Hình ảnh nữ thần trong những câu chuyện cổ tích phương Tây

Hình ảnh nữ thần ở phương Tây vẫn tồn tại trong truyện cổ tích và truyền thuyết của các tín ngưỡng và văn hóa các dân tộc. Với vẻ dẹp dịu dàng và thánh thiện, họ là hiện thân của cái đẹp, hòa bình và bảo vệ con người. 

Hình ảnh các nữ thần là hiện thân của cái đẹp, hòa bình và vai trò bảo vệ con người. (Ảnh: qua emaze.com)

>>> Thần thoại Bắc Âu: Thế giới được hình thành như thế nào?

Nữ thần ẩn mình trong những câu chuyện cổ tích

Các tôn giáo độc thần khởi nguồn từ Abraham đã khiến cho hình ảnh về các vị nam thần trở nên rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà làm cho hình ảnh nữ thần trong các tín ngưỡng tâm linh biến mất. Điển hình như Công Giáo La Mã vẫn tôn thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria như một vị thánh.

Trong lịch sử phương tây, đạo Tin Lành đã nhận được sự ủng hộ khi tiến hành cải cách tôn giáo. Tuy nhiên, sự cải cách này đã trở nên cực đoạn hơn nhiều so với những gì mà chúng ta trông thấy trong các nhà thờ Tin Lành ngày nay.

Khi đó, các nhà cải cách đã đưa ra nhiều lời giảng thuyết mang tính chống lại niềm tin vào các nữ thần. Họ đã đặt các nữ thần vào danh sách ma quỷ. Họ cho rằng các nàng tiên chính là hóa thân của những mụ phù thủy.

Nhưng sau tất cả, các vị nữ thần vẫn không bị loại khỏi nền văn hóa châu Âu. Họ vẫn tồn tại trong những câu truyện cổ tích và nhiều truyền thuyết thần thoại.

Đức Mẹ Đồng trinh trong vai trò “ngôi sao biên cả”, người bảo vệ cho các thủ thủ. (Ảnh: qua owlcation.com)

Hình ảnh người phụ nữ trong câu chuyện cổ tích

Trong những năm gần đây, các blogger và nhiều nhà bình luận xã hội đã có cái nhìn khá tiêu cực về các câu chuyện cổ tích. Phần lớn những lời chỉ trích liên quan đến các câu truyện cổ tích xuất phát từ quan điểm nữ quyền trong thời hiện đại. Nhiều người không chấp nhận một người phụ nữ chỉ biết ở nhà nội trợ và phụ thuộc hoàn toàn vào một người đàn ông.

Nhưng họ đã quên mất rằng những câu chuyện cổ tích phản ánh thực tế của cuộc sống vào thời điểm nó ra đời. Đó chính là cuộc sống của những phụ nữ ngày xưa và cho đến nửa đầu thế kỷ 20, sự thật này vẫn không có gì thay đổi.

Ngày nay, quan niệm về nữ quyền đã mang đến nhiều cơ hội hơn trong nghề nghiệp và địa vị xã hội cho phụ nữ phương Tây. Tuy nhiên, chính điều đó đã làm sao lãng thiên chức của người mẹ và người vợ trong gia đình, và những đứa trẻ là người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Một người phụ nữ chỉ xoay quanh các công việc nội trợ và chăm sóc dạy dỗ con cái không có nghĩa họ là những người hèn yếu. Hơn nữa, đây là quan niệm mang tính xúc phạm đến nhiều người phụ nữ hiện đại nhưng có lối sống truyền thống.

Bạch tuyết và bảy chú lùn. (Ảnh minh họa: qua ancient-origins.net)

Hành trình của nữ anh hùng trong câu chuyện cổ tích

Bạn có thể đã nghe đến lý luận của Joseph Campbell trong cuốn “Hero’s Journey” nói về hành trình của các anh hùng huyền thoại. Đó là một mô hình được tìm thấy trong nhiều truyền thuyết thần thoại trên toàn thế giới.

