Hàng hóa bạn đang dùng có đến từ “công xưởng đen” ở Trung Quốc không?
Tại Trung Quốc, Tổng Giám đốc một số công ty còn có công việc thứ hai, đó là điều hành các nhà tù địa phương. Nhân viên của họ là những tù nhân làm việc bên trong phòng giam, bao gồm cả những tù nhân lương tâm.
Lưu Thế Anh – một trong những tù nhân lao động Trung Quốc trốn thoát sang Mỹ, đã kể lại câu chuyện đáng sợ bên trong các trại giam. Mặc dù đã đến Mỹ được 4 năm, nhưng các ký ức kinh hoàng về những năm tháng bị giam cầm và cưỡng bức lao động ở Trung Quốc của bà vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua.
Bên trong trại giam
Tại nơi bà Lưu từng bị giam giữ, mỗi ngày một tù nhân phải gói được ít nhất 10.000 đôi đũa, và phải xếp đầy một túi lớn được quy định sẵn.
Không chỉ vậy, bà Lưu và các tù nhân khác còn phải dệt áo len và khăn quàng cổ, họ phải từ 50-60 giờ một tuần, thậm chí không được nghỉ ngơi nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao trước đó.
Bà Lưu cho biết, một số người đan áo len rất chậm, họ phải thức cả đêm để hoàn thành công việc, và tất nhiên không thể nghỉ ngơi thậm chí là chợp mắt một chút. Nếu dám lơ là, họ sẽ bị cai ngục đánh đập không nương tay.
Mặc dù phải lao động rất vất vả, nhưng các tù nhân nơi đây chỉ được trả không đến 1 đôla cho mỗi tháng. Những sản phẩm làm ra sẽ được đi xuất khẩu ra thế giới, nhưng không rõ chúng được xuất khẩu đến quốc gia nào vì đó là tối mật, các tù nhân không được phép biết điều đó.
“Nhà tù rất khép kín, trong đó che giấu rất nhiều bí mật. Bạn không được phép nói về nó. Nơi đó, ngay cả giao tiếp bằng mắt cũng không được, trò chuyện lại càng không thể”, bà Lưu cho biết.
Bị bức hại chỉ vì từ chối làm người xấu?
Không giống như những tù nhân khác, bà Lưu bị kết án chỉ vì tín ngưỡng của mình. Bà là một học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định, nâng cao thể chất lẫn tinh thần. Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.
Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.
Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.
Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.
Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho đất nước những giá trị đạo đức ngày càng tốt hơn.
Nhiều học viên đã không màn an nguy đến tính mạng, hàng ngày không quản mưa gió và bị truy lùng bởi cảnh sát Trung Quốc, họ bước ra nói lên sự thật với con người thế gian về sự vu khống trắng trợn, để người dân Đại lục và trên thế giới biết rõ chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, bức hại vẫn chưa chấm dứt, các học viên vẫn bị truy lùng bởi chính quyền tà ác, bị biệt giam, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng, phục vụ cho ngành buôn bán, cấy ghép tạng của ĐCSTQ.
Bà Lưu là một trong hàng nghìn học viên rơi vào bàn tay của những cảnh sát tàn ác. Bên trong nhà tù, có những lúc bà cảm thấy như kiệt sức, nhưng vẫn bị buộc phải làm việc, nếu không thì sẽ phải hứng chịu các trận đòn hung bạo.
“Thời gian đó, nó rất khó khăn đối với tôi. Tôi đã thật sự kiệt sức”, bà chia sẻ.
Doanh nghiệp Trung Quốc liên kết với các trại cưỡng bức lao động
Phía Tây Nam Tứ Xuyên – Trung Quốc. Phó chánh văn phòng giám sát các nhà tù nơi đó cũng là tổng giám đốc của Sichuan Keqiang – một công ty dịch vụ. Họ sản xuất quần áo và kinh doanh bất động sản.
Sichuan Keqiang có 43 công ty con, mỗi công ty quản lý một nhà tù khác nhau ở Tứ Xuyên. Nhưng đó không phải là tỉnh duy nhất có những hệ thống “công ty nhà tù” như thế này.
Một báo cáo nhân quyền năm 2019 cho thấy, đại diện hợp pháp của hơn 2/3 công ty nhà tù của Trung Quốc, đồng thời cũng là người đứng đầu hoặc cục quản lý nhà tù địa phương đó.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, hàng nhập khẩu do lao động cưỡng bức là bất hợp pháp. Nhưng rất khó để các công ty nước ngoài giải trình với chính phủ khi thiếu sự minh bạch về thông tin.
Việt Anh (t/h)