Hành trình khám phá ‘một nửa’ Myanmar – Kỳ 3: Bagan đẹp biết bao

21/08/15, 16:00 Tin Tổng Hợp

(iHay) Thời tiết quyết định nhiều cho một chuyến đi. Sáng nay mát mẻ và yên bình, vừa bước khỏi xe, chất an lành của Bagan đã như thấm vào da thịt. 4 cô gái thắc mắc: không biết di chuyển bằng xe đạp, xe đạp điện, hay xe ngựa trên phố cổ này thì thú vị như thế nào nhỉ?

Buổi sớm ở chùa Shwezigon (Bagan)

Đường vào phố cổ rộng thênh, cây xanh mát rười rượi. Chúng tôi dừng lại mua vé, 20 USD cho một người nước ngoài. Các di tích nơi này dễ khiến cho người ta thấy cảm giác bị bỏ không.
Lần này tôi đi, lòng những muốn hiểu nhiều về cuộc sống thường nhật của người Miến. Ghé tạp hóa bên đường mua vài món đồ linh tinh, rồi tìm một quán ăn bình dân nhất cho bữa sáng. Bánh bao hơi ngọt, miếng quẩy to, tô mì gần giống như hủ tiếu mì cho thêm đậu cô ve cắt khúc, và vài tách trà sữa nóng.
Có lẽ nơi này nấu ăn nhiều cho khách phương xa nên mùi vị Burma nhạt đi chút rồi. Quán dựng lên từ những cây gỗ đã cũ, ba mặt vách gần như trống không, tờ giấy A4 in đen trắng ép nhựa cũng đã cũ ghi “Free wifi”. Tự dưng tôi thấy sự tập tễnh làm du lịch của họ thật đáng yêu.
Thành phố cổ Bagan hiện nay trải rộng trên diện tích hàng chục km 2 , bao gồm những kiến trúc chùa tháp còn lại được giữ gìn, so với khối tài sản văn hóa đồ sộ gồm hơn 10.000 chùa chiền, tu viện của thành phố Bagan thuộc vương quốc Pagan cổ xưa thì chỉ là một phần nhỏ nhoi.
Phát triển phồn thịnh vào giai đoạn thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13, vùng đồng bằng miền trung Myanmar này từng là trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo của vương quốc Pagan. Nơi đây cũng là nơi đất Phật linh thiêng mà các tín đồ Phật giáo hướng về, tịnh tâm, nghiên cứu Phật học, và các khoa học chiêm tinh, y học, giả kim…
Gần 7 giờ sáng, nơi chúng tôi đến thăm đầu tiên là chùa Shwezigon được vua Anwrahta cho xây dựng từ thế kỷ 11 để cất giữ xá lợi Phật. Sớm, nền đất ngoài khuôn viên chùa còn ẩm ướt, chúng tôi để lại giày tất trên xe, bước chân nhói lên vì những viên sỏi nhọn.
Dù chùa Shwezigon trông giống như mô hình thu nhỏ của Shwedagon nhưng cảm giác bao trùm lên chúng tôi khác lắm, một dáng vẻ tĩnh lặng, cổ kính, cách xa phố thị xô bồ. Nếu để so sánh, Shwedagon cũng như Potanla (Tây Tạng) là vị thầy tu cao đạo giữa thế tục, còn Shwezigon giống như Tashihunpo Monastery (Tây Tạng) là một vị cư sĩ giản dị.
Người dân Bagan liệu có đến viếng tất cả chùa chiền còn lại nơi đây trong cuộc đời của mỗi người họ không? Và có bao nhiêu khách thập phương nhen nhóm một suy nghĩ như vậy? Riêng chúng tôi những kẻ qua đường hôm nay, chỉ mong có một chữ duyên, đẹp nhất có thể ở miền đất này.
Nói về số lượng chùa chiền ở Myanmar, có một bài thơ cổ rất ngắn thôi, nhưng chứa đựng nhiều thâm ý và cả khoa học chiêm tinh bên trong, giúp gợi nhớ chính xác về số lượng 4.446.733 ngôi đền chùa!
Chúng tôi đến thăm ngôi chùa thứ hai Bagan có tên Ogupyutgyi, riêng tôi gọi là The Painting Pagoda, để cho dễ nhớ. Ngôi chùa có dáng vẻ và diện tích khiêm tốn, trước mặt chánh điện là một người gác cửa già. Chúng tôi bái Phật xong nhìn quanh, trên trần chi chít những hình vẽ xưa cổ, mà sắc màu đã phai theo thời gian.
Ngôi chùa được xây dựng từ rất nhiều năm trước, đã hầu như bị lãng quên theo thời kỳ Bagan suy tàn. Khoảng cuối những năm 1700, ngôi chùa được một người phương Tây phát hiện và sau đó được bảo tồn, giới thiệu trở lại, đến nay vẫn thu hút khách thập phương bởi những biểu tượng hình vẽ rất đặc trưng.
