Hành trình tìm lại mối tình đầu sau 45 năm xa cách của cựu binh Mỹ

18/01/18, 14:33 Cuộc sống

“Tất cả kí ức những năm 1970 giữa tôi và Kim Hoa đã trở về mỗi khi tôi bắt gặp bất cứ hình ảnh nào về người con gái Việt” – Jim Reischl nói ngắt quãng, cố giấu đôi mắt trũng sâu, ngấn nước. Năm tháng trôi qua, tóc trên đầu ông đã bạc phơ nhưng nỗi ám ảnh về chiến tranh cũng như niềm khao khát tìm kiếm người yêu thuở ấy chưa bao giờ vơi cạn.

“Những ý nghĩ về em chưa bao giờ rời bỏ anh, có lẽ vì em đã luôn tốt với anh, em đã luôn ở bên anh. Và anh muốn xin lỗi em, xin lỗi là anh đã bỏ em trong thời gian đó. Anh hi vọng em hiểu rằng lúc đó anh là thằng con trai 21 tuổi, đầy sợ hãi, ở một đất nước xa lạ, và anh chỉ muốn được về nhà…” – Jim Reischl viết trong bức thư gửi người yêu sau khi trở về Mỹ nhưng bặt vô âm tín.

Không ngừng tìm kiếm

Ngày 4/7/1969, Jim Reischl 21 tuổi, sang Việt Nam làm việc cho một căn cứ không quân tại Sài Gòn. Ba tháng đầu tiên, Reischl không dám đi đâu vì quá lạ lẫm, lo sợ… Khá lâu sau, trong một lần đi theo người bạn đến quán bar, Reischl đã gặp Kim Hoa. Ấn tượng ban đầu của chàng thanh niên Mỹ là cô gái ấy có dáng người nhỏ nhắn, để tóc dài ngang lưng và biết nói tiếng Anh. Tình yêu đến với Reischl nhẹ như gió thoảng giữa nỗi cô đơn vì phải xa nhà. Trong mắt Reischl, Kim Hoa rất ngọt ngào và trầm lặng. Sự trầm lặng trên nét mặt đến tính cách, tâm hồn Kim Hoa đã xua tan nỗi lo sợ của Reischl. Kỉ niệm ấm áp bên gia đình, cảnh sắc ngoại ô nơi quê nhà đang cồn cào trong lòng người lính Mỹ được an ủi, sẻ chia.

Ông Jim Reischl hồi tưởng lại, căn hộ ông và người yêu từng sống ở tầng 3 một tòa nhà trên đường Nguyễn Văn Thoại (bây giờ là Lý Thường Kiệt). Từ đó có thể nhìn rõ căn cứ không quân nơi ông làm việc. Lúc đó ông đóng quân tại căn cứ Tân Sơn Nhất.

Đầu tháng 7/1970, Reischl kết thúc thời hạn nghĩa vụ trong quân đội sau một năm ở Việt Nam. Trước ngày về nước, Kim Hoa cho biết: “Cô ấy nói đang mang thai và muốn cùng tôi trở về Mỹ. Nhưng làm sao tôi có thể tin?”, Reischl nói. 22 tuổi, Reischl bị bủa vây bởi những lời rỉ tai từ bạn bè rằng các cô gái như Kim Hoa chỉ muốn “gài bẫy” binh sĩ để được bảo lãnh sang Mỹ(?!). Ngày 1/6/1970, Reischl từ biệt người yêu với đôi chút băn khoăn khi nhớ đến những câu hỏi kèm theo ánh mắt buồn bã, trũng sâu tuyệt vọng của Kim Hoa rằng nếu ông không thể cho cô theo cùng thì có thể ở lại với cô không? Người phụ nữ trẻ lúc ấy chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối.

Ông trở về Mỹ và làm nhân viên vẽ bản đồ cho chính phủ. Thời gian trôi qua, dù bận rộn với cuộc sống riêng, nhưng Reischl vẫn luôn nhớ đến mối tình đầu năm xưa ở Sài Gòn.

Những bức ảnh thời trẻ của bà Hanh và ông Reischl. (ảnh: Washington Post).

