Hồ nước 2000 năm kỳ lạ giữa sa mạc khô cằn
Nếu một ngày nào đó bạn bị lạc trong sa mạc rộng lớn mà bất ngờ lại xuất hiện trước mắt một hồ nước tuyệt đẹp và trong xanh thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng mình đã lạc vào cõi thần tiên nào đó. Tuy vậy đó không hoàn toàn là ảo tưởng, trên thế gian cũng có một nơi như thế.
Hồ Crescent phiên âm tiếng Hán là Nguyệt Nha Tuyền, một hồ nước ngọt có hình trăng lưỡi liềm nằm trong 1 ốc đảo của sa mạc Gobi, cách 5 km về phía nam của thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Hồ này chứa nước tinh khiết, có chiều dài khoảng 218 m, rộng 54 m.
Nguyệt Nha Tuyền (hay Hồ Bán Nguyệt) tồn tại ít nhất 2000 năm, nhưng đang dần biến mất do sự phát triển quá mức của nông nghiệp. Ốc đảo này nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân Ả Rập trên Con Đường Tơ Lụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.
Thật không thể tưởng tượng được thiên đường nhỏ trong sa mạc này tồn tại cho đến nay đã 2000 năm, hẳn là phải có một ý nghĩa nào đó.
“Có rất nhiều truyền thuyết đẹp về sự hình thành của hồ nước này, tuy nhiên trên thực tế, lý do quan trọng nhất chính là địa hình của nó. Vùng đất ở đây tương đối thấp hơn so với những nơi khác, do đó thích hợp để lưu trữ nước. Ngoài ra, nghiên cứu đã tiết lộ rằng với hình dạng khu đất lưỡi liềm đặc biệt này, những lớp cát rơi xuống từ cồn cát xung quanh sẽ được đưa trả lại sang cồn cát gần đó. Như vậy, những bãi cát không lấp cạn hồ. Chuyển động đất bất thường này giúp các đụn cát và hồ nước tồn tại hài hòa và gần như là nghịch lý,” Tạp chí Nice Art Life viết.
Ở cuối bài chúng tôi xin được phép giới thiệu đến độc giả một câu chuyện về sự tích của hồ nước tuyệt đẹp này:
Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Tuy nhiên chiêm ngưỡng cảnh tượng hiếm hoi của ốc đảo sa mạc không phải là điều duy nhất để thực hiện ở đây. Có thể cưỡi lạc đà và “lướt sóng cồn” hay trượt cát.
Câu chuyện về nguồn gốc Hồ Nguyệt Nha tại Đôn Hoàng:
Tại vùng Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, đất đai rất màu mỡ. Có hai bộ lạc ở đây. Ban đầu họ sống với nhau rất hòa thuận, nhưng sau đó lại liên tục đánh lẫn nhau. Vào lúc ấy, loài người khá man rợ do tiêu chuẩn đạo đức thấp kém. Nếu họ giết chết kẻ thù thì họ sẽ ăn luôn thịt kẻ thù của họ. Sau đó, để giáo hóa họ, một đạo sĩ với công năng mạnh mẽ đã hạ xuống từ thiên thượng. Sau khi học cách sống như con người, họ bắt đầu phát triển.
Vị đạo sĩ này dạy người ta cách trân quý mạng sống và sống văn minh hơn. Không may thay, nhiều người không muốn theo lời dạy của ông và còn muốn hãm hại ông. Sau hơn hai năm, vị đạo sĩ này nhận ra rằng người dân trong hai bộ lạc này thực sự thiếu từ bi. Ông nghiêm túc cảnh báo họ vào một buổi chiều nọ: “Một điều rất nghiêm trọng sắp xảy ra tại nơi đây, và những người man rợ phải bị trừng phạt vì hành động của họ. Cả vùng này sẽ biến thành một sa mạc lớn”. Hầu hết họ đều làm ngơ trước điều này, và thậm chí còn ném đá vào ông. Chỉ một vài đứa trẻ biết rằng ông là một Thần tiên đến từ thiên thượng. Những đứa trẻ này quỳ xuống và nói rằng họ sẽ nghe theo lời chỉ dẫn của ông.
Vị đạo sĩ mỉm cười và nói với chúng: “Giờ mọi người sẽ tiếp tục cuộc sống bộ lạc, và ta sẽ đưa các con tới một khu vực xa xôi vào tối nay. Bất kể điều gì xảy ra, chỉ nằm ở đó và nghĩ về ta, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi. Hãy nhớ giữ mồm giữ miệng, nếu không các con sẽ tiết lộ thiên cơ, và sẽ chết như những người còn lại trong bộ lạc”.
Đêm hôm đó, một trận bão cát lớn nổi lên và cả vùng nhanh chóng bị ngập trong biển cát. Những con người man rợ gào lên và dần dần bị chìm trong biển cát. Mọi thứ đã qua đi, và chỉ còn lại sa mạc bất tận như thể chưa có chuyện gì từng xảy ra ở đó.
Khi vị đạo sĩ trông thấy cảnh này, ông bật khóc. Ông có thể làm gì đây? Đó là sự lựa chọn của họ, vì họ đã không thể trân quý chính bản thân mình.
