Hành trình đau đớn để được “sống thật” của những người chuyển giới

09/06/15, 18:45 Tin Tổng Hợp

VOV.VN – Giữa đau đớn thể xác và tinh thần, chàng trai đã quyết định chấp nhận đi chuyển giới để được là chính mình.

LTS: Việt Nam không cho phép thực hiện việc chuyển đổi giới tính. Thế nên, đến nay đã có khoảng 500 – 1.000 người ra nước ngoài chuyển giới và về sống ở Việt Nam, trong khi y học ở ta đã đủ khả năng thực hiện những ca phẫu thuật này. Việc này không chỉ gây tốn kém cho người có nhu cầu mà có thể nhiều người thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính “chui” tại các cơ sở không được cấp phép nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Hiện trên thế giới mới chỉ có hơn 20 quốc gia thừa nhận chuyển đổi giới tính, ở châu Á có 5 nước gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Thái Lan.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII (đang diễn ra tại Hà Nội), dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi do Quốc hội đưa ra lấy ý kiến người dân về vấn đề chuyển giới có 2 phương án. Thứ nhất không cho phép, không thừa nhận chuyển đối giới tính tại Việt Nam như lâu nay vẫn đang thực hiện. Thứ hai là trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể thực hiện việc chuyển đổi giới tính, được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Thừa nhận hay không thừa nhận chuyển đổi giới tính tại Việt Nam và hệ lụy của nó như thế nào? Phóng viên VOV.VN tiếp cận vấn đề này qua loạt bài: “Hành trình đau đớn tìm lại bản thân”

Bài 1: Chấp nhận đau đớn để được “sống thật”

“Em đã suy nghĩ rất nhiều về mọi thứ, lựa chọn giữa được và mất, giữa đau thể xác hay đau tinh thần, cuối cùng em đã quyết định chuyển giới để trở thành con gái, được sống thật với chính mình” – Đó là tâm sự của An Vi, tên thật là Trần Anh Vũ, 23 tuổi, quê Kiên Giang, người đã chuyển giới vào năm 2014. An Vi nói, giờ em cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều, được bạn bè khen nữ tính hơn, xinh hơn, có việc làm ổn định hơn sau khi chuyển giới. Tuy nhiên, đằng sau nụ cười của An Vi là chuỗi ngày đẫm nước mắt, cũng như những thách thức phía trước mà những người chuyển giới sẽ phải đối mặt.

An Vi tự tin hơn sau khi chuyển giới thành nữ

Hành trình đau đớn

Từ nhỏ, An Vi đã thích để tóc dài, làm dáng, ăn mặc điệu đà như con gái. Chứng kiến một người bạn cùng hoàn cảnh bị cô giáo “đố cả lớp bạn ấy là nam hay nữ”, khiến người bạn xấu hổ, bỏ học giữa chừng, An Vi cảm thấy sốc và tủi thân cho số phận trớ trêu kiểu “hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” của mình. Biết An Vi thích trở thành con gái, bố mẹ rất tức tối. Ban đầu, họ ra sức khuyên can, ngăn cản nhưng sau đó thấy “cậu con trai” không xoay chuyển, bố mẹ An Vi đành chấp nhận để con tự quyết định tương lai của mình.

18 tuổi, An Vi lên Sài Gòn kiếm việc làm và phải cắt đi mái tóc dài vì có người tuyển dụng nói rằng “đồ pê đê thì làm được việc gì!”. Trải qua nhiều công việc, từ phụ bán cà phê, làm trang phục cho đoàn làm phim… Sau này An Vi làm trong một công ty thời trang với tư cách là nhân viên kết cườm, đó cũng là công việc nuôi sống An Vi cho đến tận bây giờ.

An Vi kể: “Khi vào công ty làm việc em vẫn là một cậu nhóc, sau đó mọi người đã hiểu về em và em mon men có ý định chuyển giới. Chiến thắng cuộc thi “Thế giới thứ 3 Next Top Angel 2012” là động lực giúp em muốn chuyển giới nhiều hơn. Em bắt đầu tìm hiểu liệu pháp hoóc môn từ các chị chuyển giới đi trước để sử dụng. Mũi đầu tiên đối với em đau lắm, xót lắm, liên tục bị ói nhưng vì muốn trở thành con gái nên em chấp nhận. Em còn sử dụng thuốc ngừa thai với liều lượng cao để mau nữ tính hơn. Sau quá trình sử dụng thuốc, cơ thể em thay đổi khiến em mừng rơi nước mắt”.

Có người bảo An Vi là cứ chuyển giới, nếu không thích thì sau chuyển lại, nhưng điều này không thể và nếu có thì vô cùng tốn kém và đau đớn. Trên thực tế, những người như An Vi muốn được “sống thật” như một người con gái. Đầu năm 2014, An Vi quyết định sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới tại một bệnh viên tư giá rẻ. Sau những tháng ngày chịu đau đớn, hạnh phúc đã mỉm cười với An Vi trên hình hài mới.

