Học giả: Tại sao nói đập Tam Hiệp cuối cùng nhất định phải bị phá hủy?

24/06/20, 11:44 Trung Quốc

Trung Quốc đã bước vào mùa lũ, khắp nơi đều xảy ra tình trạng lũ lụt. Điều đáng lo ngại nhất vẫn là lưu vực sông Dương Tử, đặc biệt là đập Tam Hiệp bị biến dạng và bị bùn đất từ trên núi trút xuống. Nếu có vấn đề gì xảy ra với đập Tam Hiệp thì sẽ có có hàng trăm triệu người ở trung lưu, hạ lưu và 40% GDP của Trung Quốc đều bị ngâm trong biển nước…

Vào ngày 6/6/2006, cofferdam thượng nguồn ở bờ phải của đập Tam Hiệp đã bị nổ tung, nhiều chuyên gia tin rằng chính Tam Hiệp rồi cũng sẽ nổ tung. (Ảnh: NTDVN)

Thượng nguồn sông Dương Tử là vùng phía trên Nghi Xương, Hồ Bắc. Bên dưới Nghi Xương đi qua Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây đến thành phố An Khánh của tỉnh An Huy, đó là vùng trung lưu của sông Dương Tử. Sau An Khánh, Giang Tô và Thượng Hải là hạ lưu của sông Dương Tử. 

Mặc dù tỉnh Chiết Giang không gần sông Dương Tử, nhưng nhiều con sông trong khu vực cũng chảy vào sông Dương Tử, do đó, nó cũng được coi là lưu vực sông Dương Tử. Vì vậy, vùng trung và hạ lưu bao gồm 7 tỉnh và thành phố: Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải.

Bảy tỉnh thành này trước đây là những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất ở Trung Quốc, là vùng đồng bằng phù sa ở trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử, có khoảng hơn 200.000 km2, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ và có sản lượng nông nghiệp rất cao. 

Do đó, Trung Quốc trước đây thường nói “2 hồ được mùa thiên hạ no đủ”, chính là nói đến khu vực này. Tất nhiên, bây giờ ở khu vực này ngành nông nghiệp không phải là trọng yếu nhất, mà là công thương nghiệp. 

Như mọi người đã biết, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào 6 tỉnh thành, kinh tế của 6 tỉnh thành này phát triển thì cả nước sẽ đều phát triển. Tài chính trung ương của Trung Quốc về cơ bản phụ thuộc vào 6 tỉnh thành này đó là: Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải, Sơn Đông, Bắc Kinh. Vùng hạ lưu của sông Dương Tử đã chiếm 3 tỉnh thành.

Ông Tập Cận Bình thăm đập Tam Hiệp, đây là lần đầu tiên sau 21 năm có lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc đến thăm con đập gây nhiều tranh cãi này (Ảnh: Weibo)

Đập Tam Hiệp có mực nước cao 175 mét, nếu xảy ra vấn đề thì mực nước cao này sẽ đổ xuống như một bức tường, sức phá hoại khiến người ta phải rùng mình kinh hãi. Hàng trăm triệu người sẽ biến thành cá, hàng trăm thành phố, bao gồm khoảng 10 thành phố lớn sẽ bị phá hủy, lúc đó Trung Quốc về cơ bản liền sẽ sụp đổ. Điểm này không phải là nói quá. Đây là lý do tại sao mọi người rất chú ý đến đập Tam Hiệp.

Kể từ khi ĐCSTQ thành lập đến nay. TQ liên tục xuất hiện các trận lũ lụt với quy mô lớn chưa từng có, Nhà kinh tế học @caijinglengyan nói, vùng thượng lưu Tam Hiệp thuộc vùng Tứ Xuyên – Trùng Khánh đang bị ngập lụt, các hồ chứa nhỏ bị vỡ và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!

