Học người Nhật Bản cách sống đơn giản để trở nên hạnh phúc hơn

21/06/17, 09:11 Cuộc sống

Ngày càng nhiều gia đình trẻ ở Nhật chọn lối sống đơn giản nhất có thể để giảm bớt sự lệ thuộc vào vật chất.

Naoki Numahata và con gái Ei, 4 tuổi, trong căn hộ tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Washington Post)

Anh Naoki Numahata cùng vợ và con gái nhỏ sống trong một căn hộ có diện tích 40 m2 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo Washington Post, lối sống của gia đình người đàn ông 42 tuổi này còn đơn giản hơn cả các nhà tu hành.

Căn hộ của gia đình Numahata gần như trống trơn. Trong ngăn kéo tủ bếp có ba đôi đũa và hai bộ đồ ăn dành cho trẻ nhỏ. Tủ đựng thực phẩm chỉ có một ổ bánh mỳ và một hũ thủy tinh đựng mật ong.

Phòng khách không có gì ngoài một bàn uống nước, một ghế gỗ và một băng ghế dài đủ chỗ cho hai người ngồi. Cả gia đình ba người ngủ chung trên một chiếc giường. Đó gần như là tất cả đồ đạc trong nhà. Chiếc TV treo tường dường là ngoại lệ duy nhất vì anh Numahata cần sử dụng nó cho công việc thiết kế trang web.

Là người kiên trì theo chủ nghĩa sống tối giản đã nhiều năm nay, anh Numahata chỉ có một đôi quần dài, 4 chiếc áo sơ mi, 4 cái áo phông, 4 đôi tất và 5 bộ đồ lót. Con gái nhỏ Ei, 4 tuổi, cũng chịu ảnh hưởng từ lối sống của người cha. Cô bé chỉ có hai bộ váy dành cho dịp đặc biệt và hai ngăn kéo nhỏ đựng quần áo mặc hàng ngày. Tất cả đồ chơi mà Ei có gói gọn trong một chiếc rổ, bao gồm một con búp bê, một hộp thiếc in hình nhân vật hoạt hình Minion, một cái yo-yo, một con quay và vài chiếc ôtô chạy cót.

‘Sống đơn giản cho đời thanh thản’

Người Nhật vốn nổi tiếng với kiến trúc mộc mạc, tiện dụng và tràn đầy hơi hướng thiền tịnh. Nhưng trong số đó còn nhiều người đi xa hơn nữa: Danshari – hay là tiến tới lối sống tối giản với mục đích cuối cùng là giải phóng bản thân khỏi sự lệ thuộc vào đồ vật. Chữ Danshari bắt nguồn từ ba ký tự kanji – Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa).

Căn hộ với phong cách ‘danshari’ chỉ có những vật dụng thật thiết yếu. (Ảnh: coolhouse)

Phong cách này bắt đầu được nói nhiều đến vào khoảng năm 2010-2011 ở Nhật, đặc biệt sau khi thảm hoạ động đất sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.

“Khoảng 30-50% thương vong trong các trận động đất xảy ra do đồ đạc rơi vỡ. Nếu sống trong các phòng ít đồ, mọi người sẽ bớt được nỗi lo này”, Numahata nói.

Một số người chọn Danshari để, sau khi rũ bỏ vật chất, những điều họ thật sự thích và trân trọng sẽ có cơ hội “hiện lên” trong cuộc đời, chẳng hạn như gặp gỡ giao du với bạn bè hay đi du lịch thay vì mua sắm liên miên và mang về nhà cả những thứ mình không thật sự cần hay thích.

Không chỉ là câu chuyện mua sắm, Danshari chính là cách giải thoát những áp lực vô hình của cuộc sống vật chất hiện đại lên tinh thần và sức sáng tạo của những người trẻ. Danshari, nói khác đi, là cách nói không với sự sùng bái vật chất thái quá đến mức bỏ qua các giá trị sống bền vững.

Một số khác nhận thấy sau khi rũ bỏ vật chất, những điều họ thật sự yêu thích và trân trọng trong cuộc đời sẽ thật sự trở nên rõ ràng. Chẳng hạn như họ sẽ gặp gỡ bạn bè nhiều hơn hoặc đi du lịch thường xuyên hơn thay vì lãng phí thời gian vào việc mua sắm liên miên và chất đầy nhà những thứ mình không thực sự thích hoặc cần.

“Khi sống theo chủ nghĩa Danshari, bạn sẽ phải quyết định rũ bỏ những thứ khiến mình vướng bận”, bà Yamashita so sánh việc dọn dẹp nhà cửa cũng giống như dọn dẹp tâm trí.

Theo bà, lối sống Danshari đơn giản, khiêm tốn và thân thiện với môi trường ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo phương Đông, nhất là Thiền định trong Phật giáo. Thế hệ người Nhật sinh ra sau Thế chiến II như bà Yamashita thường có thói quen tích trữ đồ đạc trong nhà phòng khi cấp thiết. Thậm chí, có trường hợp cực đoan đến mức cất giữ 300 chiếc túi nylon mua sắm.

Bà Yamashita cho rằng việc tích trữ vật chất chính là nguyên nhân khiến nhiều người Nhật không cảm thấy hạnh phúc và rũ bỏ những đồ vật hữu hình sẽ giúp họ thoát khỏi những ràng buộc vô hình.