“Công việc trở nên tốt hơn sau khi em chuyển giới. Bố là người đầu tiên gọi điện chúc mừng ngày 8/3. Mẹ vẫn sốc nhưng tạm thời không nói gì, chỉ nhắn nhủ em là cứ sống tốt, sống thật với chính mình. Bạn bè khen em xinh hơn, nữ tính hơn, em mừng lắm. Đối với một người chuyển giới như em, được gia đình, bạn bè chấp nhận là điều hạnh phúc nhất” – An Vi nói.

Bị từ chối lên máy bay…

Bị từ chối lên máy bay, không thể giao dịch ngân hàng, đi khám nghĩa vụ quân sự… là những rắc rối mà những người chuyển giới gặp phải. Đối với An Vi, bên ngoài hình hài là một cô gái, những giấy tờ tùy thân từ chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe… vẫn là Trần Anh Vũ, giới tính Nam.

Các thành viên trong một ngày hội dành cho người chuyển giới tại Hà Nội tháng 5 vừa qua

An Vi chia sẻ: “Em may mắn được gia đình yêu thương, bạn bè, đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ nhau. Còn xã hội thì nghĩ gì về những người chuyển giới? Xã hội hiện nay đã có cái nhìn tốt hơn về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) nói chung, người chuyển giới nói riêng. Em chuyển giới nhưng cũng là con người, cần sự yêu thương, sự quan tâm, muốn được chăm sóc và quyền được nói tiếng nói của cộng đồng mình. Những người chuyển giới hiện nay đang sống và làm việc như bao người khác, họ sống tốt hơn, chia sẻ nhiều hơn và luôn mong muốn được mọi người chấp nhận”.

Với An Vi, “chấp nhận” ở đây không chỉ dừng lại ở việc không kỳ thị, không xa lánh mà họ cần luật pháp bảo vệ và cho người chuyển giới được đổi tên trên giấy tờ. “Em thấy đây là vấn đề cần giải quyết trước nhất. Cái tên sẽ giúp người chuyển giới tự tin hơn khi giao tiếp, đi xin việc làm; đến những nơi như ngân hàng, bệnh viện, sân bay sẽ dễ dàng và bình đẳng như bao người khác. Bởi nhiều cơ quan chức năng cứ thắc mắc là bên ngoài là nữ sao chứng minh thư lại tên con trai?” – An Vi đề xuất.

Phận người “vô hình”?

Theo những người chuyển giới, do gặp rắc rối về mặt pháp lý nên họ gặp khó khăn khi đi xin việc làm. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng cướp bóc, trấn lột, mại dâm do người chuyển giới gây ra, khiến xã hội có cái nhìn thiếu thiện chí với người chuyển giới. Khi người chuyển giới không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn, sẽ gây ra những tổn thương về tâm lý và không làm giảm được kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội.

Bên cạnh đó, người đã đi nước ngoài hoặc phẫu thuật “chui” để chuyển đổi giới tính thì không được công nhận nhân thân, giới tính mới khi trở về Việt Nam. Họ trở thành “người vô hình” sống ngoài sự thừa nhận của pháp luật. Giấy tờ nhân thân không khớp với tình trạng cơ thể thực tế gây khó khăn cho các giao dịch, cuộc sống thường ngày, bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp vì không được bảo vệ như trong tội phạm hiếp dâm, tạm giam tạm giữ, đăng ký hộ tịch, kết hôn… Một bộ phận công dân nằm ngoài sự quản lý của hộ tịch.

Theo An Vi, người chuyển giới gặp muôn vàn khó khăn trong quá trình hậu phẫu và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Với chi phí ước tính khoảng 1 triệu đồng cho một tháng tiêm hoóc môn đến suốt đời, họ cần có việc làm, thu nhập để kiếm tiền. Trong khi đó, nguồn hoóc môn này hoàn toàn trôi nổi; người chuyển giới tự tìm kiếm mua và tự chích thuốc, mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế. An Vi và những người chuyển giới đã từng tìm đến một số cơ sở y tế để được tư vấn nhưng đều bị từ chối vì xét về mặt pháp lý, các nhân viên y tế đã làm đúng chức trách của mình.

Bản thân An Vi đã từng tham gia một số hội thảo do Bộ Y tế tổ chức và được trình bày về quá trình chích hoóc môn. An Vi chia sẻ: “Ngoài việc cần thiết đổi lại giới tính trên cơ sở luật pháp, người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình hậu phẫu. Một số người kiếm được tiền ra nước ngoài thay đổi con người mình, nhưng khi về nước bệnh viện từ chối không tiếp nhận. Chúng tôi cần một cơ sở y tế có kiến thức dành riêng cho người chuyển giới để được thăm khám, tư vấn, không bị nguy hiểm sau phẫu thuật. Chúng tôi cũng là con người, sống trong cùng một xã hội thì sao tại sao có sự phân biệt như vậy?”./.

Khảo sát năm 2014 trên 219 người về nhu cầu pháp lý của người chuyển giới, do iSEE, UNDP, USAID cho thấy: Hơn 80% người chuyển giới không hài lòng với tên gọi khai sinh của mình và hơn 60% gặp khó khăn với tên gọi đó. Có tới 86,3% người chuyển giới muốn được thay đổi tên gọi trên giấy tờ với 86,6% nghĩ rằng cần được đổi tên mà không bắt buộc phải trải qua phẫu thuật thay đổi giới tính.

Theo VOV Online

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x