Sau gần 45 năm, trải qua 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ và tình hình sức khỏe ngày một kém dần do ảnh hưởng chất độc màu da cam, câu nói trách cứ, và vẻ mặt buồn bã của người yêu lúc chia tay luôn xuất hiện như gió thoảng bên tai, khiến ông càng không thể quên. Ông thường nhớ lại những kỉ niệm đã qua với Kim Hoa. Bức ảnh Reischl mỉm cười bên cạnh người yêu bé nhỏ là kỉ vật duy nhất ông còn giữ lại được. Dấu vết thời gian khiến bức ảnh đã không còn sắc nét.

Năm 2005, sau khi cuộc hôn nhân thứ 2 kết thúc, Reischl lên kế hoạch cho việc tìm kiếm mối tình đầu. Ông chỉ nhớ mỗi cái tên là “Kim Hoa” nhưng dường như đó cũng không phải là tên thật. Mảnh giấy mà Kim Hoa ghi tên, địa chỉ của mình trao cho ông lúc từ biệt ông cũng đã vứt bỏ khi cưới vợ.

Ông bắt đầu tìm kiếm trên Internet, liên lạc với tổ chức Father Found – một tổ chức chuyên giúp các binh sỹ Mỹ tìm lại con qua xét nghiệm ADN và nhiều cách thức khác.

Ước tính có khoảng 100.000 trẻ em là kết quả của mối tình giữa binh sỹ Mỹ và phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đó. Hầu hết, những người con lai này đã di cư đến Mỹ, nhiều người được các gia đình ở Mỹ nhận về nuôi.

Từ năm 2012, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên của tổ chức Father Found, Reischl đã đến Việt Nam 5 lần, nói chuyện với các nhà báo, và đăng tải thông tin tìm kiếm lên các tờ báo địa phương Việt Nam.

Trong một tin nhắn trên một tờ báo, ông viết: “Anh đang đi tìm em. Đã bao năm trôi qua rồi, anh tìm không phải với ước muốn nối lại tình xưa. Anh chỉ muốn nói chuyện với người con gái mà anh đã biết vào những năm 1969-1970 (…) để có thể cảm ơn em đã bên anh khi anh rất cần một người bên cạnh…”

“Cô ấy muốn tôi ở lại và sống cùng cô tại Việt Nam. Thế nhưng, tôi đã nói rằng: Anh sẽ không ở lại đây, nơi này hoàn toàn xa lạ với anh. Lúc ấy, tôi vẫn còn trẻ và ngốc nghếch”, ông kể lại.

ông sẽ không ngừng tìm kiếm.

Trong một chuyến đi do báo Washington Post tổ chức – là một phần của dự án về trẻ lai Việt – Mỹ ở Việt Nam, ông Reischl đã quay trở lại căn hộ mà ông và người tình cũ từng thuê với giá 5 USD/tháng để sống chung. Ông đưa cho những người hàng xóm sống gần căn hộ nơi 2 người từng ở tấm ảnh mà ông đã chụp người yêu từ một chiếc xe taxi trong ngày họ chia tay nhưng không một ai nhớ ra cô, nhưng Reischl đã thề rằng, ông sẽ không ngừng tìm kiếm.

“Tôi vẫn còn giận ông ấy”

Tháng 9/2015, một phụ nữ 64 tuổi ngồi cạnh người chồng nằm liệt giường ở làng Mỹ Luông, Đồng bằng sông Cửu Long.

Bà đang thong thả đọc tin trên một chiếc ipad, và chú ý đến một bài báo viết về những đứa trẻ bị bỏ rơi trong chiến tranh. Khi trượt trang web xuống, bà đã bị sốc khi nhìn thấy bức ảnh thời trẻ của bà trong vòng tay của người lính Mỹ – mối tình năm xưa – Reischl.

“Vào giây phút tôi nhìn thấy bức ảnh, tôi đã nhận ra ngay. Đột nhiên, những kỷ niệm về mối tình đầu ùa về”, bà Nguyễn Thị Hạnh nhớ lại. Cùng với đó, những suy nghĩ về đứa con gái của họ, cũng ập đến. Họ thực sự đã có với nhau một đứa con.

