Sống “tôn trọng tế bào” không lo bệnh nan y
Đối với nhiều người ung thứ chính là “bản án tử hình”. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi quan niệm, sống theo cách “tôn trọng tế bào” thì sức khỏe sẽ có chuyển biến kỳ diệu, thậm chí đảo ngược lại những căn bệnh nan y.
Là bác sĩ khoa bệnh lý học Đại học Quốc gia Đài Loan, bà Lý Phong từng bị ung thư bạch cầu. Những người cùng bị ung thư bạch cầu hoặc đau đớn trên giường bệnh, hoặc đã qua đời, còn bà lại có thể sống khỏe mạnh. Bí quyết của bà chính là: không ỷ lại vào việc chữa trị mà mỗi ngày phải chăm sóc tốt nội tạng, đặc biệt là phải “tôn trọng tế bào”.
Hơn 30 năm qua, công việc mỗi ngày của bà Lý là quan sát các tế bào của con người qua các chu kỳ sinh – lão – bệnh – tử bằng kính hiển vi. Bà cho biết, khi con người vui vẻ, tế bào rất tròn, giống như các thanh niên 18 tuổi; khi con người tức giận, tế bào giống như những người già 80 tuổi, nhăn nheo méo mó, và tế bào tốt hoàn toàn không giống với tế bào bị bệnh, “tế bào ung thư có hình dạng méo mó, lộn xộn”.
Vị bác sĩ này nói rằng, bà càng hiểu tế bào thì sẽ càng cảm thấy xấu hổ với những tế bào từng bị mình lãng phí, đến khi học được cách “tôn trọng tế bào” thì cơ thể mới bắt đầu có chuyển biến tốt.
Việc “tạo môi trường cho tế bào” mà bà Lý Phong nói thật ra là những điều rất quen thuộc: làm việc nghỉ ngơi có quy củ, ăn uống thanh đạm và tập thể thao.
Lấy ví dụ như gan, mỗi tối vì sao nên lên giường đi ngủ trước 11 giờ? Bởi vì từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng hơm sau là thời gian hệ thống gan mật bổ sung máu, hoạt động, thải độc, nến nếu đi ngủ vào lúc này thì gan có thể được nằm yên, được cấp đủ máu, và sẽ to gấp 2 đến 3 lần bình thường. Nếu sau 11 giờ mà còn ngồi hoặc đứng thì theo bà Lý: “giống như gan treo ở chợ vậy, không có bao nhiêu máu cả”.
Lại nói đến phổi, phổi có thể chứa đến 6 lít không khí, thế nhưng khi chúng ta ngồi trên ghế, mỗi lần hít thở không khí chỉ có 0,5 lít, chỉ dùng 1/12. Trong cuộc sống hiện nay, mỗi ngày người ta đều ngồi trong văn phòng, ra ngoài thì bắt xe, đi thang máy, mỗi lần hít thở cũng chỉ trong khoảng 1/6 dung tích của phổi, những không gian còn lại trong phổi không được dùng đến. Bà Lý Phong giải thích: “giống như một người có một căn nhà 20 phòng nhưng mỗi ngày bận rộn ra ngoài làm việc, về đến nhà thì chỉ dùng một phòng ngủ.”
Muốn dùng đến mọi phần trong phổi thì cách duy nhất chính là chăm chỉ vận động nhiều hơn. Bởi vì khi vận động mạnh, tốc độ tiêu thụ oxy của cơ bắp sẽ nhanh hơn tốc độ tim phổi cung cấp oxy, tốc độ hít thở mỗi phút tăng lên gấp đôi, không khí hít vào phổi mỗi lần cũng có thể tăng hơn 5 lần. Ngoài ra, hít thở sâu có thể làm đầy không khí trong phổi.
Vào 4 giờ sáng mỗi ngày, khi các cú đêm trong thành phố vừa đi ngủ thì bà Lý Phong thức dậy, trước tiên uống một ly nước, bắt đầu ngồi thiền, tập thể thao, ăn sáng bằng một chén cháo ngũ cốc, đến 7 giờ ra ngoài. Vào 8 giờ tối hàng ngày, những người đi làm vẫn còn đang tăng ca trong văn phòng thì bác sĩ Lý đã bắt đầu ngồi thiền, chuẩn bị 9 giờ đi ngủ. Bà ăn uống thanh đạm, bữa trưa tự nấu cơm gạo nâu và rau, bữa tối chỉ ăn bằng một nửa hoặc 1/3 bữa trưa, cả ngày chỉ ăn ngũ cốc và rau củ.
Rất khó để tưởng tượng ra rằng bà Lý Phong từng bị ung thư bạch cầu 30 năm trước, các bác sĩ chữa ung thư cho bà khi đó có người đã qua đời rồi, còn bà Lý Phong thì lại sống rất khỏe mạnh. Nếu hỏi vì sao? Câu trả lời đó là mỗi ngày đều rất “tôn trọng tế bào”. Học cách ‘sử dụng’ cơ thể của chính bản thân mình cho đúng với quy luật vận hành tự nhiên, đó cũng chính là cách đầu tư tốt nhất cho sức khỏe, cho tương lai.
Theo trithucvn