Thực tế có rất rất nhiều tranh luận về việc xây dựng đập Tam Hiệp. Trong đó có một lý do chính là sau khi đập Tam Hiệp được xây dựng, chẳng khác nào trao cho người khác một cán chuôi khổng lồ, ngộ nhỡ xảy ra chiến tranh cỡ lớn, Tam Hiệp sẽ trở thành mối đe dọa vượt qua cả vũ khí hạt nhân. Nếu quân địch tấn công đập Tam Hiệp thì sẽ xuất hiện tình huống gì, và hậu quả gì sẽ xảy ra?

Có người Trung Quốc nói rằng, nếu ai làm điều này, thì đó chính là tội ác chống lại loài người. Đúng vậy, điều đó không hề sai, nhưng sau khi chiến tranh trở nên gay go quyết liệt, tội ác chống lại loài người chẳng lẽ sẽ không xảy ra?

Khi chiến tranh tới mức độ một mất một còn, điều này liệu có được đem ra dùng không? Vũ khí hạt nhân không phải là tội ác chống lại loài người sao? Vũ khí sinh học cũng không phải sao

Do đó, “Binh pháp Tôn Tử” nói rằng, chớ hy vọng quân địch không đến, mà cần phải cẩn thận phòng bị, chớ hy vọng kẻ thù không tấn công, mà ta có chút buông lơi cảnh giác.

Điều đó có nghĩa là, đừng cho rằng địch sẽ không đến, mà phải nghĩ rằng địch sẽ tới, không thể giả thiết rằng địch sẽ không đến tấn công, mà phải giả thiết là địch sẽ tới nhưng ta đã có sự chuẩn bị, như vậy địch sẽ không thể tấn công nổi.

Vì vậy, một trong những tranh cãi về đập Tam Hiệp năm đó chính là mối nguy hiểm chiến lược này, nhưng ĐCSTQ lúc đó vì để xây dựng sao cho lớn nên không quan tâm được nhiều như vậy.

Ngoài ra, tranh luận lớn nhất chính là, con đập khổng lồ này có lợi cho nền kinh tế hay không? Đến cuối cùng, việc tuyên truyền phát điện, giao thông và phòng chống lũ lụt đều không làm được, ngược lại những vấn đề bất cập mà công trình Tam Hiệp đưa tới lại rất nhiều.

Tất nhiên, đây đều là những vấn đề nhỏ, hàng năm tổn thất mấy trăm tỷ, chưa nhằm nhò gì. Nhưng vấn đề lớn nhất là công trình thuỷ lợi Tam Hiệp không cách nào giải quyết những vấn đề ứ đọng. 

Một bức ảnh Google Map cho thấy sự biến dạng nghiêm trọng của đập Tam Hiệp gây chấn động trên Internet. (Ảnh NTDTV)

Trù tính hiện tại là khi lũ đến sẽ cuốn trôi bùn cát. Nhưng đây là sông Dương Tử chứ không phải là sông Hoàng Hà. Ngoài bùn cát ra, còn có rất nhiều đá. Người ta nói rằng loại đá đó đều là đá cuội. Tất nhiên, không nhất định đều là tròn. Một số rơi từ ngọn núi rất gần đó, chúng là những hòn đá có góc cạnh, sắc nhọn. Ai đã từng đến Tứ Xuyên đều biết có rất nhiều đá trên sông, khi nước lũ đến thì trên mặt là nước, bên dưới là đá cuốn theo, rất đáng sợ.

Khi tôi ở Tây Tạng, có một lần đã gặp một người ngoại quốc du lịch tuyến Tứ Xuyên-Tây Tạng. Nhìn thấy vài người trong chúng tôi có thể nói đôi câu tiếng Anh, anh ta rất vui nên đã trò chuyện với chúng tôi.  

