Hiện tượng ong chết hàng loạt là lời cảnh báo đối với hệ sinh thái

28/05/18, 16:17 Tri thức

Sự phát triển của khoa học hiện đại tác động khủng khiếp đến môi trường, điều này tạo nguy cơ gây ra cái chết hàng loạt của loài ong, đe dọa tồn vong của con người.

Einstein đã dự đoán rằng sự phát triển của nhân loại sẽ khiến nhiều sinh vật đi đến bờ vực diệt vong, trong đó ong chính là loài chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein từng nói rằng con người sẽ chết 4 năm sau khi loài ong biến mất. Thời bấy giờ, vấn đề biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính còn là một khái niệm khá mơ hồ. Thế nhưng bằng tầm nhìn xa trông rộng của mình, Einstein đã dự đoán rằng sự phát triển của nhân loại sẽ khiến nhiều sinh vật đi đến bờ vực diệt vong, trong đó ong chính là loài chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Vai trò không thể thay thế của loài ong trong hệ sinh thái

Tuy nhỏ bé nhưng ong có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh thái toàn cầu, chúng ta đều biết vai trò của chúng là giúp các loại thực vật có thể thụ phấn vì thực vật không thể di chuyển, dù thực vật có thể phát tán phấn hoa trong không khí nhưng hiệu quả không cao.

Thật khó có thể ngờ rằng loài ong bé nhỏ lại là những sinh vật thụ phấn cho 80% loài thực vật trên toàn hành tinh. Chúng giống như những “người lao động” làm việc chuyên cần và hiệu quả nhất trong giới sinh vật nhằm đảm bảo sự sống cho toàn bộ giới động vật và thực vật.

Do đó, nếu loài ong biến mất, những sự sống đầu tiên trên hành tinh bị tác động chính là thực vật, vốn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn cho động vật và cả con người.

Chẳng thế mà TS. Bernard Vaissière, thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Pháp (INRA) cho rằng khi loài ong biến mất, con người sẽ đứng trước thảm họa diệt vong chẳng kém gì thiên tai hay chiến tranh.

Tình trạng ong chết hàng loạt đang ở mức báo động

Các nhà khoa học cho rằng con người chính là thủ phạm gây ra những cái chết hàng loạt đối với loài ong. (Ảnh minh họa)

Tuy loài ong chưa biến mất nhưng thời gian gần đây, sự suy giảm số lượng của chúng đang ở mức đáng báo động. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng chỉ trong 1 thập kỷ ở Mỹ, 90% ong hoang dã và ong thuần hóa đã biến mất do sự phát triển của con người.

Còn ở Anh thì tỷ lệ này là hơn 50%. Không dừng tại đó, cái chết hàng loạt của ong cũng đang xảy ra ở nhiều nước châu Âu như: Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hy lạp và Anh, nhất là sau thế chiến II.

Tại Việt Nam những năm qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp ong chết hàng loạt do nhiễm thuốc trừ sâu trong phấn hoa, hay nhiễm độc từ thức ăn nuôi,… Điển hình nhất là gần đây tại Sơn La, do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng, quy trình đã khiến ong đi lấy mật, dính thuốc bảo vệ thực vật và bị chết khiến cho người nuôi ong gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch Gilles Ratia của Hội nghị quốc tế của Liên đoàn các Hiệp hội nuôi ong thế giới Apimondia cho hay, tỷ lệ biến mất của loài ong hiện đang là con số rất đáng lo ngại, 20 đến 40% ong số lượng ong biến mất mỗi năm.