Khi mặt trời mọc vào sáng hôm sau, những đứa trẻ thức giấc. Chúng kinh ngạc vô cùng khi trông thấy sa mạc. Sau khi tập hợp lại, chúng bắt đầu khóc. Vị đạo sĩ hỏi tại sao chúng khóc. Chúng nói rằng chúng khóc thương những người đã quá man rợ và không nghe theo ông, và cuối cùng phải chịu kết cục bi thảm – bị cát chôn sống.
Vị đạo sĩ cảm động trước hiểu biết của chúng và tin rằng chúng có thể dạy dỗ được. Có lẽ là Trời muốn khuyến khích những đứa trẻ này – nước mắt chúng rơi xuống đâu thì ở đó mọc lên đám cỏ xanh. Dù gió có mạnh đến thế nào, đám cỏ xanh vẫn đứng vững. Sau đó, những đứa trẻ bắt đầu thiền định cùng vị đạo sĩ. Sau một thời gian ngắn, vị đạo sĩ nhận thấy những đứa trẻ cần có thức ăn, nhưng sa mạc quá rộng, không có nước và cũng không có gì để ăn. Vị đạo sĩ định rằng sẽ dùng thần thông tạo ra thức ăn, nhưng thiên thượng cấm ông làm điều đó. Vị Thần tiên ở tầng cao hơn nói: “Sa mạc xuất hiện do sự suy đồi về tiêu chuẩn đạo đức của con người. Nếu con người muốn tu luyện tại đây, họ phải kiên định và có niềm tin mạnh mẽ vào ông”.
Vị đạo sĩ hiểu rằng những đứa trẻ cần bày tỏ lòng biết ơn với thiên thượng bằng chính hành động của chúng, ông liền nói với các đệ tử: “Ta sẽ rời đi trong một thời gian ngắn để giải quyết một số vấn đề cá nhân, và các con phải tu luyện tinh tấn. Đừng buông lơi!”, và rồi ông biến mất.
Lúc đầu, những đứa trẻ rất kiên định, nhưng sau đó, một số bắt đầu đói và đi ra ngoài tìm thức ăn. Khi bị lạc trong bão cát, chúng bị vùi trong cát. Một số lại thích vui chơi, quên mất tu luyện và chết trong sa mạc. Chỉ còn một đứa trẻ, luôn nghĩ về tu luyện, coi thường hoàn cảnh khó khăn và có niềm tin mạnh mẽ vào sư phụ của cậu.
Một ngày, khi cậu rất đói và khát, cậu cảm thấy gió và cát đang chuẩn bị chôn vùi mình. Ngay cả khi mắt và mũi bị dính đầy cát, cậu vẫn ngồi đả tọa tại đó. Cậu nghĩ chỉ về một câu của sư phụ: “Tu luyện tinh tấn và đừng buông lơi!”
Dần dần, môi cậu trở nên khô và nứt nẻ, cơ thể cậu gần mất hết nước. Cậu nghĩ: “Bất chấp điều gì xảy ra, ta phải tu luyện, dẫu có thể mất đi mạng sống. Sư phụ ta nói đúng, thật đáng mừng biết bao khi ta có thể hiểu được những nguyên lý cuộc đời này, và ta không nên đòi hỏi gì khác”. Trong thời khắc trọng yếu nhất giữa cuộc sống và cái chết, đứa trẻ này không nghĩ về được và mất. Cậu cho thấy một niềm tin mạnh mẽ.
Cùng lúc ấy, một nữ thần áo trắng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời. Cô bị cảm động sâu sắc và mỉm cười trong cõi người. Trông thấy mặt trăng lưỡi liềm, cô vẫy tay, và một cái hồ hình lưỡi liềm với dòng nước trong mát xuất hiện trước cậu bé . Khi cô vẫy tay vài lần, cây xanh, ao cá với vịt ngan bơi lội xuất hiện.
Vào thời điểm ấy, vị đạo sĩ trở lại. Ông cười với đứa trẻ và nói: “Con trai, con đã vượt qua nhiều khảo nghiệm. Con đã đắc chính quả và cũng đã để lại một tấm gương tốt cho con người tương lai. Mọi thứ sẽ còn tiếp tục tại đây, và hồ lưỡi liềm sẽ không bao giờ cạn, trừ khi tiêu chuẩn đạo đức của con người trượt dốc rất lớn. Rồi nó sẽ dần dần cạn đi. Hồ này là một lời nhắc nhở cho con người. Giờ con sẽ trở lại thiên thượng và ở đó trong một thời gian, rồi sau đó con sẽ chuyển sinh tại nhiều nơi khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Vì con đã chứng kiến điều này, con nên viết chúng ra khi Đại Pháp được hồng truyền nơi nhân gian, và khi thế lực tà ác khảo nghiệm Đại Pháp”.
Hồ Nguyệt Nha tồn tại như một lời cảnh tỉnh thế nhân: Khi con người không còn xứng đáng là người nữa, Thần sẽ thực sự hủy diệt họ, và chỉ có sự thiện lương mới có thể cứu họ, đồng thời cũng chỉ có tu luyện mới có thể giúp họ thoát khỏi khổ ải. Sự tu luyện kiên định có thể thực sự làm lay chuyển Trời Đất.
Sau này, thêm nhiều người tu luyện và thậm chí các ngôi chùa đã xuất hiện quanh hồ này. Hồ Nguyệt Nha trong trẻo vẫn còn ở đó, khi con người đã dần dần hiểu ra mục đích để làm người.
Thiên Long, theo Vision Times