Anh từ Thành Đô đến Lhasa (thành phố thủ đô Tây Tạng), kết quả đường quốc lộ bị tắc do lũ lụt và lở đất, vì vậy anh bắt đầu đi bộ. Anh ta nói rằng anh ta đã dò bản đồ, chỉ cần đi bộ băng qua một con sông và sẽ tìm thấy một chiếc xe hơi bên kia bờ sông. Anh ấy hỏi chúng tôi nước sâu bao nhiêu và chúng tôi bảo rằng nước không sâu, khoảng chừng đến ngực. Anh ấy rất tự tin vì đã từng bơi qua eo biển của nước Anh và là một kiện tướng bơi lội.

Tất cả chúng tôi đều cười ha ha nói rằng anh không thể vượt qua được đâu, nhưng anh không tin lại tự đi. Vài ngày sau, anh quay lại vẻ mặt ủ rũ và nói rằng anh không thể đi qua được, không thể làm gì khác ngoài phải ở lại trong thị trấn chờ thông xe. Ở con sông đó, nước chỉ cao đến ngực, cao như thế, nhưng một tảng đá lớn bằng nửa ngôi nhà cũng bị nước cuốn trôi. trước giờ ai dám bơi qua chứ?

Ý tôi là, trong lòng sông ở Tứ Xuyên chủ yếu là đá. Chìm trong khu vực hồ chứa, khi hồ chứa tháo nước, nó không cách nào cuốn đi được, nếu như vậy, hồ chứa Tam Hiệp sẽ không ngừng bị các loại đá dồn ứ ở đó, ngày càng cao, cuối cùng dùng phương pháp nào để dọn sạch chúng đi đây? Ít nhất trước mắt là không có tàu nạo vét đặc biệt để thanh lý đá.

Vì vậy, rất nhiều chuyên gia đều nói rằng, đập Tam Hiệp trong 30 năm là không còn tác dụng gì, và cuối cùng nó chỉ có thể cho nổ tung. Hoàng Vạn Lý đã nói như vậy, Vương Duy lạc cũng nói như vậy. Nếu đó là sự thật thì thật là nực cười. 

Có hơn 1 triệu người đã di cư đến đập Tam Hiệp, tiêu tốn 190 tỷ nhân dân tệ, nó cũng đã nhấn chìm nhiều thành phố lịch sử ở Trung Quốc, bao gồm Thành Bạch Đế, Lưu Bị Thác Cô và Phong Đô, thành phố ma nổi tiếng ở Trung Quốc. 30 năm thì đã không thấy nữa.

Người Trung Quốc thực sự không xa lạ gì với lũ lụt nữa. Khi lật lại các sách lịch sử Trung Quốc, cuốn “Cách tam soa ngũ” thì có ghi lại về các trận lũ, nhưng lúc đó đa số đều là thiên tai lũ lụt ở sông Hoàng Hà. Cứ ba đến 5 năm lại có một kỷ lục về lũ lụt. Do đó, có người nói rằng Trung Quốc chỉ có thảm họa Hoàng Hà chứ không có thảm họa Trường Giang (sông Dương Tử).

Ở phía tây thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, có một hệ thống thủy lợi tên là Đô Giang Yển, được xây dựng cách đây 2.500 năm vào thời nhà Tần trong thời Chiến Quốc. Đến bây giờ nó vẫn còn có tác dụng rất to lớn. 

Đó là một công trình kỳ tích trong lịch sử nhân loại, không những ngăn lũ mà còn cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng phía tây Tứ Xuyên và hơn 10 triệu mẫu ruộng phì nhiêu. Lúc đó Tứ Xuyên đã trở thành nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, có mối quan hệ rất khăng khít với đập Đô Giang Yển.

Trên thực tế, trị quốc cũng tương tự với việc trị thủy. Ý tưởng trị thủy kiểu này của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng giống như ý tưởng cai trị đất nước của họ. Họ cho rằng miễn là họ đủ cứng rắn, thì có thể giải quyết mọi thứ. Điều đó thật là ngu ngốc.

Tác giả: Thạch Sơn

Gia Hưng (Theo Epoch Times)

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x