Sau khi Reischl chuyển ra ngoài, Bà Hạnh đã suy sụp rất nhiều. Bà rời Sài Gòn và về ở tại một vùng nông thôn. Ngày 18/10/1970, bà đã sinh một bé gái với đôi mắt to và làn da sáng màu. Bà đặt tên cho bé là Nguyễn Thanh Nguyên Thủy.

Bà giải thích, cái tên của bé có nghĩa là “giọt nước mắt đầu tiên”, bởi vì không có ai ở bên cạnh bà vào lúc sinh con.

Bà Hạnh lúc đó còn rất trẻ, 19 tuổi, đã nhờ một người bạn đưa con đến gửi ở một trại trẻ mồ côi, với suy nghĩ rằng thỉnh thoảng cô vẫn có thể đến thăm con được. Thế nhưng người bạn biến mất, và khi bà đến tìm con ở trại trẻ, các sơ khẳng định họ không thấy hồ sơ của bé ở đây.

Bà Hạnh kết hôn với một người đàn ông sau khi đất nước thống nhất. Chồng bà (74 tuổi) nằm liệt giường nhiều năm nay sau một cơn đột quỵ. Họ có với nhau 2 người con hiện đã trưởng thành.

Đã nhiều năm trôi qua, bà Hạnh cho biết vẫn luôn tìm kiếm đứa con gái đầu của mình và chưa thể tha thứ cho ông Reischl. “Tôi vẫn còn giận ông ấy”, bà Hạnh nói.

Sau khi nhìn thấy bài báo, bà Hạnh đã quyết định gửi email cho phóng viên, người đã giúp bà liên lạc với Reischl ở bang Minnesota, Mỹ. Hai người trao đổi bằng tin nhắn, cuộc gọi và Skype.

Giây phút hội ngộ

Ngồi một mình trong căn phòng khách sạn tại một thị trấn nhỏ của Việt Nam, ông Jim Reischl không giấu được cảm giác bồn chồn. Người cựu chiến binh Mỹ 68 tuổi cho biết, ông đã đi một chặng đường dài 8.500 dặm (khoảng 13.600km) với một đầu gối bị viêm khớp để tìm gặp một người phụ nữ.

“Tôi cảm thấy rất vui”, ông Reischl nói, “Tôi đã không gặp cô ấy 45 năm rồi”.

Sau đó có tiếng gõ cửa vang lên. Cánh cửa mở và một người phụ nữ Việt Nam xuất hiện – người ông đã chờ đợi suốt nhiều chục năm qua.

“Tôi cảm thấy rất vui”, ông Reischl nói, “Tôi đã không gặp cô ấy 45 năm rồi”.

Cánh cửa mở ra. Khi nhìn thấy một người phụ nữ nhỏ nhắn trước mặt, ông Reischl thốt lên: “Thật vui khi lại được gặp em… một lần nữa”. Ông giang rộng cánh tay của mình, và bà Hạnh bật khóc.

Khi hai người ngồi xuống, bà vẫn chưa thể kìm nén được cảm xúc của mình. Người cựu chiến binh Mỹ đặt tay lên chiếc ghế bà Hạnh đang ngồi để an ủi, nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định.

Hiện tại họ quyết tâm tìm lại đứa con bị thất lạc của 2 người. Ông Reishcl mua một bộ xét nghiệm DNA để họ có thể lấy mẫu DNA từ bà Hanh và đưa vào kho dữ liệu trên một trang web dành cho những người Mỹ đang tìm người thân. Nếu không nỗ lực tìm con, cuộc tái ngộ của họ vẫn chưa trọn vẹn.

Bà Hạnh không thể kìm nén được cảm xúc. (Ảnh: Washington Post).

Bà Hạnh chia sẻ: “Nếu nói rằng tôi hoàn toàn bình tĩnh và vô tư khi gặp lại Reishcl thì đó là nói dối. Cảm xúc lúc này của tôi đang lẫn lộn. Tôi hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình. Tôi chỉ có một ước nguyện chưa thực hiện được là có thể tìm thấy lại được đứa con gái đầu của tôi”.

Ngân Ca (t/h)

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x