6/2018 tại Phòng Trưng bày Brunei ở SOAS, Đại học London.

Qua những bức ảnh này, chắc chắn người xem sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên về chuyến khám phá của Thomson.

Uniwriter, theo Daily Mail

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x