Hát rong kiếm 4 triệu đồng mỗi ngày
Mỗi buổi hát rong thu 4-5 triệu đồng, nhóm của Trần Phương Anh tích cóp được một khoản tiền lớn sau nhiều tháng…
Mỗi tối nhóm đi hát dọc các con phố trong khu vực Hà Nội để tích góp tiền làm từ thiện. Theo chị Trần Phương Anh, ý tưởng xuất phát từ lòng đam mê ca hát: “Ý tưởng nảy sinh từ cách đây khá lâu, xuất phát từ niềm đam mê ca hát và tình yêu những người nghèo, số phận cơ nhỡ. Ban đầu, mình đã mượn một chiếc hộp của hàng xóm để đi học dọc các con phố, theo thời gian rồi công việc cũng quen. Số tiền tích góp được mình dành để làm từ thiện cho những em nghèo, người già neo đơn, cơ nhỡ, số phận kém may mắn. Sau một thời gian, những hình ảnh đi hát được ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội. Mình bất ngờ vì những hình ảnh, video thu hút được sự chú ý cộng đồng. Rất nhiều bạn trẻ bày tỏ niềm vui, động viên nên tôi tiếp tục có động lực để bước chân ra đường vào những buổi sau đó.
Một thời gian sau đó, nhiều bạn trẻ xin gia nhập nhóm “hát rong từ thiện”. Hiện tại, nhóm đã có khoảng 500 thành viên. Mọi người đều nhiệt tình với công việc của mình. Trong nhóm có khoảng 30 thành viên chủ chốt để luôn sẵn sàng đi hỗ trợ mọi người trong các chuyến đi hát rong… Song song với hành động hát rong để kiếm tiền làm từ thiện. Nhóm còn cử đội đi phía sau để làm sạch đường phố. Nghĩa là nhóm hát rong đi trước, sau đó khoảng 30 phút nhóm dọn vệ sinh sẽ có mặt để làm sạch con phố một cách tự nguyện. “Trung bình mỗi buổi là khoảng 4 triệu, cao nhất là 5,6 triệu đồng” – Trần phương Anh chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ đi hát rong kiêm 4 triệu đồng mỗi ngày để làm từ thiệnMỗi buổi hát rong thu được từ 4 – 5 triệu đồng nên nhóm của Trần Phương Anh tích cóp được hàng trăm triệu đồng sau mỗi tháng để ủng hộ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn…
Mỗi buổi hát rong thu 4-5 triệu đồng, nhóm của Trần Phương Anh tích cóp được hàng trăm triệu đồng sau nhiều tháng để ủng hộ những bệnh nhân có hoàn cảnh…Mỗi tối nhóm đi hát dọc các con phố trong khu vực Hà Nội để tích góp tiền làm từ thiện. Theo chị Trần Phương Anh, y tưởng xuất phát từ lòng đam mê ca hát: “Ý tưởng nảy sinh từ cách đây khá lâu, xuất phát từ niềm đam mê ca hát và tình yêu những người nghèo, số phận cơ nhỡ. Ban đầu, mình đã mượn một chiếc hộp của hàng xóm để đi học dọc các con phố, theo thời gian rồi công việc cũng quen. Số tiền tích góp được mình dành để làm từ thiện cho những em nghèo, người già neo đơn, cơ nhỡ, số phận kém may mắn. Sau một thời gian, những hình ảnh đi hát được ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội. Mình bất ngờ vì những hình ảnh, video thu hút được sự chú ý cộng đồng.
Hiện tại, nhóm đã có khoảng 500 thành viên. Mọi người đều nhiệt tình với công việc của mình. Trong nhóm có khoảng 30 thành viên chủ chốt để luôn sẵn sàng đi hỗ trợ mọi người trong các chuyến đi hát rong… Song song với hành động hát rong để kiếm tiền làm từ thiện. Nhóm còn cử đội đi phía sau để làm sạch đường phố. Nghĩa là nhóm hát rong đi trước, sau đó khoảng 30 phút nhóm dọn vệ sinh sẽ có mặt để làm sạch con phố một cách tự nguyện. “Trung bình mỗi buổi là khoảng 4 triệu, cao nhất là 5,6 triệu đồng” – Trần phương Anh chia sẻ.