Con người là “thủ phạm” chính dẫn tới sự chết hàng loạt của loài ong

Nguyên nhân đầu tiên gây bệnh cho đàn ong là nhiễm dịch từ bọ cánh cứng. Năm 1998, lần đầu tiên Mỹ ghi nhận trường hợp đàn ong nhiễm dịch từ loài bọ này. Ngoài ra, ve và ruồi ký sinh có thể thâm nhập vào cơ thể ong và ăn từ bên trong ruột ong ra ngoài khiến con ong bị yếu dần, sinh ra ong con tàn tật, mất khả năng điều hướng trong không gian và cuối cùng chết vì đói.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, con người là “thủ phạm” chính dẫn tới sự chết hàng loạt của loài ong. Con người đã gây ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của loài ong do việc thuần hóa ong để khai thác sản phẩm từ ong (mật ong, sáp ong…), khiến chúng quên đi bản năng tự tồn tại, thích nghi với tự nhiên và khả năng miễn dịch với ký sinh trùng và virus như tổ tiên của chúng 50 triệu năm về trước. Sự phát triển của các loại thuốc hóa học trừ sâu cũng đã vô tình giết chết loài ong mật.

Các giống cây biến đổi gen và thuốc diệt cỏ kèm theo chúng cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài chim chóc và côn trùng như ong, bướm. Mấy năm trước, khoảng 37 triệu con ong tại một cơ sở nuôi ong ở Ontario, Canada đã chết sau khi cánh đồng gần đó trồng ngô GMO.

Biểu tượng phản đối GMO vì nó khiến 37 triệu chú ong thiệt mạng.

Không những thế, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc như mạng điện thoại di động đã làm ảnh hưởng khả năng định hướng của loài ong. Trong nghiên cứu mới đây, các nhà bác học Đức đã đi đến kết luận: bức xạ của điện thoại di động và của các thiết bị thu phát đang phá huỷ hệ thống định hướng của ong, nó không thể tìm được phương hướng để trở về tổ và như vậy nó sẽ bị chết.

Có thể, nguyên nhân của việc ong chết hàng loạt trong năm qua là do mật độ phủ sóng của các mạng điện thoại di động ở các khu vực rộng lớn của Mỹ và châu Âu tăng mạnh.

Hệ quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên và sự biến đổi khí hậu cũng tác động không nhỏ tới sự sống của loài ong trên thế giới.

Hệ quả khôn lường khi loài ong biến mất

Hệ quả có thể thấy ngay là sản lượng cây ăn quả như táo và hạnh nhân của Mỹ giảm mạnh, mặc cho nỗ lực đưa các đàn ong từ nước ngoài nhập khẩu vào đất nước này. Vì ong di cư sẽ chết trong mùa tới vì không thích nghi được môi trường mới. Ở Mỹ, ước tính 1/3 sản lượng lương thực của nước này là nhờ sự thụ phấn của ong.

Ngoài ra, sự nhập khẩu ong còn tiềm ẩn nguy cơ mang theo các dịch bệnh nguy hiểm như trường hợp năm 1998, khiến Mỹ và Mexico phải lao đao vì căn bệnh vốn trước đó chỉ xuất hiện ở Nam Phi hay trường hợp ở Úc, dịch bệnh lây truyền từ ong sang bọ cánh cứng đã lan ra cả nước.

Loài ong giờ đây không có khả năng kháng ký sinh trùng hay virus nên rất dễ trở thành vật mang mầm bệnh, ong lại có phạm vi hoạt động rộng nên sự lây lan khi bùng phát là điều rất khó kiểm soát.

Tuy nhiên, tình trạng ong chết hàng loạt này sẽ không gây hệ quả ngay lập tức mà để lại hậu quả lâu dài với hệ sinh thái trên toàn Trái Đất, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh mà chỉ cần một mắt xích bị mất đi là sụp đổ toàn bộ hệ thống.

Ban đầu, chỉ là sự thiếu thốn nhỏ trong cuộc sống như trang phục Cotton, vốn có nguyên liệu từ cây bông mà ong thụ phấn, hay một số loài thuốc trị hen suyễn, mất ngủ làm từ sữa ong chúa, hay những bông hoa dần ít đi vì thực vật không thể thụ phấn.

Những tác động nhỏ sẽ trở nên lớn dần hơn với việc thiếu lương thực hay trái cây, những nguồn thực phầm giúp con người duy trì sự tồn tại. Mà không chỉ con người, toàn bộ giới động vật cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự.

Như vậy, nếu không có loài ong cũng đồng nghĩa với nguồn lương thực thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đó chính là lý do khi loài ong tuyệt chủng, con người cũng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như vậy!

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x