Những người theo lối sống danshari không sùng bái của cải, vật chất

Ít hơn là nhiều hơn

“Năm con gái tôi mới ra đời, nhà cửa lúc nào cũng lộn xộn. Tôi chỉ muốn nhà mình trông gọn gàng như các ngôi nhà in trên tạp chí. Thế là tôi vứt bớt đồ đạc đi và thực sự cảm thấy thích cảm giác tự do sau đó”, anh Numahata nói.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, Numahata pha cho vợ một cốc cà phê. Cô thưởng thức nó trong một căn phòng trống trơn và bất giác cảm thấy vị cà phê rõ ràng hơn bao giờ hết. Theo Numahata, vợ anh thấy cà phê ngon hơn là bởi vì lúc đó cả môi trường sống và tâm trí của hai vợ chồng đã được dọn dẹp thông thoáng.

Từ khi chọn cách sống tối giản, Numahata đi lại nhẹ nhàng hơn và từ tốn hơn. Gia đình anh đi chơi bên ngoài nhiều hơn. Con gái Ei cũng bắt đầu tập theo thói quen của cha mẹ. Dù mới 4 tuổi, cô bé đã biết tự dọn dẹp.

“Tất nhiên khi con bé lớn lên, nó sẽ muốn nhiều thứ hơn”, Numahata nói. “Khi chúng tôi mua đồ chơi cho con, chúng tôi chỉ mua những món nho nhỏ để nhét vừa cái rổ ở nhà”. Những món mà Ei không còn chơi nữa, gia đình sẽ mang tặng.

“Chúng tôi cho đi nhiều thứ mà không cảm thấy luyến tiếc. Mọi người cứ hỏi tại sao chúng tôi lại đem cho những món quà tặng như thế và nghĩ rằng việc làm đó thật lạ lùng. Nhưng đó chỉ là cách sống của chúng tôi mà thôi”, Numahata tâm sự.

Theo anh Numahata, vì có ít đồ chơi nên Ei thường tự nghĩ ra cách làm cô bé vui, điều đó giúp trí tưởng tượng của bé phát triển hơn.

Bạn bè đến chơi lúc đầu thường thắc mắc vì sao nhà cửa trống trơn, nhưng sau đó nhanh chóng cảm thấy thoải mái trong không gian ít đồ đạc. “Làm trống cái bình để nước được rót vào, trở nên trống rỗng để đạt được toàn vẹn”, Numahata trích dẫn một câu nói của Lão Tử để giải thích cảm giác dễ chịu đó.

Bàn làm việc gọn gàng vì không có những vật dụng thừa.

Làm thế nào để Danshari?

Francine Jay, một người thực hành chủ nghĩa tối giản và là tác giả cuốn Niềm vui ít đồ: Hướng dẫn phong cách tối giản để giảm bừa bộn, giúp tổ chức, và đơn giản hoá cuộc sống đã thu thập một số cách thực hiện Danshari trong hoạt động hàng ngày như sau:

Dan-Từ chối

Jay ví phần này như công việc của một người gác cổng sao cho đồ đạc không được chui vào trong nhà mình, bằng cách:

  • Giảm thiểu mua sắm: chỉ mua những gì thật sự cần thiết, giảm thiểu tác động tới môi trường từ những hành vi tiêu thụ của mình, và giảm thiểu ảnh hưởng lên cuộc sống của những người khác
  • Tìm các món quà thay thế thay vì đi mua quà: trao đổi quà từ những đồ có sẵn, thay vì tặng quà thì tặng một buổi dạo bộ trò chuyện với nhau, yêu cầu tặng đồ từ thiện cho một ai/tổ chức nào đó thay vì nhận quà.
  • Xoá bỏ thư từ rác: Không tuỳ tiện cung cấp thông tin cho các cửa hàng, không đăng ký nhận thư từ các tạp chí online, thanh toán qua mạng càng nhiều càng tốt để tiết kiệm thời gian và giấy tờ, v.v…
  • Từ chối hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến: một cái bút chỗ này, một gói xà phòng chỗ kia, … nhiều khi tiếc “của” cứ nhặt về rồi lại vứt xó!

Sha-Vứt bỏ

Dưới đây là một số cách Jay chia sẻ để làm sao rũ bỏ được những vật dụng không cần thiết ra khỏi cuộc sống:

  • Mỗi ngày trừ khử ít nhất một đồ vật: một đôi tất lâu lắm rồi không dùng đến, một cuốn sách mua về chẳng buồn mở ra đọc lần nào, một cái áo không vừa nữa,… Thiếu gì thứ để thanh trừng! Vừa có ích cho người khác, vừa đỡ phải dọn dẹp. (Mà rất nhiều món hoàn toàn có thể dùng làm quà tặng được!)
  • Giải phóng tủ quần áo: giữ lại những món đồ bạn hay dùng đến nhất và cho/bỏ đi những món cả năm không sờ đến.
  • Điều chỉnh lại dụng cụ bếp: tương tự như tủ quần áo, hãy xem lại những dụng cụ bếp bạn gần như không dùng đến để cho đi.

Ri-Tránh xa

Phần này liên quan đến việc nuôi dưỡng cảm xúc “thờ ơ” với các vật dụng của mình. Có thể thử những cách sau:

  • Nói lời tạm biệt với chúng (Jay còn viết hẳn lá thư chia tay đẫm nước mắt, bắt đầu bằng: “Đồ vật yêu quý,….”)
  • Nâng niu quan điểm “vừa đủ”
  • Trân trọng không gian hơn đồ vật

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x