Chúng tôi im lặng đi một vòng theo chiều kim đồng hồ bái Phật các mặt điện. Nền gạch đất ẩm mát, vách tường nhẵn lạnh như thấm qua gang bàn chân, lòng bàn tay. Quả thật muốn ghi nhớ sâu sắc từng khoảnh khắc trải nghiệm này, bởi kiếp người ngắn lắm mà thế giới rộng lớn, biết bao giờ tôi có thể giẫm lại trên bước chân mình qua hôm nay!
Đã gần 9 giờ sáng, cái tên tiếp theo được thông báo là Bulalthe. Thật không thể nào viết ra cho được, tôi phải nhờ Mya giúp đỡ mình và cũng hồi hộp chờ đến lúc nhìn thấy ngôi chùa mới. Đường không xa mấy, nhưng cá là tôi sẽ đi lạc, nếu chỉ có một tấm bản đồ. Bulalthe đúng ra là một ngọn tháp nhỏ.
Chúng tôi leo tháp mà cứ như đang bò, khi lên hết tầng thứ nhất rồi, mới kịp nhìn rõ ra tứ bề không lan can, lòng đã hơi sờ sợ, nhưng vẫn quyết tâm leo lên tiếp.
Thêm một tầng nữa, rồi một tầng nữa, phù, cuối cùng cũng đến nơi rồi. Chúng tôi quay đầu nhìn lại chân tháp và ôi thôi, giữa buổi sáng còn mát mà tay ướt đẫm mồ hôi. Thật ra là không cao mấy đâu, từ đây vẫn thấy chiếc ôtô phía dưới còn to như cái dù. Vấn đề ở chỗ bệ tháp chỉ có bề ngang rộng hơn một bước chân, nền đất xây đã lâu và y như hai tầng phía dưới, không có lan can hay rào chắn bảo vệ gì.
Sau hết một lúc lấy lại bình tĩnh, nhìn ra xung quanh thấy Bagan đẹp biết bao, khắp một lượt đất bằng phẳng, phủ đầy cây xanh và xa gần vươn lên những đỉnh tháp chùa màu vàng, màu đất nâu cổ kính.
Cái đẹp thật biết xua đuổi nỗi sợ, và chúng tôi đã bắt đầu cười được tươi, cho những bức hình có một không hai tại nơi này. Tuy nhiên khó khăn thật sự chính là nằm trên đường đi xuống. Tôi không thể nhớ được mình đã làm điều đó như thế nào! Cứ gọi là tổng hợp các thể loại bò trườn la khóc gì đấy.
Tháng 7, Burma đã vào mùa mưa nhưng thời tiết vẫn còn oi nóng. Khoảng 10 giờ, chúng tôi ghé thăm Sulamani. Nắng nóng lắm và chỉ có tôi cùng Mya quyết định vào bên trong. Nơi này trông vắng vẻ, mái gạch đất lặng lẽ in lên nền trời xanh, giữa những tán cây già, như một chứng nhân của một thời kỳ dài thịnh phát và suy tàn.
Sulamani là ngôi đền được vua Narapatisithu xây dựng năm 1183, khác biệt với những ngôi đền khác ở những bức tranh rất tinh xảo được trang trí trên tường, trên trần phía bên trong ngôi đền nhưng nay đã không còn rõ nữa. Thật tiếc vì tôi không có đầy đủ tài liệu để am hiểu trọn vẹn từng nơi mình đến thăm, chỉ có thể cảm nhận và cất giấu vào một ngăn ký ức trang trọng riêng mình.

Trưa vắng Sulamani

Chú bọ đỏ ven lối vào chùa

Lối đi lát đá dẫn vào điện bỗng xuất hiện một con bọ nhỏ, toàn thân đỏ tươi. Tôi và Mya vừa thích thú vừa thấy sợ. Đang giải thích với em rằng trong tự nhiên những con côn trùng màu sắc sặc sỡ thường có độc nguy hiểm, thì một bác bảo vệ luống tuổi bước tới, trấn an bọn tôi rằng con vật không nguy hiểm, và người gặp được nó là may mắn.
Như để chứng minh hùng hồn cho những gì mình nói, ông đưa tay đỡ cho con vật bò lên. Chúng tôi thấy thế không sợ nữa, bèn thử sờ vào nó, bộ lông măng đỏ mềm mịn như nhung. Ô kìa, có thêm một con bọ nữa, vậy là đủ may mắn cho hai chị em mình đấy Mya, tôi cười. Chúng tôi vào viếng phật, đi hết một vòng chạm tay lên bức vách, vốn được xây dựng bằng kỹ thuật xưa cũ, không cần xi măng mà vẫn bền theo tháng năm.
(còn tiếp)

Na Loan

Theo Thanh Niên – iHay

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

x