Tuy nhiên học giả Theodora Goss, người chuyên giảng dạy những câu truyện cổ tích ở trường đại học đã đưa ra lý thuyết riêng cho mình, đó là “hành trình của nữ anh hùng trong câu chuyện cổ tích”.

Trong một bài viết được đăng trên tại chí Fairy, Gross đã nói: “Cuộc hành trình của nữ anh hùng trong chuyện cổ tích có thể dạy cho chúng ta những bài học quan trọng về cuộc hành trình của chính mình. Xét cho cùng, xã hội chúng ta đang sống không có sự khác biệt so với xã hội của những câu chuyện cổ tích”.

Và cuộc sống của phụ nữ cũng không có gì khác biệt. Dù chúng ta có thể là một giám đốc hay giáo sư, thì hằng ngày chúng ta vẫn phải rời khỏi nhà, tìm nơi trú ngụ,…

Nhưng không giống với các nữ anh hùng trong chuyện cổ tích, chúng ta phải lặp lại hành trình này nhiều lần trong cuộc đời của mình.

Người phụ nữ luôn hiện lên với hình ảnh xin đẹp dịu dàng trong các câu chuyện cổ tích phương Tây. (Tranh minh hoa: John Bauer)

Nữ thần mang đến sự màu nhiệm trong câu chuyện cổ tích

Những câu chuyện cổ tích khác với những câu chuyện thông thường ở chỗ chúng thường chứa đựng một yếu tố siêu nhiên như sự hiện của một mụ phù thủy, một nàng tiên tốt bụng hoặc một số yếu tố kỳ diệu khác.

Có một điều thú vị là yếu tố tôn giáo của đạo Cơ Đốc không hề có mặt trong các câu chuyện cổ tích châu Âu. Bởi những câu chuyện cổ tích không phải lúc nào cũng có một nhân vật nữ chính. Nhưng những câu chuyện trong Kinh Thánh thì luôn xoay quanh một nhân vật nam giới hay chúa Jessu.

Đây cũng là lý do vì sao các nam thần luôn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ở phương Tây. Theo đó, các ngày lễ tôn giáo ở châu Âu cũng liên quan đến các vị thần này.

Nhưng điều ngạc nhiên là sau cuộc cải cách tôn giáo, những câu chuyện cổ tích có sự hiện diện của các nữ thần vẫn còn tồn tại trong nền văn hóa châu Âu. Trong đó nhiều nữ thần có sự kết nối đặc biệt với thiên nhiên và động vật.

Điển hình như các vị nữ thần Holle trong thần thoại Đức và nữ thần Cailleach trong thần thoại Xen-tơ được xem như người bảo vệ động vật trong rừng. Nữ thần Celtic Brigid được cho là có mối liên hệ với các loài gia súc nuôi trong nhà như cừu.

Và mặc dù sự tồn tại của các vị nữ thần trong thần thoại Anglo-Saxon/German Eostre/Ostara vẫn đang gây nên sự tranh cãi, thì họ cũng vẫn được tôn thờ.

Ý nghĩa của hình tượng nữ thần đối với nữ giới

Trong khi các chiến binh Viking thường thờ thần Odin – vị thần đại diện cho chiến tranh, và thần Thor – vị thần của sấm sét, giông bão và sức mạnh, thì các bà vợ của họ lại tôn thờ thần Freyja – vị Thần tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và thần Frigg – người cai quản các việc trong gia đình.

Nữ thần Freyja trong thần thoại Viking – vị Thần tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. (Ảnh: qua cabammeite.ga)

Tương tự như thần Frigg là thần Holle. Vị nữ thần này cũng là nữ thần của sự sinh sản và là người bảo hộ sức khỏe cho các trẻ sơ sinh.

Như vậy rõ ràng, các vị nữ thần luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng con người. Họ có nhiều hóa thân khác nhau trong mỗi câu chuyện cổ tích. Họ bảo vệ và che chở con người và đem đến cho chúng ta niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.

>>> Chuyện thần thoại của con người mai sau

>>> Sự tích bốn mùa trong Thần thoại Hy Lạp

Uniwriter, theo OC

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x