Từ chủ quán làm tóc gội đầu, Phương Anh bỏ nghề để làm trưởng nhóm hát rong đường phố quyên góp tiền giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn. Chị Phương Anh kể, chồng làm việc tại sân bay Nội Bài, ngoài chăm sóc hai con, trước đây chị mở quán cắt tóc gội đầu ngay chỗ thuê trọ. Chị bộc bạch: “Vợ chồng tôi kinh tế ổn định, nhưng cả hai chuyển ra ngoài ở trọ một thời gian để tự lập. Kinh tế gia đình đều do chồng quán xuyến, tôi chỉ làm thêm cho vui”.
Vậy là một buổi trưa cuối tháng 5/2016, chị ngẫu hứng kéo loa ra phố, mượn thêm hộp quyên góp từ thiện của hàng xóm để hát. Không ngờ chỉ gần hai tiếng buổi trưa hôm đó, “ca sĩ đường phố” đã quyên được 1,6 triệu đồng mang về cho người hàng xóm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Trưa hôm sau, Phương Anh lại đem loa thùng ra dọc phố hát, được hơn 300 ngàn.
Hai ngày sau, chị rủ thêm những người bạn mê hát trong nhóm trên mạng xã hội đi hát quyên góp tiền, lần này được 1,7 triệu đồng.Sau những buổi hát rong quyên góp được gần 4 triệu đồng, Phương Anh cùng bạn mang số tiền đến Bệnh viện Nhi Trung ương giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn. Chứng kiến người nhà bệnh nhân xúc động bật khóc khi cầm số tiền ủng hộ trên tay, nhóm Phương Anh càng có thêm động lực.
Họ quyết tâm thành lập nhóm hát rong từ thiện.Những buổi đầu đi hát, nhóm liên tục bị xua đuổi vì bị cho làm phiền. Nhiều người còn dè bỉu họ là những thanh niên khỏe mạnh nhưng không chịu làm việc, chỉ biết đi ăn xin. Có người nghi ngờ nhóm “đội lốt” từ thiện để trục lợi. “Lúc đó tôi quay về phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương xin xác nhận việc quyên tiền ủng hộ tại đây.
Cán bộ phòng công tác xã hội cho biết Bệnh viện chỉ có thư cảm ơn cho mỗi lần ủng hộ từ 5 triệu đồng trở lên”, Phương Anh nhớ lại.Quyết tâm có được tấm thư cảm ơn của bệnh viện, nhóm không ngại rong ruổi qua các tuyến phố cổ hát rong. Gần hai tuần liền, nhóm mới quyên đủ 5 triệu đồng quay lại Bệnh viện Nhi Trung ương ủng hộ và có được thư cảm ơn của Bệnh viện. Cả nhóm xem đây là sự chứng nhận cho việc làm trong sáng của mình.
Một buổi biểu diễn đường phố của nhóm “Hát rong từ thiện”.Nhóm hát rong từ chỗ bốn thành viên ban đầu nay đã có 30 thành viên tham gia thường xuyên. Số lượng thành viên ủng hộ trên mạng xã hội đã hơn 100 người. “Tôi cũng không ngờ nhóm lại phát triển nhanh như thế. Các bạn truyền tai nhau rồi tự nguyện tham gia. Thành viên trong đội chủ yếu là người đi làm, chỉ có bốn bạn sinh viên”, trưởng nhóm hát rong từ thiện chia sẻ. Phương Anh cho hay, để tạo niềm tin cho nhóm “Hát rong từ thiện”, trước tiên chị yêu cầu tất cả thành viên phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự để tạo thiện cảm ban đầu. Khác với nhiều nhóm thiện nguyện khác, nhóm Phương Anh chỉ dùng lời ca tiếng hát để kêu gọi lòng hảo tâm, không bán các hàng như tăm tre, bánh kẹo.
Ngoài ra, tất cả thành viên trong nhóm cũng được phổ biến không năn nỉ xin tiền, ngay cả khi bị xua tay cũng nói cảm ơn. “Mình luôn dặn các bạn, nếu từ xa người ta đã cố ý tránh mặt thì không nên xin tiền. Còn khi đưa thùng quyên góp phải cúi người trân trọng, không được dùng tay cầm tiền giúp đỡ”, Phương Anh chia sẻ. Đặc biệt, nhóm “Hát rong từ thiện” kết nối qua mạng xã hội nhưng không bao giờ kêu gọi ủng hộ trên các diễn đàn.
