Hóa thạch cho thấy Kim Tự Tháp và tượng Nhân Sư từng chìm dưới nước
Toàn bộ khu lăng mộ Giza, bao gồm cả các Kim Tự Tháp và Tượng Nhân Sư có dấu hiệu xói mòn nước. Điều này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng khu lăng mộ này đã từng một lần chìm dưới đáy biển. Một hóa thạch mới phát hiện đã củng cố giả thuyết này.
Nhà khảo cổ học Sherif EI Morsi từng làm việc trên cao nguyên Giza trong hơn hai thập kỷ, và đồng nghiệp của ông là Antoine Gigal đã phát hiện ra hóa thạch gây tranh cãi này. Hóa thạch đã hỗ trợ giả thuyết Kim Tự Tháp Giza và tượng Nhân Sư từng bị nhấn chìm dưới đáy biển. Sherif EI Morsi và Antoine Gigal cũng là những người sáng lập của tổ chức Giza for Humanity.
Tiến sĩ Robert M.Schloch là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng cấu trúc của cao nguyên Giza “già” hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây. Vào đầu những năm 90, Tiến sĩ Scholock cho rằng tượng Nhân Sư đã có từ hàng ngàn năm trước thời gian mà các nhà khảo cổ thừa nhận, và chúng có niên đại khoảng 5000-9000 TCN. Điều này dựa vào mô hình xói mòn nước được tìm thấy ở các khu lăng mộ và những tảng đá xung quanh.
Nhà khảo cổ học Sherif EI Morsi đã điều tra nghiên cứu những bí ẩn này từ trước đến nay. Trong một tập ảnh ghi lại mô hình xói mòn nước của rất nhiều tạng cự thạch ở trong khu vực này, ông đã đưa ra một khám phá đáng ngạc nhiên hơn cho rằng toàn bộ khu vực này đều bị ngập nước trong một giai đoạn thời gian.
Morsi nói trong một bài viết trên trang Gigal Research: “Trong khi đang đọc những tài liệu cổ về đường bờ biển, tôi gần như bị vấp ngã bởi một ụ đất ở khu vực hai của ngôi đền,…Điều ngạc nhiên là, ụ đất suýt làm vôi vấp ngã thực ra là một hóa thạch bộ xương ngoài của một loài trông như nhím biển, loài sinh vật sống ở vùng nước tương đối nông”.
Sherif EI Morsi cho rằng, cao nguyên Giza từng bị ngập do nước dâng lên. Di tích ngôi đền của vua Menkare có thể là một đầm phá (vũng nước tương đối nông) khi nước biển bao phủ Khu lăng mộ và tượng Nhân Sư, khu phức hợp đền thờ và lăng mộ khác ở khu vực này.
Nhưng rất nhiều giả thuyết khác cũng được các nhà khoa học đưa ra. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, nhím biển được tìm thấy trên núi đá vôi đã bị nước xói mòn, và hóa thạch này là một phần của núi đá vôi đã hình thành cách đây 30 triệu năm trước. Nhưng Morsi phản đối rằng, sinh vật hóa thạch này có niên đại tương đối gần hơn, bằng chứng là nó bám chặt trên bề mặt sàn nhà, trong điều kiện bảo tồn gần như hoàn hảo và nằm trọng trong một khu đầm phá, khác biệt rất lớn với những hóa thạch cá nhỏ hay được tìm thấy tại những núi đá vôi.
Sherif EI Morsi nói: “Chúng ta có thể nhìn thấy rõ khá rõ hình dạng nguyên sơ và chi tiết của các lỗ trên bộ xương ngoài, đều đó cho thấy sinh vật biển này phải được hóa thạch trong thời gian gần đây“.
Theo EI Morsi, nước có thể dâng lên cao đến 75m trên mực nước biển hiện tại và tạo ra một đường bờ biển kéo dài đến lăng mộ Khafra gần Tượng Nhân sư ở đền thờ Menkare. EI Morsi cũng tin rằng, bằng chứng xuất hiện trong các công trình kiến trúc và tảng đá xung quanh cho thấy sự hiện diện của các đợt sóng trong quá khứ, và thậm chí còn có một khu vực bãi triều khoảng 2 mét.
Theo EI Morsi, tượng Nhân Sư, đền thờ tượng Nhân sư và 20 bậc đầu tiên của Đại Kim Tự Tháp Giza cho thấy sự xói mòn nước.
Xác định thời gian chính xác xảy ra ngập nước đặc biệt khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi mà trong 140.000 năm qua, mực nước biển đã dao động khoảng 120m.
Chắc chắn đây là một giả thuyết rất thú vị và chúng ta mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về khả năng Cao nguyên Giza từng bị chìm dưới nước.
Thanh Phong – Dịch từ Ancient Code