Hiệp định TPP có thể bị hủy sau chiến thắng của Donald Trump?
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là người phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). “Số phận” TPP và Việt Nam sẽ như thế nào trong thời gian tới, khi ông Trump chính thức lên nắm quyền?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu “chưa hẳn sẽ chết” – theo cách nói của một công ty nghiên cứu chứng khoán tại Hà Nội.
Nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu hiệp định được thông qua Quốc hội Mỹ trước khi Donald Trump nhậm chức vào Tháng 1/2017 tới. Vì Trump không thích TPP và Đảng Cộng hòa của ông đang nắm quyền kiểm soát Quốc hội.
“Tin buồn cho Việt Nam là sự tự do hóa thương mại dường như không được đưa vào các chương trình nghị sự của chính phủ mới Hoa Kỳ”, ngân hàng đầu tư Pháp Natixis cho biết. “Và như vậy, Việt Nam có thể sẽ phải thương tiếc trước “cái chết” của TPP đang rất được mong đợi”.
Hiệp định TPP được biết sẽ giúp tăng GDP Việt Nam ước tính khoảng 11%, theo Louie Nguyễn, biên tập viên và là người sáng lập của trang web tin tức VietnamAdvisors. Theo đó nhiều quốc gia sẽ đưa nhà máy vào Việt Nam khi hiệp ước có hiệu lực, ông nói thêm.
Và khi đó người tiêu dùng Việt Nam, những người giàu có và táo bạo cũng có thể kiếm được nhiều hơn số tiền họ đang có vì 89% trong cộng đồng ủng hộ TPP và sự “sụp đổ của TPP có thể mang gió ra khỏi những cánh buồm của người tiêu dùng Việt”, Louie Nguyễn nói.
Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm lối đi khác, thay vì hướng tới một loạt các thỏa thuận tự do thương mại song phương nhằm duy trì nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nếu TPP thất bại, rủi ro đối với nền kinh tế không phải là quá lớn, nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp vẫn khá điềm tĩnh trước lo ngại TPP “sụp đổ”.
Các quốc gia Đông Nam Á đã ký kết và thực hiện một số hiệp định thương mại song phương nhằm bù đắp những thiệt hại trong xuất khẩu do không có TPP. Trong số đó, các đối tác thương mại được xác nhận là Australia, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu.
Các đàm phán thương mại song phương của Việt Nam hiện vẫn đang duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước. Và những mối quan hệ hiện tại “là đủ cho một nền kinh tế đang phát triển với GDP ước tính khoảng 200 tỷ USD này có thể nắm bắt cơ hội đi lên trong những năm tới”, hãng nghiên cứu thị trường chứng khoán tại Hà Nội SSI Research cho biết trong một báo cáo hôm Thứ Năm (10/11).
Hoàng An, Theo Forbes