Theo Phương Anh, cộng đồng mạng có sức lan tỏa mạnh nhưng cũng không ít người lợi dụng lòng tốt để trục lợi. Từng có trường hợp một người kêu gọi nhóm ủng hộ tiền, nhưng xác minh tại phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương mới biết trường hợp này đã xuất viện hơn nửa năm. Khi số lượng thành viên tăng lên, một vấn đề phát sinh là chỉ vài người hát và bê thùng quyên tiền nhưng có hàng chục thành viên đứng nhốn nháo, gây phản cảm. Từ đó, Phương Anh nảy ra ý tưởng tận dụng nhân lực dọn dẹp vệ sinh công cộng. Cứ mỗi lần đi biểu diễn đường phố, một nhóm sẽ đi trước nhặt rác.
Kế tiếp là nhóm thành viên cầm pano ghi rõ thông tin nhóm, mục đích quyên tiền, quyên góp giúp trường hợp nào kèm địa chỉ cụ thể. Các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên công việc của nhau. “Lúc đầu các bạn đưa ra thư cảm ơn của bệnh viện, giấy xác nhận của bệnh viện còn bị “soi” tại sao toàn bản photo. Sau lần đó mình xin luôn dấu đỏ cho chắc ăn”, Phương Anh kể. Những lần bị “soi” như thế, chị và các thành viên đều tỉ mỉ giải thích để mọi người hiểu hơn về công việc đang làm.
Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với các thành viên đội hát rong là hai lần bị công an phường Hàng Bài thu giữ loa, mời về trụ sở làm việc. Có lần công an còn đi theo nhóm để quay phim điều tra. Sau này nhóm đến chính quyền xin phép hoạt động mới biết từng bị cảnh sát theo dõi ngầm. Về cách thức ủng hộ, Phương Anh cho biết thời gian đầu nhóm thường đến bệnh viện đưa tiền trực tiếp cho gia đình bệnh nhân. Nhưng sau đó đọc báo thấy nhiều trường hợp gia đình sử dụng tiền vào mục đích khác nên nhóm thay đổi bằng cách chi trả viện phí.
Sau đó, nhóm sẽ trao hóa đơn tạm thu cho gia đình bệnh nhân, đến khi thanh toán viện phí, bệnh viện sẽ khấu trừ vào tiền tạm ứng. Với những trường hợp được giúp đỡ, nhóm đều lưu lại địa chỉ, số điện thoại liên hệ để cập nhật thông tin.
Về việc thu chi số tiền quyên góp, các thành viên nhóm hát rong chia sẻ, sau mỗi buổi biểu diễn sẽ kiểm đếm tiền ghi vào sổ. Nhóm sẽ trích 5% từ số tiền quyên góp để duy trì sinh hoạt như sửa loa máy, may đồng phục và nước uống trong các buổi quyên góp. Thành viên trẻ tuổi của nhóm, Phạm Văn Hoàng (SN 1994), sinh viên năm cuối Học viện quản lý giáo dục chia sẻ: trong lần tình cờ lên mạng xã hội tìm nhóm cùng chung sở thích ca hát, Hoàng biết và tham gia đội hát rong từ thiện với mục đích ban đầu chỉ để “hát cho vui”.
Nhớ lại buổi đầu đứng giữa phố hát, cầm thùng đi quyên tiền, nam sinh viên cười nói rằng “rất xấu hổ”. Nhưng sau đó quen dần và đam mê công việc này. Bố mẹ Hoàng biết chuyện còn gọi điện ủng hộ khiến chàng trai có thêm động lực vận động hai bạn cùng trường gia nhập nhóm. “Không ít lần em bắt gặp ánh mắt miệt thị kèm những lời nói xúc phạm như “khỏe mạnh thế mà đi ăn xin” hay “quyên tiền thế nhưng không biết đến tay bệnh nhân không”. Nhưng em không để ý, quan trọng là xin được bao nhiêu tiền giúp các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện.
Tham gia nhóm không chỉ giúp đỡ mọi người mà bản thân em còn trau dồi kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Sau này ra trường nếu xin được việc làm ở Hà Nội, em sẽ tiếp tục gắn bó với nhóm”, Hoàng hứng khởi nói. Nhóm hát rong từ thiện ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ tham gia Trở lại câu chuyện với nữ trưởng nhóm hát rong từ thiện, Phương Anh cầm những lá thư cảm ơn cho biết từ ngày thành lập tới nay, nhóm đã giúp đỡ được 23 trường hợp tại Bệnh viện Nhi Trung ương với số tiền gần 80 triệu đồng. “Hiện tại nhóm biểu diễn mỗi tuần hai buổi nhưng sắp tới có thể sẽ tăng thêm để quyên góp được nhiều hơn”, Phương Anh chia sẻ.
Nguồn: webtretho