Khai quật kim tự tháp cổ, tình cờ phát hiện nền văn minh tiền sử niên đại 15.000 năm
Một cuộc khai quật kim tự tháp cổ đại đã tình cờ làm lộ diện khu tàn tích rộng lớn, cùng một nền văn minh Nam Mỹ tiên tiến và phức tạp tồn tại cách đây 15.000 năm ở Peru. Phát hiện này một lần nữa có thể khiến lịch sử nhân loại phải viết lại.
Một nhóm chuyên gia đã thực hiện cuộc khám phá vùng bờ biển Peru, là nơi có kim tự tháp cổ xưa nhất Nam Mỹ.
Hàng ngàn đồ cổ được tìm thấy, trong đó có những chiếc rổ tinh xảo đan bằng tay cho thấy người cổ xưa ở nơi đây biết suy nghĩ tư duy tiến bộ và sống thành cộng đồng xã hội phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Dân cư ở đây biết dùng nhiều loại nguồn thực phẩm khác nhau, làm họ trở thành xã hội lớn mạnh cách đây 15.000 năm.
Các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Atlantic ở bang Florida (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng xác nhận cách đây khoảng 15.000 năm, một nền văn minh tiến bộ và phức tạp đã tồn tại ở Peru. Nền văn minh đó có tổ chức xã hội chặt chẽ và lâu đời nhất khu vực.
Bài viết nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tiến bộ Khoa học, dựa vào phát hiện hàng trăm ngàn đồ tạo tác được tìm thấy từ năm 2007 đến năm 2017 ở Huaca Prieta, một địa danh khảo cổ học trên bờ biển Peru, là nơi sở hữu kim tự tháp lớn nhất và cổ nhất Nam Mỹ, gọi là Đền thờ gò Huaca Prieta.
Thử nghiệm cacbon phóng xạ cho thấy con người đã sống ở đây cách đây khoảng 15.000 năm đến 8.000 năm, nhưng không liên tục.
Các công cụ bằng đá dùng để cắt và cạo được tìm thấy tại các khu khảo cổ. Các nhà nghiên cứu ước tính chúng có niên đại 13.500 đến 15.000 năm tuổi.(Ảnh: Ancient – Code)
Những bằng chứng khảo cổ về nguồn thực phẩm, công cụ đá, rổ đan và vải dệt đã cho thấy sự phát triển, trình độ kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của những người đầu tiên sống ở đây. Nhờ đó mà họ biết khai thác tài nguyên biển và trên mặt đất.
Ví dụ như, các nhà khảo cổ phát hiện ra những lưỡi câu cho thấy cư dân xa xưa đã biết câu cá ở những độ sâu khác nhau. Do đó, họ còn biết đóng tàu thuyền chịu được sóng to gió lớn.
Hơn nữa, họ biết kết hợp khai thác biển và trồng hoa màu, như: Cây bách tán lá hợp, cây bơ và cây bí ngòi… để có cuộc sống no đủ. Vải dệt và rổ đan phức tạp cho thấy người cổ xưa biết cách tổ chức sản xuất và sản phẩm thủ công của họ tinh xảo hơn nhu cầu của thời đó.
James M. Adovasio, đồng tác giả của nghiên cứu nói, cư dân của nền văn minh này có một khả năng đáng kể khi biết sử dụng các loại tài nguyên, thực phẩm khác nhau, điều này khiến họ trở thành một xã hội lớn mạnh và chiếm ưu thế trong khoảng 15.000 năm trước.
Nhiều vật liệu và món đồ khai quật được phản ánh sự phức tạp trong xã hội tiến bộ và mong muốn của con người, của cộng đồng. Tất cả những món đồ tạo tác đều bộc lộ mối quan hệ xã hội phức tạp của người cổ đại và ẩn chứa thông điệp xã hội.
Phát hiện trên, cùng vô số khám phá về các nền văn minh cổ xưa có niên đại lên đến hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn năm trên toàn cầu cho thấy, trước nền văn minh của chúng ta hiện nay, đã có nhiều nền văn minh tiên tiến khác từng tồn tại và bị diệt vong. Vậy nền văn minh của chúng ta ngày nay liệu có nằm ngoài quy luật tự nhiên ấy?
>>> Văn minh nhân loại từng diệt vong nhiều lần trước đó và chúng ta cũng không phải ngoại lệ?
TinhHoa tổng hợp