Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả

16/05/18, 09:02 Đọc & Suy ngẫm

Đối với đường đời mỗi cá nhân, con đường học có thể nói là con đường dài nhất và cần nhiều tâm lực nhất. Thế nhưng, học mà không suy nghĩ thì càng phí công vô ích, và Khổng Tử đã nói rõ điều này từ ngàn xưa.

Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả
Học mà không suy nghĩ thì phí công. (Ảnh: Pinterest)

Khổng Tử, sống vào khoảng năm 551 – 479 trước công nguyên, sinh ra ở nước Đại Lỗ vào thời Xuân Thu. Tên của ông là Khâu, tự là Trọng Ni (danh tự trong văn hóa Trung Quốc là một cái tên được dùng sau này trong cuộc sống thay cho tên thật).

Khổng Tử được xem là một trong số các học giả nổi bật ở Đại Lỗ. Ông đi chu du khắp nước qua tất cả các quốc gia giảng về giá trị đạo đức, như các khái niệm về luân lý, tư tưởng, chủ trương chính trị, và tu dưỡng phẩm hạnh, cũng như các khái niệm về lý tưởng và văn hóa của thời đại  ông.

Người ta nói rằng tiêu chuẩn tối cao của Khổng Tử là “Nhân từ.” Các học trò của ông kể rằng lời giảng của ông xoay quanh “trung thành và cân nhắc đến người khác.”

Khổng Tử giảng về đạo “Trung Dung”, được kết tập ở một trong bốn tác phẩm cổ xưa của Nho giáo, còn được gọi là Tứ Thư, và được xuất bản vào năm 1190 bởi Chu Hy.

Những người tu luyện biết rằng để đề cao tâm tính (đạo đức của con người và hành xử có đạo lý),  người ta nên hành xử cho tốt và trở thành một người tốt. Nhưng điều này còn có hàm ý mở rộng hơn, đó là chuyển đổi thành một người tốt hơn và đề cao tiêu chuẩn đạo đức của người ta vượt trên tiêu chuẩn chung của nhân loại.

Vì thế, tiêu chuẩn gì của nhân loại được Thần cấp cho? Đó là những tiêu chuẩn gì? Những lời giảng dưới đây của Không Tử có thể khai mở tâm của chúng ta.

Theo Luận Ngữ của Khổng Tử, được cho là đoạn thoại làm sáng tỏ những lời giảng và hành vi của ông, Khổng Tử giảng:

“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”

Bằng những lời này, Khổng Tử diễn giải rằng nếu một người học mà không suy nghĩ, người đó sẽ không hiểu, và rằng nếu người ta nghĩ nhưng không học, người ta sẽ nghi hoặc.

Khi một người học, anh ấy có thể ghi nhớ và sau đó nhớ ra điều mà anh ta đã học được. Nhưng thường anh ta chỉ hiểu những tư tưởng trên bề mặt mà không phải những hàm ý sâu bên trong đang được truyền tải. Nhiều người không liên hệ cái mà họ học với thực tế, nó có nghĩa là họ đọc nó nhưng không áp dụng điều học đọc. Do vậy, việc học tập trở thành hời hợt. Chúng ta có thể mô tả nó như “tiếp thu thông tin nhưng không tiêu hóa nó.” Anh ta sẽ biết những điều cơ bản nhưng không thể đưa vào thực hành cái mà anh ta đã học. Anh ta chỉ học một cách máy móc, chứ không  xử lý điều mà anh ta đã học được.

Bởi vì khoa học hiện đã là rất máy móc và hời hợt, nó ngăn cản người ta hiểu được nội dung thâm sâu trừ khi người ta tu luyện tâm tính và tu dưỡng bản thân. Khoa học hiện đại hạn chế tu duy của con người. Do đó họ nên chú ý tới cách học tập và hiểu được điểm mạnh và yếu để tránh trở thành máy tính hóa, cơ giới hóa, và tuyến tính hóa.

Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả - ảnh 2
Nên chú ý tới cách học tập và hiểu được điểm mạnh và yếu để tránh trở thành máy tính hóa, cơ giới hóa, và tuyến tính hóa. (Ảnh: Sohu)

Nói cách khác, Khổng Tử khuyên rằng nếu người ta hầu như chỉ nghĩ mà không học, người ta sẽ trở nên nghi hoặc và người ta không đề cao được bản thân. Tất nhiên, một minh sư đóng một vai trò quan trọng khi chỉ dẫn các học trò. Thật sự là rất khó để tìm một Sư Phụ mà có trí huệ. Do đó, khi người ta tìm thấy một Sư Phụ như thế, người ta không nên lười biếng mà nên tranh thủ thời gian, nhận thức được cơ hội trân quý, và học tập chăm chỉ, làm theo những chỉ dẫn của Sư Phụ, và làm tốt hơn cho đến khi thành công.

Tu luyện là khác biệt với hành xử của nhân loại. Quá trình tu luyện là hoàn toàn khác với học tập kiến thức của nhân loại, đó là tu thân dưỡng tính hay tu dưỡng bản thân.

Tiêu chuẩn của một người tu luyện là cao hơn, và lý do thì rất là tinh thâm. Chỉ có những người tu luyện có thể hiểu được khái niệm này khi họ tu luyện một cách tinh tấn.

Theo Minh Huệ

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x