Học cổ nhân cách thức phân biệt người thiện ác, chính tà

15/04/20, 08:03 Đọc & Suy ngẫm

Cổ nhân trong việc nhìn nhận về chính tà, thường dùng hình ảnh quân tử và tiểu nhân để phân chia đúng sai thị phi. Thuận theo thiên đạo, tôn kính nhân đạo chính là quân tử, phản lại thì chính là tiểu nhân.

Có câu: “Thiên thành kiện, quân tử dĩ tự cường, bất tức”, ý nói rằng, hành động của trời là rất mạnh mẽ; người quân tử, noi theo đó mà bất cứ hành vi nào cũng tự cường tự lực; “hậu đức tải vật”, con người phải cảm ngộ được đức mà tu chính mình; thừa hành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, kính trọng “thiên địa quân thân sư”, chính là thực hành đạo làm người.

(Ảnh: jinquanjz)
Người xưa thường dùng hình ảnh quân tử, tiểu nhân để phân biệt chính tà. (Ảnh: jinquanjz)

Vậy cổ nhân nhìn nhận như thế nào về đối nhân xử thế, thiện ác chính tà? Dưới đây là những câu nói và cách làm tiêu biểu mà cổ nhân xưa để lại.

1. Lấy chỗ dư thừa để bổ sung cho chỗ thiếu khuyết là phù hợp với Thiên đạo

Nguyên văn trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Tổn hữu dư nhi bổ bất túc, thiên chi đạo dã. Nhân chi đạo, tắc bất nhiên, tổn bất túc dĩ phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng thiên hạ? Duy hữu đạo giả”.

Tạm dịch:

Thiên đạo, là lấy chỗ dư thừa để bổ sung cho chỗ thiếu thốn; nhưng cách làm của con người trong thế tục lại là người nghèo khổ túng thiếu lại phải cung phụng người phú quý dư thừa. Ai có thể mang phần dư thừa của mình để cung phụng cho thiên hạ? Chỉ có thể là người có đạo.

Có chuyện kể rằng, Trung Thư Lệnh Bùi Giai năm nào cũng xin cầu viện Triệu Nhị Vương của nước Lương. Triệu Nhị Vương liền dùng tiền thu tô thuế, lấy ra mấy trăm vạn, ban cho Bùi Giai. Bùi Giai lại dùng số tiền này đi cứu tế tất cả những người nghèo khổ mà ông từng biết.

Có người mỉa mai Bùi Giai rằng: “Ngươi sao lại đến chỗ người khác (chỉ Triệu Nhị Vương, nước Lương) ăn xin tiền bạc mang về bố thí cho người nghèo như vậy?”

Bùi Giai nói: “Tôi lấy phần dư giả của họ mang về cứu tế cho những người cơm không đủ no, áo không đủ ấm, như thế gọi là phù hợp với thiên đạo vậy”.

2. Buông ‘ý khí’, bỏ ‘tao nhã’

Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng nhà Minh Trần Mi Công đã nói: “Hậu sinh bối hung trung lạc ‘ý khí’ lưỡng tự, tắc giao du định bất đắc lực; lạc ‘tao nhã’ nhị tự, tắc độc thư định bất thâm tâm”.

Tạm dịch:

Kẻ hậu sinh có mang hai chữ ‘ý khí’, thì khi hành sự, giao hữu ở bên ngoài, nhất định sẽ không được hài hòa; tâm lý có mang hai chữ “tao nhã”, thì học sẽ không thể chuyên tâm.

Nhìn một anh hùng, thì phải nhìn chỗ tiểu tiết của họ, xem có chỗ nào bỏ sót hay không. (Ảnh sưu tầm từ Internet)
Nhìn một anh hùng, thì phải nhìn chỗ tiểu tiết của họ, xem có chỗ nào bỏ sót hay không. (Ảnh minh họa: kknews)

3. Hợp đạo lý, suy nghĩ cẩn trọng

Trần Mi Công nói: “Khán trung nhân, khán kỳ đại xử bất tẩu tác; khán hào kiệt, khán kỳ tiểu xử bất sấm lậu”.

Tạm dịch:

Nhìn một người bình thường, phải nhìn những khi gặp việc lớn, họ có thể giữ mình được hay không; nhìn một anh hùng, thì phải nhìn chỗ tiểu tiết của họ, xem có chỗ nào bỏ sót hay không.

4. Sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân

La Viễn Du nói: “Đại hào kiệt dụng tâm, ân xử nan tri, oán xử dịch chỉ; tỏa tỏa quân tử, hành tàng phản thị”.

Tạm dịch:

Đại hào kiệt (chỉ quân tử) dụng tâm, nằm ở chỗ thi ân với người khác thì ít người biết đến; nhưng khi bị oán trách thì người ta lại biết rõ. Quân tử hèn mọn (chỉ ngụy quân tử), mọi hành vi ứng xử của họ đều tương phản với hào kiệt.

5. Còn quyền nịnh nọt a dua, mất quyền khinh thị lạnh nhạt

Trần Kế Nho nói: “Khi quyền thế ở trong tay, người khác giống như là bầy kiến tụ tập ở trên thịt dê, vây quanh lấy mình, nịnh nọt a dua; khi quyền thế mất đi, họ giống như chim ưng đã ăn no bay lên bầu trời cao, rời đi một cách lạnh nhạt vô tình. Hạt bụi bơ vơ trong thế giới hỗn loạn, từ xưa đến nay thế sự đa phần vẫn là vậy”.

6. Không nhờ vả thì không tạ ơn

Dương Phổ khi còn nhậm chức trong triều đình, rất nhiều người đều muốn nịnh bợ ông. Thế nên, khi con trai của Dương Phổ đến kinh thành vấn an cha, trên đường có đi qua huyện châu, ai ai cũng gửi quà biếu, chỉ có huyện lệnh Gian Lăng – Phạm Lý là không.

Dương Phổ hết sức tán dương Phạm Lý, tiến cử Phạm Lý làm thái thú Đức Nữ.

Có người khuyên Phạm Lý viết thư gửi Dương Phổ, để biểu thị lòng biết ơn. Phạm Lý nói: “Tể tướng tiến cử ta, là tuyển dụng nhân tài cho triều đình; ta nhận chức Thái thú, là vì hiến thân cho triều đình, mà phụng mệnh nhậm chức. Một Dương một Phạm chưa từng biết nhau. Ta tại sao lại phải cảm tạ ông ta?”

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x